Thực trạng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nộ

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 43 - 47)

9. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng nghiên cứu khoa học và chính sách tạo động lực nghiên

2.2.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nộ

nghiên cứu khoa học đối với giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.2.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Nội vụ Hà Nội

Trong khi trên quốc tế thành tích NCKH là tiêu chí hàng đầu để đánh giá chất lượng các trường đại học thì ở nước ta, xuất phát điểm của các trường đại học truyền thống dành ít sự quan tâm đến nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng đã phải đối mặt với thực trạng trên. Thời gian gần đây, do bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cơng cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số; sức ép của đánh giá, xếp hạng các trường đào tạo; sức ép

của cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học,... Tất cả điều đó đã thúc đẩy các trường đại học nói chung và trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói riêng quan tâm, đầu tư mạnh mẽ hơn cho hoạt động NCKH. Đối với Trường ĐHNVHN, điều này được thể hiện thông qua số liệu thống kê sau:

Bảng 2.4: Số lượng cơng trình NCKH tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (giai đoạn 2016-2021)

Nội dung Số lượng cơng trình qua các năm

2016 2017 2018 2019 2020 2021

Dự án cấp Bộ 1 1 1 1 1 0

Đề tài khoa học cấp Nhà

nước 1 0 0 0 0 0

Đề tài khoa học cấp Bộ 5 5 3 4 1 5

Đề tài NCKH cấp

Trường, cấp Khoa 11 15 8 9 8 9

Biên soạn Giáo trình, Tập bài giảng, Sách chuyên khảo

14 11 - 17 1 6

Hội thảo, Hội nghị khoa

học 6 25 29 35 24 26

Cơng trình cơng bố trên

tạp chí 172 120 128 189 286 290

(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học)

Giai đoạn 2016 - 2021, ĐHNVHN đã triển khai 01 đề tài khoa học cấp Quốc gia và 23 đề tài khoa học cấp Bộ (năm 2016: 5 đề tài, năm 2017: 5 đề tài, năm 2018: 3 đề tài, năm 2019: 4 đề tài, năm 2020: 1 đề tài; năm 2021: 5 đề tài). Xét riêng giai đoạn 2016 – 2020, so với giai đoạn 2011 – 2015, kết quả này tăng 18,75%. Nhìn chung, các đề tài NCKH cấp Bộ được triển khai bám sát những định hướng đề ra trong Chiến lược phát triển KH&CN ngành Nội vụ giai đoạn 2015 - 2025; Kế hoạch hoạt động KH&CN của Nhà trường. Chất lượng nhiều đề tài được đánh giá đạt kết quả tốt, góp phần cung cấp luận cứ, số liệu và giải pháp có tính khoa học và thực tiễn giúp cho một số đơn vị có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu, điều tra vào thực tiễn công tác quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ; phục vụ công tác đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, số lượng đề tài có sự giảm sút qua các năm, nếu như trong năm 2016 số lượng đề tài NCKH cấp Nhà

nước và cấp Bộ đạt 6 đề tài thì tới năm 2020, cịn số này giảm còn 1/6. Tuy năm 2021, kết quả được cải thiện, số lượng đề tài cấp Bộ bằng năm 2016 nhưng so với yêu cầu, kỳ vọng vẫn rất thấp. Điều này trực tiếp gây ảnh hưởng tới cơ hội của các giảng viên trong trường trong việc tiếp cận hoạt động NCKH

Về việc thực hiện Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Khoa

Giai đoạn 2016 - 2021, ĐHNVHN đã triển khai 57 đề tài NCKH cấp Trường (năm 2016: 10 đề tài, năm 2017: 15 đề tài, năm 2018: 08 đề tài, năm 2019: 08 đề tài, năm 2020: 06 đề tài; năm 2021: 8 đề tài), cấp Khoa (năm 2019: 1 đề tài, 2020: 1 đề tài; năm 2021: 1 đề tài). Xét riêng giai đoạn 2016 – 2020 tăng, số lượng đề tài cấp Trường và Khoa tăng 14% so với giai đoạn 2011-2015. Các đề tài NCKH cấp Trường, cấp Khoa cơ bản xuất phát từ yêu cầu thực tiễn phát triển của Nhà trường, của Khoa/Trung tâm/Phân hiệu. Các chủ nhiệm đề tài đã tích cực, chủ động hơn trong nghiên cứu, cố gắng hoàn thành đề tài đúng tiến độ. Nhìn chung, các đề tài tập trung vào các định hướng nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu các vấn đề phục vụ cho việc phát triển Nhà trường theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giai đoạn tới. Ưu tiên các đề tài về hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động tại các đơn vị trực thuộc;

- Nghiên cứu các lĩnh vực thuộc thế mạnh của Nhà trường, khuyến khích các nghiên cứu có tính liên ngành, hợp tác trong nước và quốc tế;

- Nghiên cứu các giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHNVHN nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện tại về chất lượng nguồn nhân lực;

-Nghiên cứu các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành Nội vụ

Một điều đáng khích lệ chính là việc mở rộng định hướng NCKH cho giảng viên từ năm 2019. Giảng viên đăng ký nghên cứu khoa học sẽ căn cứ từ góc độ, giới hạn tiếp cận của cơng trình nghiên cứu dự kiến của mình để lựa chọn khơng chỉ trong phạm vi cấp Trường mà còn cả phạm vi cấp Khoa. Sự đổi mới này sẽ khuyến khích giảng viên mở rộng ý tưởng và phạm vi nghiên cứu, đem tới nhiều sáng kiến và ĐLNCKH cho giảng viên trong trường.

Về biên soạn giáo trình, tập bài giảng và sách chuyên khảo

Trong những năm đầu đào tạo đại học, quan điểm của Ban Giám hiệu Nhà trường về việc chuẩn bị học liệu cho quá trình giảng dạy và học tập: đối với những học phần thuộc kiến thức giáo dục đại cương sẽ theo phương thức sử dụng chung giáo trình, tập bài giảng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cơ sở

giáo dục đại học đã có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo. Đối với các môn học cơ sở ngành, chuyên ngành sẽ triển khai biên soạn và xuất bản theo lộ trình để vừa đảm bảo về số lượng và thể hiện được đặc thù về học thuật của các ngành đào tạo đại học của ĐHNVHN.

Hiện tại, số lượng giáo trình, tập bài giảng và tài liệu giảng dạy của Trường biên soạn với số lượng còn hạn chế, do đó các học phần của Nhà trường sử dụng giáo trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam chiếm tỷ trọng gần 88%. Trong thời gian từ năm 2016 – 2021, ĐHNVHN đã triển khai biên soạn 49 giáo trình, tập bài giảng, sách chuyên khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy các học phần trình độ đại học và thạc sĩ của Nhà trường; xét trong giai đoạn 2016 – 2020 có sự gia tăng 115 % so với giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, phần lớn giảng viên trong trường tham gia biên soạn Tập bài giảng, đây là hướng đi phù hợp với sự phát triển của trường trong giai đoạn này. Tuy nhiên, trong tương lai nếu giảng viên và nhà trường khơng có sự thay đổi trong nhận thức về nâng cao hoạt động biên soạn giáo trình, tập bài giảng và sách chuyên khảo thì hệ quả sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển năng lực và cơ hội NCKH cho đội ngũ giảng viên.

Về tổ chức Hội thảo, Hội nghị Khoa học

Tổ chức Hội thảo, Hội nghị khoa học là một cơ hội tốt tạo sân chơi thảo luận, học hỏi chuyên môn cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Có thể thấy, đây là hoạt động đang được nhà trường quan tâm trong giai đoạn 2016 - 2021, khi mà số lượng Hội nghị, Hội thảo được tổ chức tại trường tăng nhanh từ 6 chương trình năm 2016 đến 35 chương trình năm 2019 và 24 chương trình năm 2020; 26 chương trình năm 2021. Xét riêng giai đoạn 2016 – 2020, ĐHNVHN tổ chức được 120 hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề, tăng 263 % so với giai đoạn 2011 - 2015. Các hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học đã thu hút sự quan tâm của nhiều giảng viên và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Kết quả thu được từ các cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề đã cung cấp nhiều cơ sở lý luận, thực tiễn thiết thực phục vụ cho các hoạt động của Nhà trường.

Về các báo cáo khoa học đăng tạp chí tính điểm

Trong giai đoạn năm 2016 - 2020, hoạt động nghiên cứu khoa học thể hiện thơng qua số lượng các cơng trình khoa học đăng tạp chí tính điểm có sự phát triển mạnh, trong đó, có 172 bài viết năm 2016, 218 bài viết năm 2017-2018, 219 bài

viết năm 2018-2019 và 286 bài viết năm 2019-2020. Từ năm 2016 tới giai đoạn năm 2019 - 2020 số lượng bài báo tăng đáng kể 66%. Hoạt động nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)