Về ưu điểm

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 83 - 85)

9. Kết cấu của đề tài

2.4. Một số nhận xét về động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

2.4.1. Về ưu điểm

Thứ nhất, xuất phát từ bản thân GV, có thể nhận thấy các giảng viên ĐHNVHN có ý thức và sự tích cực và chủ động nhất định trong việc thực hiện NCKH. Tuy số lượng các cơng trình NCKH đã cơng bố của GV chưa thực sự nhiều nhưng đã thể hiện nỗ lực của các giảng viên qua số lượng cơng trình NCKH tăng lên qua từng năm. Từ kết quả khảo sát cũng chứng minh đa phần

các GV thực hiện NCKH xuất phát từ lòng yêu nghề, từ danh dự nhà giáo và khơng chủ yếu vì lợi ích vật chất.

Thứ hai, về phía nhà trường, trong Đề án chiến lược phát triển Trường Đại học Nội vụ giai đoạn 2019-2025 và tầm nhìn đến 2035 đã khẳng định: “Nhận thức rõ phát triển khoa học, công nghệ cùng với giáo dục, đào tạo là động lực then chốt để phát triển nhanh và bền vững, Nhà trường luôn chú trọng, tăng cường đầu tư các nguồn lực để nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học”. Theo đó, các chính sách phát triển hoạt động KH&CN của nhà trường đã được hình thành và hồn thiện dần qua các năm một cách hệ thống. Chính sách hỗ trợ kinh phí và khen thưởng, vinh danh những GV có thành tích trong NCKH đã được nhà trường ngày càng quan tâm, điều chỉnh cho phù hợp với các thành tựu NCKH và với tình hình thực tế.

Thứ ba, nhà trường đã kiện toàn, thành lập các bộ phận nghiên cứu, quản lý khoa học như Viện Nghiên cứu và Phát triển, phòng Quản lý đào tạo sau Đại học để làm nền tảng, cơ sở thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ phát triển đa dạng, phong phú với quy mô mở rộng, đáp ứng yêu cầu về cả số lượng và chất lượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhà trường cịn thành lập các câu lạc bộ NCKH theo từng nhóm nghiên cứu chun mơn nhằm khuyến khích cán bộ, GV tích cực tham gia NCKH và cơng bố các cơng trình nghiên cứu trên các tạp chí có uy tín trong và ngồi nước.

Thứ tư, trong thời gian vừa qua, nhà trường cũng đã từng bước tăng số lượng và chất lượng của các ấn phẩm nghiên cứu của trường (tạp chí Khoa học Nội vụ hay các nội san…); thường xuyên tổ chức hội thảo, toạ đàm khoa học với nội dung thiết thực, gắn với các lĩnh vực đào tạo của nhà trường; tăng cường đăng cai, phối hợp với các đơn vị khác để tổ chức hội thảo quốc tế, hội thảo quốc gia và tăng cường sự gắn bó giữa cơng tác nghiên cứu và cơng tác giảng dạy nhằm nâng cao khả năng NCKH của đội ngũ GV.

Thứ năm, Ban giám hiệu và đội ngũ lãnh đạo quản lý đã có sự quan tâm nhất định đến sự phát triển của đội ngũ GV, đặc biệt trong hoạt động NCKH. Do đó, cơng tác phát triển về số lượng cũng như chất lượng của đội ngũ NCKH nói chung và các GV thực hiện NCKH nói riêng đã và đang từng bước được đẩy mạnh.

Thứ , nhà trường cũng đã tận dụng được quyền tự chủ trong huy động các nguồn lực của xã hội cho hoạt động chung của nhà trường, trong đó có hoạt động NCKH.

Một phần của tài liệu Động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)