Nội dung của tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 65)

CHƢƠNG 3 : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

3.3. Nội dung của tài chính doanh nghiệp

3.3.1. Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Kế hoạch tài chính phải đánh giá được hoạt động hiệu quả đầu tư phân phối sử dụng thu nhập và kết quả kinh doanh cuối cùng. Kế hoạch tài chính bao gồm:

* Kế hoạch tài chính dài hạn (cho kỳ hạn 5, 10 năm hoặc xa hơn) thường chịu tác động bởi rất nhiều nhân tố như sự thay đổi về thể chế chính trị, chính sách kinh tế xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhiều nhân tố tiềm ẩn khác chưa dự kiến được.

* Kế hoạch đầu tư nhằm tạo lập nên tài sản cố định, công cụ lao động và những phương tiện kinh doanh cần thiết của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải dự báo nhu cầu, thị hiếu thị trường, sản phẩm có thể thay thế trong tương lai, những quy định mới về chuẩn môi trường sinh thái, tiêu chuẩn về chất thải nước thải, tiêu chuẩn về an tồn y tế,…nhằm đầu tư thích hợp để sử dụng có hiệu quả và đạt được mong muốn trong tương lai.

* Kế hoạch cơ cấu vốn là khai thác nguồn lực tài chính cho những trường hợp hoạt động thường xuyên lâu dài và những hoạt động có tính thời vụ. Kế hoạch này phải chỉ ra được những nguồn vốn mà doanh nghiệp có khả năng tiếp cận khai thác, tỷ trọng kết cấu từng nguồn vốn cũng như giá cả chi phí sử dụng từng nguồn vốn.

* Kế hoạch phân phối lợi nhuận là kế hoạch sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp cho nhu cầu tái đầu tư và chia lợi ích kinh tế cho người sở hữu.

* Kế hoạch tài chính ngắn hạn thường gắn liền với những hoạt động và mục tiêu cụ thể phải đạt được hàng năm, bán niên hoặc từng quý. Kế hoạch này phải linh hoạt thích nghi với những tác động của môi trường kinh doanh nhưng thông

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 63

qua đó phát hiện ra những khả năng mới để hoàn thiện hoặc điều chỉnh kế hoạch tài chính dài hạn.

Các dự báo tài chính thường được sử dụng rộng rãi như một cơng cụ để lập dự tốn tài chính. Một dự tốn tài chính đơn giản là một dự báo về các báo cáo tài chính của cơng ty. Phương pháp lập dự toán theo tỷ lệ % doanh thu là một phương pháp đơn giản, ước tính hợp lý được nhiều biến quan trọng. Các bước thực hiện trong lập dự báo tài chính:

Bước 1: Nghiên cứu các báo cáo tài chính quá khứ để xác định khoản mục nào trong báo cáo tài chính sẽ thay đổi theo doanh thu. Điều này cho phép người làm kế hoạch sẽ quyết định khoản mục nào được ước tính theo tỷ lệ % doanh thu, còn khoản mục nào được dự báo sử dụng các nguồn thông tin khác.

Bước 2: Dự báo doanh thu. Rất nhiều các khoản mục có liên quan trực tiếp với doanh thu kế hoạch, do đó dự báo doanh thu phải thật chính xác (nếu có thể). Hơn nữa, một khi dự tốn tài chính được hồn tất, nó cho chúng ta một ý tưởng tốt để đánh giá độ nhậy của kết quả hoạt động cho các phương án hợp lý trong dự báo doanh thu.

Bước 3: Ước tính các khoản mục trong từng báo cáo tài chính sử dụng các số liệu lịch sử và doanh thu mới tính được.

3.3.2. Qun lý và s dng vn tài sn

Quản lý vốn cố định cần thực hiện trên 2 phương diện: Quản lý hiện vật và quản lý giá trị.

* Quản lý hiện vật là phương thức quản lý yêu cầu doanh nghiệp phải tiến hành phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau để từ đó có những biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả hơn. Các cách phân loại TSCĐ phổ biến là:

- Căn cứ vào hình thái vật chất TSCĐ có 2 loại: + TSCĐ hữu hình

+ TSCĐ vơ hình

Tài chính tin t Chƣơng 3: Tài doanh nghip

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 64

+ TSCĐ do doanh nghiệp sở hữu là TSCĐ mua bằng vốn của mình, vốn vay hoặc do được biếu tặng những tài sản này giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động kinh doanh.

+ TSCĐ thuê ngoài gồm: TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính. Và theo điều 8 của thơng tư 45/2013/TT-BTC quy định:

• Đối với TSCĐ thuê hoạt động: Doanh nghiệp đi thuê phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê. Chi phí thuê TSCĐ được hạch tốn vào chi phí kinh doanh trong kỳ; Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu, phải theo dõi, quản lý TSCĐ cho thuê.

• Đối với TSCĐ th tài chính: Doanh nghiệp đi thuê phải theo dõi, quản lý, sử dụng tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng thuê tài sản cố định; Doanh nghiệp cho thuê, với tư cách là chủ đầu tư, phải theo dõi và thực hiện đúng các quy định trong hợp đồng cho thuê tài sản cố định.

• Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian th thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa không quá 3 năm.

- Căn cứ vào tình trạng sử dụng:

• TSCĐ đang được khai thác sử dụng là những tài sản trực tiếp làm tăng năng suất, năng lực hoạt động của doanh nghiệp.

• TSCĐ chờ thanh lý là những tài sản hư hỏng, tài sản lạc hậu về công nghệ kỹ thuật, tài sản khơng tương thích.

* Quản lý giá trị là phương thức quản lý gắn liền việc tính khấu hau TSCĐ và quản lý , sử dụng quỹ khấu hao của doanh nghiệp.

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 65

Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn là một vấn đề mang tính tất yếu khách quan. Trong q trình quản lý và sử dụng TSCĐ, để tái tạo TSCĐ doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự tính tốn số tiền biểu hiện mức hao mòn của TSCĐ.

Theo điều 9 của thơng tư 45/2013/TT-BTC quy định tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ th tài chính).

- TSCĐ khơng được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

- TSCĐ từ nguồn viện trợ khơng hồn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

- TSCĐ vơ hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Theo Sử Đình Thành (2008), trong thực tế có các phương pháp tính khấu hao sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng: Theo phương pháp này khấu hao TSCĐ hàng năm được tính theo cơng thức:

Mkh=NG/T Trong đó:

Tài chính tin t Chƣơng 3: Tài doanh nghip

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 66

+ Mkh: Mức khấu hao năm t. + NG: Nguyên giá tài sản

+ T: Là thời gian sử dụng định mức TSCĐ, có 2 loại:

• Thời gian sử dụng định mức về kỹ thuật: Thời gian này được xác định chủ yếu dựa vào các thông số kỹ thuật và do vậy mức khấu hao tính được chỉ khắc phục hiện tượng hao mịn hữu hình TSCĐ. • Thời gian sử dụng định mức về kinh tế: Để chống lại hiện tượng

mất giá do hao mịn vơ hình, dựa vào thời gian sử dụng định mức kỹ thuật người ta ước lượng xác định thời gian định mức về kinh tế. Thông thường thời gian sử dụng định mức về kinh tế của TSCĐ luôn nhỏ hơn thời gian sử dụng định mức về kỹ thuật của nó.

- Phương pháp khấu hao gia tốc giảm dần có 2 cách tính + Tính khấu hao theo giá trị cịn lại

• Mkh(t): là mức khấu hao năm thứ (t) • % KH(đc) = % KH X hệ số điều chỉnh

• GTCL(t) : là giá trị cịn lại của TSCĐ năm thứ (t)

Hệ số điều chỉnh được xác định lớn hơn 1 và thời gian sử dụng TSCĐ càng dài thì hệ số điều chỉnh càng lớn.

+ Tính khấu hao theo tỷ lệ khấu hao giảm dần

Với: TKH(t) =

Trong đó:

• TKH(t): Tỷ lệ khấu hao năm thứ (t)

Mkh(t)=% KH(đc) X GTCL(t) MKH = TKH(t) X NG T(t) ΣT(i) n i=1

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 67

• NG: Nguyên giá TSCĐ

• n: Thời hạn phục vụ của TSCĐ

• T(t), T(i): là số năm cịn lại của TSCĐ từ năm thứ (t) hoặc thứ (i) Ngồi ra cịn có các phương pháp tính khấu hao khác như:

- Khấu hao tăng dần: Theo phương pháp này, lúc đầu mức khấu hao trích vào chi phí có giá trị nhỏ, sau đó dần dần được tăng lên.

- Khấu hao tính một lần khi kết thúc dự án.

- Khấu hao toàn bộ ngay lập tức khi dự án mới đi vào vận hành tạo ra thu nhập.

Theo điều 13 của thông tư 45/2013/TT-BTC có các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định sau:

- Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.

Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp:

* Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý; súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

Tài chính tin t Chƣơng 3: Tài doanh nghip

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 68

* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có cơng nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm. * Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

- Công suất sử dụng thực tế bình qn tháng trong năm tài chính khơng thấp hơn 100% công suất thiết kế.

3.4. Bài tập chƣơng 3

Bài 1: Công ty Minh Khang mua TSCĐ (mới 100%) trị giá 205.000.000 đồng (chưa VAT), chi phí vận chuyển 2.000.000 đồng (chưa VAT), chi phí lắp đặt và chạy thử 3.000.000 đồng (chưa VAT).

Xác định mức khấu hao hàng tháng và đã khấu hao đến tháng thứ 3 và 4 của doanh nghiệp theo phương pháp đường thẳng. Biết rằng thời gian khấu hao là 10 năm.

Bài 2: Công ty Hoàng Gia mua TSCĐ (mới 100%) trị giá 155.000.000

đồng (chưa VAT), chi phí vận chuyển 2.000.000 đồng (chưa VAT), chi phí lắp đặt và chạy thử 3.000.000 đồng (chưa VAT).

Xác định mức khấu hao hàng tháng và đã khấu hao đến tháng thứ 7 và 8 của doanh nghiệp theo phương pháp đường thẳng. Biết rằng thời gian khấu hao là 10 năm.

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 69 CHƢƠNG 4: TIN TVÀ LƢU THƠNG TIỀN T

Giới thiệu

Chương 4 giới thiệu sự ra đời và phát triển của tiền tệ, bản chất và chức năng của tiền tệ, các chế độ tiền tệ và lạm phát.

Mục tiêu

+ Trình bày được sự ra đời, bản chất, chức năng, các chế độ của tiền tệ. + Trình bày khái niệm, phân loại, tác động, biện pháp kiềm chế lạm phát . + Giải thích được nguyên nhân gây ra lạm phát và tác động của lạm phát.

Nội dung chính

4.1. Sra đời và phát trin ca tin t.

4.1.1. Khái quát quá trình phát triển của tiền tệ

Quá trình phát triển của tiền tệ là một quá trình phát triển lâu dài, gắn với sự phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Có thể chia làm hai giai đoạn cơ bản:

4.1.1.1 Giai đoạn trao đổi trc tiếp (trao đổi hin vt)

Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Trong thời kỳ đầu của cộng sản nguyên thủy, với công cụ lao động thô sơ, con người tự cung tự cấp cho nhau số sản phẩm ít ỏi thu về sau ngày săn bắn, hái lượm. Khi đời sống cộng đồng phát triển, ý thức phân công lao động được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa đã nảy sinh quan hệ trao đổi giữa các thị tộc. Trong giai đoạn này trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng cách trao đổi sản phẩm trực tiếp: H – H’.

Đây là một bước tiến lớn để xã hội cơng xã thốt khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Tuy nhiên, ở hình thức trao đổi này vì hai giai đoạn mua và bán cùng thống nhất trong một quá trình nên phát sinh một số nhược điểm.

Để thực hiện được cuộc trao đổi mua bán thì bên mua và bên bán phải có nhu cầu phù hợp về hàng hóa, ví dụ như người có thóc muốn đổi vải và ngược lại, người có vải cũng đang cần thóc. Như vậy, việc thực hiện giá trị hàng hóa

Tài chính tin t Chƣơng 4: Tin tvà lƣu thơng tin t

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 70

phụ thuộc vào giá trị sử dụng của hàng hóa. Bên cạnh đó, trong hình thức trao đổi này, cả hai bên còn phải thỏa thuận với nhau về tỷ lệ giá trị của hàng hóa, về số lượng hàng hóa…

Với những bất tiện của trao đổi hiện vật như trên, hình thức trao đổi này chỉ phù hợp trong giai đoạn nền sản xuất còn sơ khai, quan hệ trao đổi chưa mở rộng.

4.1.1.2 Giai đoạn trao đổi gián tiếp

Cùng với việc cải tiến cơng cụ lao động và q trình phân cơng lao động xã hội ngày càng sâu hơn, nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, hàng hóa trên thị trường phong phú, đa dạng, do đó quan hệ trao đổi khơng cịn ngẫu nhiên, không chỉ dựa trên sự định giá giản đơn mà đòi hỏi phạm vi trao đổi cần được mở rộng.

Để giải quyết khó khăn trên, người ta đã đặt ra vật trung gian làm phương tiện trao đổi, nghĩa là hai giai đoạn mua – bán sẽ được tách ra thành 2 quá trình độc lập

H – vật trung gian – H

Giai đoạn bán Giai đoạn mua

Ban đầu, vật trung gian được lựa chọn từ những hàng hóa mang nét đặc trưng phổ biến của vùng, lãnh thổ… nên khi kinh tế phát triển, nhu cầu mở rộng, phạm vi trao đổi hàng hóa đã gặp khó khăn khi mỗi địa phương có một vật trung

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)