Khuyến khích vật chất đối với giảng viên nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 99 - 100)

9. Kết cấu của đề tài

3.2. Một số giải pháp

3.2.5. Khuyến khích vật chất đối với giảng viên nghiên cứu khoa học

Theo kết quả điều tra mẫu các GV ở chương II thì có 21% GV cảm thấy “Khơng đồng ý” rằng thu nhập từ NCKH phù hợp với năng lực và đóng góp của giảng viên, và có tới 26.2% ý kiến từ rất không đồng ý tới không đồng ý rằng mức thưởng trong NCKH xứng đáng với năng lực, mức độ nỗ lực và kinh nghiệm nghiên cứu của giảng viên. Qua kết quả đó, nhóm tác giả cho rằng mục tiêu trước mắt và hết sức cần thiết để Nhà trường tạo ĐL làm việc cho các GV chính là việc tăng cường các cơng cụ tạo ĐL vật chất. Cụ thể, nhóm tác giả đề xuất một số điều chỉnh về tài chính để phù hợp với tình hình thực tế và tạo ĐL làm việc cho GV:

Một là, nhà trường cần đưa ra các tiêu chí đánh giá xác định tăng lương cho giảng viên căn cứ từ thành quả từ đầu ra của hoạt động nghiên cứu (sản phẩm nghiên cứu khoa học).

Hai là, Chế độ thanh toán tiền cho GV trong hoạt động NCKH, Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường đã có sự điều chỉnh xong chưa xát với điều kiện tình hình lạm phát như hiện nay. Nhà trường cần có sự điều chỉnh nâng cao các khoản thu nhập như kinh phí ngồi Hội đồng, viết báo cáo, viết tham luận, viết giáo trình, tập bài giảng… để giảng viên có động lực hơn khi tham gia các hoạt động NCKH. Đặc biệt, cần có chính sách tài chính trong cơng bố quốc tế hiệu quả hơn để giảng viên có thêm thu nhập về cơng bố quốc tế chứ không phải như

hiện nay chi phí cho cơng bố quốc tế cao hơn phần thưởng tài chính được nhận. Nhà trường cần khuyến khích những nhà nghiên cứu trẻ có thể cơng bố nhiều kết quả nghiên cứu thông qua việc tăng cường mức tài trợ; hỗ trợ kinh phí khi có bài cơng bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus.

Ba là, Nhà trường cần tạo ra một quỹ phục vụ cho việc NCKH, tăng cường các trang thiết bị để phục vụ tốt cơng tác này. Quỹ tài chính sẽ dùng đầu tư cho những đề tài mang tính khả thi, đem lại nguồn thu cho nhà trường và hỗ trợ thu nhập cho GV.

Bốn là, Cải thiện hệ thống phần thưởng phù hợp với mục tiêu của giảng viên. Trong đó, nhóm tác giả đề xuất một số biện pháp sau:

+ Xây dựng một quy chế khen thưởng phù hợp và có đủ hấp dẫn để kích thích cho GV. Các phần thưởng phải có giá trị cao với giảng viên. Công tác khen thưởng phải thực sự công bằng và dựa trên kết quả thực hiện công việc, bổ sung thêm các tiêu chí trong hoạt động NCKH. Căn cứ xếp loại đánh giá giảng viên mà có các mức thưởng khác nhau cho tập thể và các cá nhân.

+ Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức khen thưởng với các thành tựu NCKH của giảng viên: thưởng nóng, tổ chức tổng kết thi đua khen thưởng, thưởng bằng tiền mặt, hiện vật. Có thể thưởng bằng các học bổng là các khóa đào tạo chuyên sâu về chuyên môn...

+ Các định mức khen thưởng trong NCKH hiện nay là chưa phù hợp, mức thưởng hiện nay là thấp và chưa thực sự tạo sự kích thích. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao như hiện nay thì giá trị phần thưởng cần được nâng lên để đảm bảo nó tạo được sự hứng khởi cho GV, để họ cảm thấy xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra.

+ Quyết đinh khen thưởng cần được đưa ra kịp thời đúng lúc, đúng đối tượng để tạo ĐL cho GV.

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)