Thực trạng chính sách tạo động lực nghiên cứu khoa học đối vớ

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 47 - 59)

9. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng nghiên cứu khoa học và chính sách tạo động lực nghiên

2.2.2. Thực trạng chính sách tạo động lực nghiên cứu khoa học đối vớ

nhiều lĩnh vực đa dạng, phong phú. Có thể thấy đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang dần khẳng định được uy tín của bản thân trong các lĩnh vực nghiên cứu, góp phần xây dựng cơng tác nghiên cứu khoa học của nhà trường thêm vững mạnh.

2.2.2. Thực trạng chính sách tạo động lực nghiên cứu khoa học đối với giảng viên giảng viên

Theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ làm việc đối với GV, GV mỗi năm phải đảm bảo 900 giờ giảng dạy, 500 giờ NCKH; phó giáo sư và GV chính là 900 giờ giảng dạy, 600 giờ NCKH; giáo sư và GV cao cấp là 900 giờ giảng dạy, 700 giờ NCKH. NCKH được xem là nhiệm vụ bắt buộc và là một tiêu chí đánh giá kết quả làm việc của GV. Tuy nhiên, hoạt động NCKH của giảng viên vẫn đang rất ít được quan tâm, bản thân giảng viên chưa thật sự chú trọng, nhiêm túc trong hoạt động này, NCKH chưa diễn ra đồng đều và vẫn đang chỉ tập trung ở một phần nhỏ quy mô giảng viên tại các trường Đại học.

Theo quy định mới tại Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào, kể từ ngày 25/3/2015, thời gian làm việc của GV thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ và được xác định theo năm học, định mức giờ chuẩn cho GV trong một năm học là 270 giờ chuẩn, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp trên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định. Tổng quỹ thời gian làm việc của GV trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, NCKH, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác trong nhà trường là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định. GV phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH, mỗi năm GV phải hoàn thành nhiệm vụ NCKH được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí cơng việc đang đảm nhiệm, kết quả NCKH được đánh giá thông qua các sản phẩm NCKH cụ thể, tối thiểu là một đề tài NCKH cấp cơ sở hoặc tương đương được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được cơng bố trên tạp chí khoa học có phản biện hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học chuyên ngành. GV trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện tối đa 50% định mức giờ chuẩn quy định.

Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ thực tế do các cán bộ GV trong các cơ sở giáo dục đại học đảm nhận song song hai nhiệm vụ; tuy nhiên, với mỗi vị trí, phịng ban chức năng khác nhau, thời gian phân bổ cho hai nhiệm vụ này của các cán bộ, GV rất khác nhau nên ngày 27/7/2020, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc của GV cơ sở giáo dục đại học thay thế Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT. Thông tư mới không quy định cứng định mức giờ chuẩn của GV trong một năm học mà xác định độ giãn từ 200 đến 350 giờ chuẩn giảng dạy, theo đó các cơ sở giáo dục đại học có nhiều quyền tự chủ hơn để quy định cụ thể trong phạm vi cho phép về định mức giờ chuẩn, quy đổi ra giờ chuẩn và nhiệm vụ NCKH theo định hướng hoạt động của cơ sở GDĐH. Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động NCKH đối với các GV trong trường.

Nhà trường tiếp tục triển khai văn bản pháp luật của Nhà nước về KH&CN như Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi năm 2013; Luật giáo dục đại học sửa đổi năm 2018; Nghị định 99/2014/NĐ-CP ngày 25/10/2014 của Chính phủ Quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KH&CN trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 22/11/TT-BGDĐT ngày 30/5/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 19/2012 ngày 01/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về hoạt động khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học; Thông tư số 20/2020/TT- BGD&ĐT ngày 27/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên; Quyết định số 911/QĐ-BNV ngày 28/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế Quản lý hoạt động KH&CN của Bộ Nội vụ (thay thế cho Quyết định số 1069/QĐ-BNV ngày 10/12/2019); Quyết định số 1585/QĐ-BNV ngày 16/10/ 2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN của ngành Nội vụ giai đoạn 2015-2025.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện phát triển năng lực và tạo ĐLNCKH cho đội ngũ giảng viên trong trường, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đưa ra những chính sách, nhằm tạo ĐLNCKH cho đội ngũ giảng viên, có thể kể đến một số văn bản nổi bật sau:

2.2.2.1. Về các chính sách tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên thơng qua khuyến khích tài chính

Chính sách hỗ trợ kinh phí thực hiện cơng trình nghiên cứu khoa học

Để có một chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học một cách đồng bộ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ban hành “Quy chế quản lý tài chính nội bộ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ -

HĐT ngày 05 tháng 01 năm 2021 của Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội); “Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ” (Ban hành kèm theo quyết định số 1692/QĐ-ĐHNV ngày 17/9/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) để làm căn cứ quản lý, tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động NCKH của Trường. Trong quy chế đã nêu rõ các quy định hỗ trợ kinh phí thực hiện các cơng trình NCKH như sau:

- Định mức và thanh toán định mức NCKH cho giảng viên và viên chức trong Nhà trường (Điều 7 Quy chế).

- Nguồn kinh phí; thủ tục thanh tốn kinh phí cho hoạt động khoa học và công nghệ (Chương 9 của Quy chế);

- Khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (Điều 56 và Điều 57 thuộc Chương 10 của Quy chế).

Như vậy, Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động KH&CN mà ĐHNVHN đã ban hành và làm căn cứ quản lý hoạt động NCKH tương đối cụ thể, rõ ràng. Điều này góp phần giúp cho các chính sách khuyến khích về vật chất đối với hoạt động NCKH trở nên hiệu quả đem lại những lợi ích nhất định trong việc tạo ĐLNCKH cho đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Chính sách hỗ trợ kinh phí viết bài quốc tế

Ngày 06/4/2022 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ban hành Quy định về hỗ trợ kinh phí cơng bố quốc tế. Nhà trường hỗ trợ các giảng viên nghiên cứu viết và có bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế hoặc tạp chí đạt chuẩn SCOPUS, cụ thể như sau:

* Tiêu chí khen thưởng:

- Bài viết được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI/SCOPUS, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đứng tên số 1.

- Tác giả chính của bài viết là viên chức, người lao động cơ hữu thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Nội dung bài viết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng của Nhà trường

* Mức chi khen thưởng:

Bảng 2.5: Mức chi khen thưởng bài báo quốc tế TT Số lượng thành viên

tham gia Mức chi

1 01 thành viên 15.000.000 đồng/người

2 02 thành viên - Thành viên chính: 12.000.000 đồng/người - Thành viên cịn lại: 3.000.000 đồng/người

3 03 03 thành viên - Thành viên chính: 9.000.000 đồng/người - Thành viên cịn lại: 3.000.000 đồng/người

4 Từ 04 thành viên trở lên

- Thành viên chính: 7.500.000 đồng/người - Thành viên cịn lại: 7.500.000 đồng/người (Thành viên chính quyết định tỷ lệ phân bổ cho từng thành viên)

(Nguồn: Quyết định số 2308/QĐ-ĐHNV ngày 2 tháng 12 năm 2021)

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ xem xét hỗ trợ cho cơng trình cơng bố trên các tạp chí uy tín quốc tế thuộc danh mục ISI, Scopus… Tổ chuyên gia, hội đồng tư vấn chuyên mơn xem xét về chất lượng, giá trị cơng trình để đề xuất hỗ trợ kinh phí. Đây là một chính sách rất đổi mới, thể hiện sự quan tâm và quyết tâm lãnh đạo Nhà trường trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là những nghiên cứu được xuất bản, công bố quốc tế. Việc thực hiện các cơng trình khoa học được cơng bố quốc tế là để đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại, là một bằng chứng cho thấy chất xám của giảng viên được ghi nhận và cung cấp một hàm lượng kiến thức để góp vào nguồn tri thức của nhân loại giúp nâng cao vị thế trong giới khoa học của bản thân giảng viên cũng như của nhà trường.

Bên cạnh các chính sách trên, Nhà trường cũng có những chính sách hỗ trợ cho các nghiên cứu sinh đi học tập và có cam kết phục vụ Nhà trường, được điều chỉnh

2.2.2.2. Về các chính sách tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên thơng qua kích thích phi tài chính

Thông qua đánh giá thực hiện công việc

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hàng năm đều triển khai đánh giá thực hiện công việc, xếp loại chất lượng viên chức hàng năm. Trong số các tiêu chí đánh giá, mức độ hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên đóng vai trò quan trọng.

Đối với đánh giá tháng: Viên chức, người lao động có bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/SCOPUS hoặc tham gia viết sách do Nxb có chỉ số ISI/SCOPUS/ISBN xuất bản hoặc chủ nhiệm đề tài, đề án, dự án cấp Trường trở lên đã nghiệm thu đúng thời hạn, đạt loại khá trở lên hoặc tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH đạt giải cấp Trường trở lên hoặc bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ theo quy chế của cơ sở đào tạo (tính vào tháng đã được công nhận).

Đối với đánh giá năm: Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giảng viên cần đạt loại A cho tất cả các tiêu chí. Trong đó, tiêu chí về nhiệm vụ NCKH được định lượng cụ thể như sau: Hoàn thành từ 130% định mức giờ NCKH trở lên (chỉ tính quy đổi từ các sản phẩm khoa học) và khơng nợ đọng đề tài, giáo trình, tập bài giảng, các nhiệm vụ KH&CN khác nếu không do yếu tố khách quan, bất khả kháng được cấp có thẩm qùn cơng nhận.

Như vậy, có thể thấy các quy định về đánh giá, phân loại viên chức, người lao động tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ln quan tâm và có chỉ tiêu định lượng cụ thể tới nhiệm vụ NCKH của giảng viên. Điều này là một tín hiệu đáng mừng thể hiện nỗ lực của nhà trường trong việc khuyến khích, động viên và tạo cơ hội cho giảng viên ý thức rõ giữa nhiệm vụ nghiên cứu với trách nhiệm trong cơng việc.

Thơng qua thi đua khen thưởng

Chính sách thi đua khen thưởng luôn được nhà trường lưu ý, quan tâm, đặc biệt, luôn gắn liền với hai nhiệm vụ lớn của giảng viên là giảng dạy và NCKH. Đây là một động lực lớn để giảng viên nỗ lực hơn trên con đường học thuật của mình. Các tiêu chuẩn khen thưởng ln có những tiêu chí quan trọng liên quan đến nhiệm vụ NCKH của giảng viên, cụ thể như:

Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm trong số các cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

2. Có một trong các tiêu chuẩn sau được hội đồng, cấp có thẩm qùn cơng nhận:

a) Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác;

b) Chủ nhiệm, thành viên đề tài NCKH cấp Bộ hoặc chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Trường. Đề tài đã nghiệm thu;

c) Biên soạn giáo trình hoặc tập bài giảng đã nghiệm thu;

d) 01 bài báo khoa học quốc tế hoặc 02 bài báo khoa học được cơng bố trên các tạp chí do Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đưa vào danh mục các tạp chí khoa học được tính điểm;

đ) Có số giờ NCKH vượt 5 lần định mức quy định.

Đây là một sự khích lệ lớn đối với giảng viên để họ nỗ lực hơn trên con đường học thuật, là phần thưởng và sự ghi nhận xứng đáng cho những kết quả NCKH mà giảng viên đạt được trong năm. Bên cạnh đó, danh hiệu thi đua cịn là căn cứ quan trọng, là điều kiện để kích thích ĐLNCKH của giảng viên thơng qua cơng cụ tài chính.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng

Giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của giảng viên. Chúng có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau; nếu chỉ chú tâm thực hiện một trong hai nhiệm vụ, người GV chưa thực sự hồn thành chức trách của mình. Nếu NCKH có hiệu quả sẽ giúp GV nâng cao trình độ, kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự làm việc; nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp và cơng tác chun mơn; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, vị thế và uy tín của Học viện. Mặt khác, thơng qua NCKH, GV cũng từng bước hình thành những tố chất, bản lĩnh của nhà khoa học.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác NCKH, trong những năm gần đây, việc tạo ĐLNCKH đã được nhà trường xác định là một trong những hoạt động chủ yếu để nâng cao chất lượng đội ngũ GV; đồng thời, nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường nói chung, các Khoa nói riêng. Bởi thế, bồi dưỡng năng lực NCKH cho GV mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, yêu cầu xây dựng đội ngũ nhà giáo là vấn đề vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài. Nhận thấy được tầm quan trọng của bồi dưỡng, đào tạo năng lực nghiên cứu khoa học trong việc tạo ĐLNCKH cho đội ngũ giảng viên, nhà trường đã xây dựng và tổ chức các khóa bồi dưỡng phát triển kỹ năng NCKH cho giảng viên. Các khóa bồi dưỡng đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích đến từ những chuyên gia đầu ngành trong hoạt động NCKH, là mơi trường trao đổi học tḥt hữu ích cho người học. Sau khóa học, giảng viên đã được cung cấp thêm nhiều kỹ năng, phương pháp nghiên cứu hoa học mới, làm rõ các nội hàm trong học thuật để nâng cao hơn nữa trình độ chun mơn, tạo một động lực lớn cho giảng viên đam mê NCKH.

Thông qua cơ hội phát triển nghề nghiệp

Cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giảng viên thơng qua NCKH có thể kể đến các tiêu chuẩn nâng ngạch, các tiêu chuẩn để quy hoạch, bổ nhiệm, các tiêu chuẩn xét giáo sư, phó giáo sư, các cơ hội hợp tác quốc tế… Có thể thấy hiện nay vai trò của NCKH càng được quan tâm sâu sắc, thể hiện rõ qua những cơ hội thăng tiến của giảng viên đều gắn liền với các tiêu chuẩn về nhiệm vụ NCKH. Ví dụ như, tiêu chuẩn để xét thăng hạng từ giảng viên lên giảng viên chính cần có:

“Có bằng thạc sĩ trở lên; có thâm niên ở ngạch GV ít nhất 9 năm; sử dụng được một ngoại ngữ trong chun mơn ít nhất ở trình độ C; có đề án hoặc cơng trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường cơng nhận và được áp dụng có kết quả trong chun mơn” (Trích Khoản 6,7, Điều Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-

BGDĐT Quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 47 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)