CHƢƠNG 4 : TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ
4.4. Lạm phát
4.4.2. Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Có nhiều nhân tố khác nhau gây ra lạm phát và mỗi nhân tố có thể giải thích theo các lý thuyết khác nhau.
4.4.2.1 Lý thuyết số lượng tiền tệ và lạm phát
Khi đề cập đến mối quan hệ giữa tiền tệ và lạm phát, Friedman cho rằng “lạm phát luôn luôn và bất cứ ở đâu đều là hiện tượng tiền tệ”. Khi đó lạm phát được định nghĩa như là một sự tăng giá nhanh và liên tục. Hầu hết các nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ, hoặc trường phái Keynes cũng đồng ý với nhận định của Friedman.
a. Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ
Hình 4.1: Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục
Lúc đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1 (giao nhau giữa và ). Nếu cung tiền gia tăng mỗi năm, làm cho tổng cầu dịch chuyển sang phải (từ sang ), khi đó nền kinh tế tiến đến cân bằng điểm 1’ với đặc điểm sản lượng tăng, thất nghiệp giảm. Thế nhưng, với sự mở rộng sản xuất làm cho tăng chi phí, đường di chuyển sang trái, cắt đường tại điểm cân bằng mới là điểm 2. Mức giá tăng từ P1 đến P2. Cứ như vậy, cung tiền tăng thì mức giá tăng, lạm phát xảy ra, điều này có nghĩa M thì P .
Y P AS1 AS2 AS3 AS4 AD1 AD2 AD3 AD4 P1 P2 P3 P4 1 2 3 4 1' 2' 3' AD: tổng cầu AS: tổng cung P: giá cả Y sản lượng
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 95
Ví dụ: 100 đơn vị hàng hóa - 100 đồng tiền . Giá 1 hàng hóa là 1 tiền. Tăng trưởng kinh tế 10% - nền kinh tế có 110 đơn vị hàng hóa. Do những yếu tố khác nhau (chủ yếu vẫn là việc gia tăng cung tiền của ngân hàng trung ương) mà nền kinh tế có đến 121 đơn vị tiền. Kết quả là giá 1 hàng hóa bằng 1,1 tiền hay lạm phát là 10%.
b. Quan điểm thuộc trường phái Keynes
Trường phái Keynes cho rằng cung tiền gia tăng liên tục sẽ tác động đường tổng cung và tổng cầu như hình 4.1. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây là trường phái Keynes đưa vào các yếu tố như chính sách tài khóa và những cú sốc của cung để phân tích tổng cung và tổng cầu.
Vậy câu hỏi đặt ra là chính sách tài khóa tự nó có gây ra lạm phát hay khơng?
Hình 4.2: Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục
Nền kinh tế cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng 1, chính phủ tăng chi tiêu làm dịch chuyển đường cầu từ sang và cân bằng mới tại điểm 1’ trên mức sản lượng tiềm năng. Sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng, tổng cung dịch chuyển sang trái và cắt , tạo ra cân bằng mới ở điểm 2 và mức giá tăng từ P1 lên P2. Nếu chính phủgia tăng chi tiêu liên tục thì mức giá tăng liên tục và gây ra lạm phát. Nhưng đó chỉ là gia tăng chi tiêu tức thời chứ không phải gia tăng liên tục và lạm phát cũng trở thể 0.
P Y AD1 AD2 AS1 AS2 1 2 P1 P2 1' AD: tổng cầu AS: tổng cung P: giá cả Y sản lượng
Tài chính tiền tệ Chƣơng 4: Tiền tệvà lƣu thơng tiền tệ
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 96
Vấn đề là chính phủ khơng thể gia tăng chi tiêu tới 100% GDP, nghĩa là có sự giới hạn nhất định trong chi tiêu chính phủ do q trình chính trị và kiểm sốt của quốc hội
Keynes kết luận:
Lạm phát cao khơng có thể một mình chính sách tài khóa gây ra
Khi nền kinh tế chưa đạt tới mức tồn dụng, chính phủ có thể thực hiện chính sách kích cầu thì sẽ thu được kết quả tích cực trong ngắn hạn là khắc phục khủng hoảng, giảm thất nghiệp.
Cú sốc thuộc cung tự nó có gây ra lạm phát khơng?
Hình 4.3: Phản ứng giá cả đối với cú sốc cung
Giá tăng từ P1 lên P’1 làm dịch chuyển đường tổng cung từ sang . Nếu cung tiền không đổi, đường tổng cầu , nền kinh tế đạt được mức cân bằng ở 1’, mức sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng, mức giá tăng, thất nghiệp tăng. Mức thất nghiệp cao hơn tỷ lệ tiềm năng, tổng cung có khuynh hướng dịch chuyển trở lại đến cân bằng của nền kinh tế sẽ dịch chuyển từ điểm 1’ sang 1.
Cú sốc thuộc khía cạnh cung làm nền kinh tế trở về mức lao động toàn dụng ở mức ban đầu và khơng có lạm phát. Keynes kết luận hiện tượng thuộc khía cạnh cung tự nó khơng thể là nguồn gốc gây ra lạm phát.
P Y AD1 AS1 AS2 1 1' P1 P1' AD: tổng cầu AS: tổng cung P: giá cả Y sản lượng
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 97
P1 P’1
4.4.2.2 Chính sách tài khóa và lạm phát
Khi thiếu hụt tài khóa, chính phủ có thể tài trợ bằng cách:Tăng thuế; Phát hành trái phiếu; In tiền. Thiếu hụt tài khóa (DFF) là khoản chênh lệch chi tiêu chính phủ (G) vượt quá thuế (T) và sẽ bằng tổng thay đổi cơ số tiền và thay đổi trái phiếu chính phủ mà cơng chúng nắm giữ
Ví dụ: Chính phủ phát sinh một khoản chi tiêu mới là 100 USD, nếu tăng thuế 100 USD thì ngân sách cân bằng, nếu khơng tăng thuế thì tài khóa thiếu hụt 100 USD. Khi đó chính phủ sẽ tài trợ bằng in tiền hoặc tài trợ vay nợ qua phát hành trái phiếu . Tài trợ thiếu hụt bằng phát hành tiền sẽ làm tăng cung tiền và lạm phát.
Tài trợ thiếu hụt thông qua phát hành trái phiếu không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ và không ảnh hưởng cung tiền. Tuy nhiên, khi công chúng mua trái phiếu của chính phủ, họ khơng nắm giữ cho đến khi đáo hạn mà lại bán cho ngân hàng trung ương thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Điều này dẫn đến sự gia tăng cơ số tiền và cung tiền.
4.4.2.3 Lý thuyết lạm phát do cầu kéo
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung. Với đường tổng cung AS, khi tổng cầu AD dịch chuyển sang , kéo theo giá cả tăng lên và lạm phát xảy ra.
P Y AS AD1 AD2 AD3 AD: tổng cầu AS: tổng cung P: giá cả Y sản lượng
Tài chính tiền tệ Chƣơng 4: Tiền tệvà lƣu thông tiền tệ
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 98
Hình 4.4: Lạm phát do cầu kéo
Tổng cầu theo các thành phần chi tiêu trong nền kinh tế: AD = C + I + G + (X – M)
Trong đó:
C là chi tiêu của người tiêu dùng. I là đầu tư.
G là chi tiêu chính phủ. X là xuất khẩu.
M là nhập khẩu
Một sự gia tăng trong tổng cầu: Lãi suất giảm, thuế giảm, thu nhập tăng làm người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hơn. Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế ở tương lai nên các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn. Chính phủ tiêu dùng nhiều hơn do thực hiện đẩy mạnh chính sách trợ cấp xã hội, chính sách kích cầu để phát triển kinh tế. Lạm phát xảy ra khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung.
a. Quan điểm các nhà kinh tế học cổ điển * Trong dài hạn:
Với nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, họ cho rằng bản thân nền kinh tế tự điều chỉnh để đạt được mức sản lượng Y tiềm năng và nguồn lực sử dụng tồn dụng, nên khơng cần sự can thiệp của Chính phủ trong dài hạn. Tổng cung trong dài hạn là một đường thẳng đứng. Chính sách mở rộng tiêu dùng của Chính phủ sẽ gây ra lạm phát, vì trong dài hạn nó làm dịch chuyển đường tổng cầu sang trái theo hướng đi lên từ , kéo theo mức giá tăng
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 99
Hình 4.5: Tổng cung trong dài hạn và lạm phát * Trong ngắn hạn:
Chính sách mở rộng tiêu dùng của chính phủ làm dịch chuyển tổng cầu sang phải , kéo theo sản lượng gia tăng trong ngắn hạn. Sự gia tăng giá cả dẫn đến sự gia tăng sản lượng trong dài hạn.
Hình 4.6: Tổng cung trong ngắn hạn và lạm phát
Khi đó, đường cung trong ngắn hạn SRAS di chuyển đến đường cung trong dài hạn LRAS, nghĩa là khơng có sự gia tăng mức sản lượng thực trong dài hạn. AD1 AS P Y P1 P2 AD2 AD1 AS P Y P1 P2 AD2 SRAS LRAS AD: tổng cầu AS: tổng cung P: giá cả Y sản lượng AD: tổng cầu SRAS: tổng cung trong ngắn hạn LRAS: tổng cung trong dài hạn
P: giá cả Y sản lượng
Tài chính tiền tệ Chƣơng 4: Tiền tệvà lƣu thơng tiền tệ
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 100
b. Quan điểm các nhà kinh tế học thuộc trường phái Keynes
Các nhà kinh tế thuộc trường phái Keynes cho rằng, thị trường không vận hành một cách hồn hảo nên cần có sự can thiệp của chính phủ bằng cơng cụ tài khóa thơng qua chính sách kích cầu, tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, chính phủ cũng khơng thể dịch chuyển tổng cầu sang trái liên tục, vì có sự giới hạn gia tăng chi tiêu và giảm thuế. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách phải viện đến chính sách mở rộng tiền tệ:Sự gia tăng liên tục mức cung tiền tệ và vì thế tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao, lạm phát xảy ra.
4.4.2.4Lý thuyết lạm phát do chi phí đẩy
a. Chi phí tiền lương
Nếu tiền lương gia tăng do áp lực từ quyền lực cơng đồn, từ chính sách điều chỉnh tăng lương của chính phủ. Đó là chi phí đẩy. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái do chi phí tăng (từ ), từ đó làm giá cả tăng.
Hình 4.7: Lạm phát do chi phí đẩy b. Lợi nhuận
Nếu doanh nghiệp có quyền lực trên thị trường (độc quyền, nhóm độc quyền) có thể đẩy giá tăng lên độc lập với tổng cầu để kiếm lợi nhuận cao hơn.
c. Nhập khẩu
Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải nhập một lượng khơng nhỏ ngun vật liệu từ nước ngồi. Nếu chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu tăng do nhiều ngun nhân khơng thuộc kiểm sốt trong nước thì khi đó các doanh nghiệp phải chấp nhận mua nguyên vật liệu với giá cao, có thể dẫn đến lạm phát:
P Y P1 P2 AD AS1 AS2 AD: tổng cầu AS: tổng cung P: giá cả Y sản lượng
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 101
* Tỷ giá hối đoái:
Nếu đồng nội tệ mất giá, hàng hóa xuất khẩu trong nước sẽ rẻ hơn ở nước ngồi, hàng hóa nhập khẩu lại đắt hơn. Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ trả nhiều tiền hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu.
* Thay đổi giá cả hàng hóa:
Nếu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải nhập khẩu với chi phí cao hơn nếu họ sử dụng các loại hàng hóa nhập khẩu làm nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh.
* Cú sốc từ bên ngoài:
Cuộc khủng hoảng nhiên liệu, nguyên vật liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép… làm cho giá cả nhập khẩu của những mặt hàng này tăng lên, từ đó đẩy chi phí sản xuất trong nước tăng.
d. Thiếu hụt các nguồn tài nguyên
Khi các nguồn tài nguyên khai thác bị cạn kiệt, điều này sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp và đẩy giá cả hàng hóa tăng lên cho đến khi doanh nghiệp tìm được nguồn lực khác thay thế (nếu có).
Lạm phát chi phí đẩy có thể xảy ra khi đường tổng cầu tiếp tục dịch chuyển sang phải. Sự dịch chuyển tổng cầu sang phải có thể đạt được ngay lập tức bằng việc gia tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế. Một chính sách tài khóa cẩn trọng sẽ kiểm sốt được sự dịch chuyển của đường tổng cầu. Cho nên tổng cầu có thể dịch chuyển tiếp tục sang phải nếu có sự tiếp tục gia tăng cung tiền của chính sách tiền tệ. Lạm phát chi phí đấy là một hiện tượng tiền tệ bởi vì nó khơng thể xảy ra mà khơng có sự thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng đi kèm.