CHƢƠNG 4 : TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ
4.3. Các chế độ tiền tệ
4.3.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành chế độ tiền tệ
Chế độ lưu thơng tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia đã được quy định thành luật pháp, trong đó các nhân tố hợp thành của lưu thông tiền tệ được kết hợp thành một khối thống nhất.
Qua khái niệm trên có thể cho thấy nếu tiền tệ xuất hiện bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa thì chế độ tiền tệ là một sản
Tài chính tiền tệ Chƣơng 4: Tiền tệvà lƣu thông tiền tệ
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 80
phẩm của pháp quyền. Mặt khác, lưu thông tiền tệ chỉ có quan hệ đến cơ sở kinh tế của xã hội thì khái niệm về chế độ tiền tệ chỉ xuất hiện khi nhà nước được hình thành và bắt đầu can thiệp vào đời sống kinh tế.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chế độ lưu thông tiền tệ mà nhà nước ban hành không phải là vấn đề đơn thuần về mặt luật pháp, hay xuất phát từ ý thức chủ quan của nhà nước, mà để phát huy tác dụng tích cựa của chế độ tiền tệ trong đời sống kinh tế - xã hội thì khi xây dựng chế độ tiền tệ phải luôn bắt nguồn từ sự tồn tại các quan hệ kinh tế.
4.3.1.2 Các yếu tố cấu thành của chế độ lưu thông tiền tệ
Trước chủ nghĩa tư bản, các nước đang trong thời kỳ thực hiện chế độ lưu thông tiền đúc với các đặc điểm như: Tiền bạc chiếm vị trí vật ngang giá chung, tiền vàng cũng tồn tại nhưng chỉ là thứ yếu. Nhà nước nắm độc quyền đúc tiền nhưng việc tổ chức đúc tiền và lưu thông tiền đúc lại phân tán tản mạn. Tiền đúc ngày càng bị biến chất, mất giá giảm uy tín trong dân cư và từ đó đưa đến kết quả là lưu thông tiền đúc bị bấp bênh, kém ổn định và rối loạn.
Khi chủ nghĩa tư bản ra đời làm cơ sở phát triển kinh tế, việc lập lại trật tự trong lưu thông tiền tệ đã không ngừng được bổ sung để ngày càng hồn thiện, cho phù hợp trình độ phát triển kinh tế mỗi quốc gia.
Có thể nói, tùy vào hoàn cảnh lịch sử kinh tế xã hội mỗi nước, việc xây dựng chế độ lưu thơng tiền tệ mang tính chất đặc thù. Tuy nhiên, nếu xét một cách khái quát, hệ thống tiền tệ các nước đều mang những nội dung cơ bản gồm các nhân tố: Kim loại tiền tệ, đơn vị tiền tệ, quy định chế độ tiền đúc và lưu thông tiền đúc, quy định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị.
a. Kim loại tiền tệ
Đây là nhân tố cơ bản của chế độ luư thơng tiền tệ một nước, việc chọn kim loại đóng vai trị vật ngang giá chung không phải ý muốn chủ quan của nhà nước mà tùy điều kiện khách quan về kinh tế chính trị và địa vị của nước đó trên thương trường thế giới trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Mặc khác để tạo
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 81
điều kiện cho quan hệ mậu dịch quốc tế, việc chọn kim loại tiền tệ thường tương đối thống nhất giữa các nước.
Trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, kế thừa đặc điểm của lưu thông tiền tệ giai đoạn phong kiến, bạc vẫn tiếp tục được thừa nhận là kim loại tiền tệ nhưng từ cuối thế kỷ 19 vàng đã bắt đầu chiếm lĩnh vai trò vật ngang giá chung.
b. Đơn vị tiền tệ
Nếu nhân tố kim loại tiền tệ được quy định tương đối thống nhất thì đơn vị tiền tệ lại tùy thuộc vào đặc điểm riêng biệt của mỗi quốc gia.
Đơn vị tiền tệ bao gồm tên gọi của đồng tiền và quy định tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Đồng tiền mỗi quốc gia có tên gọi khác nhau như: Đơ la Mỹ ký hiệu là USD, bảng Anh ký hiệu là GBP, đồng Việt Nam ký hiệu là VNĐ, đô la Singapore ký hiệu là SGD…Tiêu chuẩn giá cả là trọng lượng kim loại được quy định mỗi đơn vị tiền tệ (tiêu chuẩn trọng lượng này sẽ thay đổi tùy vào điều kiện kinh tế khách quan trong từng thời kỳ của mỗi nước)
Ví dụ: Đơn vị tiền tệ của Mỹ là đô la. Trước năm 1930, tiêu chuẩn giá cả 1USD = 1,540 gr vàng. Sau năm 1945 tiêu chuẩn giá cả 1USD = 0,888671 gr vàng.
Từ đơn vị tiền tệ nhà nước sẽ phát hành tiền ước số và tiền bội số của đồng tiền nhằm tạo điều kiện dễ dàng trong giao dịch.
Ví dụ: Đơn vị tiền tệ của Anh là Sterling. Từ Sterling, Anh còn phát hành dưới dạng tiền lẻ như đồng xu penny có giá trị 1/100 Sterling, Shiling = 12 penny.
Trước đây, trong giao dịch người ta phải cân đong những lượng tiền kim loại phù hợp, việc này đã đưa đến những tranh chấp trong thanh toán, từ khi tiền đúc ra đời và nhà nước chính thức công bố tiêu chuẩn giá cả cho mỗi đơn vị tiền tệ đã tạo điều kiện giao dịch diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.
c. Quy định chế độ tiền đúc và lưu thông tiền đúc
Mỗi nước có luật đúc tiền riêng liên quan đến những vấn đề trong khn mẫu, hình dáng đồng tiền, cách thức phát hành…Trước đây, trong giai đoạn các
Tài chính tiền tệ Chƣơng 4: Tiền tệvà lƣu thông tiền tệ
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 82
nước cịn áp dụng chế độ lưu thơng tiền kim loại thì nhân tố này trong chế độ lưu thông tiền tệ có ý nghĩa quan trọng. Các nước thường áp dụng hai cơ chế đúc tiền:
* Cơ chế đúc tiền tự do được nhà nước áp dụng phổ biến đối với tiền kim loại quý. Mọi người dân được phép đem vàng, bạc đến sở đúc tiền để đổi lấy những đồng tiền theo đúng tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước công bố. Để đảm bảo tiền đủ giá, nhà nước còn quy định cơng sai hao mịn cho những đồng tiền đang lưu hành và người sở hữu được đem những đồng tiền cũ đổi lấy những đồng tiền mới. Tiền đủ giá được thanh tốn khơng hạn chế đồng thời với cơ chế đúc tiền tự do nên đã tạo điều kiện cho lượng tiền được phát hành vào lưu thơng có khả năng phù hợp với nhu cầu sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
* Cơ chế đúc tiền bắt buộc được nhà nước giữ độc quyền để phát hành các loại tiền không đủ giá, phổ biến là các loại tiền kim loại kém giá như tiền lẻ. Tiền khơng đủ có giá trị thực tế thấp hơn giá trị danh nghĩa nên thực chất nó chỉ là dấu hiệu của tiền. Cơ chế đúc tiền này vừa hạn chế việc phát hành tiền không đủ giá quá mức vào lưu thơng vừa góp phần tăng nguồn thu cho nhà nước.
d. Quy định chế độ lưu thông các dấu hiệu giá trị
Bên cạnh cơ chế phát hành và lưu thông tiền kim loại, một bộ phận giao dịch được tiến hành bằng các công cụ lưu thơng tín dụng như kỳ phiếu thương mại, kỳ phiếu ngân hàng, séc… Việc phát hành các loại tiền dấu hiệu này, tùy theo pháp luật của mỗi nước, sẽ có những quy định riêng về cơ sở đảm bảo nhằm mục đích hạn chế khối lượng phát hành và đảm bảo lưu thông tiền tệ không bị rối loạn.
4.3.2. Các chế độ tiền tệ
4.3.2.1 Chếđộlưu thông tiền kim loại
a. Chế độ đơn bản vị
Đây là chế độ tiền tệ chỉ sử dụng một kim loại làm vật ngang giá chung. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các kim loại được chọn làm bản vịcũng thay từ kim loại kém giá đến kim loại quý.
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 83
Từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên ở La Mã và suốt thời kỳ chế độ phong kiến, đồng được chọn làm bản vị cho chế độ tiền tệ nhiều nước; bạc được chọn phổ biến từ trong thời kỳ đầu chủ nghĩa tư bản đến nửa sau thế kỷ 19; vàng được áp dụng lần đầu tiên ở Anh từ cuối thế kỷ 18.
b. Chế độ song bản vị
Là chế độ tiền tệ trong đó hai thứ kim loại quý là vàng và bạc đều được chọn làm vật ngang giá chung. Khi chủ nghĩa tư bản mới phát triển, khối lượng sản xuất tăng nhanh mặc dù bạc đang được sử dụng phổ biến trong lưu thông với vai trò tiền tệ nhưng giờ đây những giao dịch lớn người ta có xu hướng sử dụng kim loại quý hơn, vàng dần dần đã chiếm được vị trí tiền tệ.
Sự tồn tại cả vàng và bạc trong giao dịch đã áp dụng phổ biến trong những năm đầu thế kỷ 19 tại Pháp, Thụy Sỹ, Bỉ, Mỹ, Ý. Sự tồn tại cả vàng và bạc trong lưu thơng dẫn đến tình trạng tồn tại hai hệ thống giá cả và nhà nước phải ấn định một tỷ lệ giữa vàng và bạc làm cơ sở cho các giao dịch. Ví dụ: Thời kỳ đế quốc La Mã tỷ lệ chuyển đổi giữa vàng và bạc là trong biên độ 1/14 -> 1/16. Tại Mỹ vào cuối thế kỷ 18 tỷ giá vàng/bạc là 1/15.
Việc quy định tỷ giá pháp định giữa vàng và bạc được nhà nước cố định trong một khoảng thời gian nhưng trên thị trường thì quan hệ tỷ lệ giữa vàng và bạc do quy luật giá trị phân phối vì vậy ln có sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường. Sự chênh lệch này làm xuất hiện hiện tượng đổi chác để tìm kiếm lợi nhuận ở các thị trường khác nhau.
Điều này dẫn đến trong lưu thông chỉ xuất hiện những kim loại được luật pháp định giá cao hơn giá trị của nó trên thị trường còn những kim loại được luật pháp định giá thấp hơn giá trị của nó trên thị trường sẽ bị rút khỏi lưu thông để cất trữ. Đây gọi là hiện tượng “đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt”. Đây là quy luật của Gresham, nội dung của nó như sau: Khi trong nền kinh tế có hai đồng tiền cùng lưu thơng có cạnh tranh với nhau thì một đồng tiền vì lý do nào đó được ưa chuộng hơn đồng tiền kia dẫn đến xu hướng biến ra khỏi lưu thơng, cịn đồng
Tài chính tiền tệ Chƣơng 4: Tiền tệvà lƣu thông tiền tệ
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 84
tiền kém được ưa chuộng gọi là đồng tiền xấu dấn đến vẫn tiếp tục một mình các trao đổi.
Hiện tượng Gresham cho thấy một khi nhà nước khơng có khả năng chống lại tác động tự phát của quy luật giá trị thì chế độ song bản vị khơng thể tồn tại, để cuối cùng bị phá vỡ nhường chỗ cho chế độ bản vị vàng.
c. Chế độ bản vị vàng
Đây là chế độ tiền tệ trong đó vàng được chọn làm kim loại tiền tệ. Chế độ bản vị vàng được xem là hình thái cổ điển của chế độ tiền đúc bằng vàng. Chế độ bản vị vàng có ba đặc điểm:
* Tiền vàng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước quy định. Điều này có tác dụng điều tiết tự phát khối lượng tiền trong lưu thông phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
* Các loại dấu hiệu giá trị lưu hành song song với vàng được phép tự do chuyển đổi ra tiền vàng theo giá trị danh nghĩa. Điều này làm cho dấu hiệu giá trị không bị mất giá trong quan hệ với vàng đồng thời hạn chế khả năng lạm phát tiền dấu hiệu.
* Vàng được tự do lưu thông giữa các nước, nghĩa là nhà nước không thực hiện chế độ quản chế vàng và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ ngoại thương, dịch vụ quốc tế và xuất khẩu tư bản phát triển mạnh mẽ.
Có thể nói chế độ bản vị vàng được coi là chế độ tiền tệ đặc trưng của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh do vàng là kim loại có giá trị cao. Mặt khác, chế độ tiền tệ này đem đến sự ổn định cao cho lưu thông tiền tệ. Góp phần khơng nhỏ cho sự phát triển vượt bậc của các nước tư bản trên các phương diện sản xuất – lưu thơng hàng hóa, tài chính - tín dụng, ngoại thương và quan hệ hợp tác quốc tế khác.
Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế chủ nghĩa tư bản đã đòi hỏi thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng phần lớn thị trường này nằm trong các nước tư bản như Anh, Nga, Pháp…Vì vậy, khi mâu thuẫn giữa các nước này nảy sinh, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh, chính phủ các nước đã vay tiền từ các
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 85
ngân hàng trên cơ sở đảm bảo giả là kỳ phiếu ngân sách, làm cho tính chất ổn định của tiền dấu hiệu bị giảm sút. Từ nhiều nguyên nhân, chế độ bản vị vàng lúc này bị sụp đổ do các đặc điểm của chế độ tiền tệ này lần lượt bị xóa bỏ.
4.3.2.2 Chếđộlưu thơng tiền giấy (tiền dấu hiệu)
a. Nguyên nhân ra đời
Trong thời kỳ đầu, khi tiền tệ mới ra đời, để thực hiện giao dịch, người ta phải cân, đong những lượng tiền phù hợp. Để thuận lợi trong giao dịch, các loại tiền đúc ra đời, ban đầu là tiền đúc đủ giá được phát hành có trọng lượng phù hợp với tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước công bố. Qua thời gian lưu thơng tiền đúc bị hao mịn, trọng lượng thực đã tách rời trọng lượng danh nghĩa nhưng nó vẫn được lưu thơng chấp nhận, vẫn thực hiện chức năng phương tiện trung gian trong trao đổi hàng hóa.
Lợi dụng tình hình thực tế trên nhà nước chủ động đưa vào lưu thông tiền đúc khơng đủ giá, đó là việc phát hành tiền giấy vào lưu thông, đây chỉ là một dạng tiền dấu hiệu và chỉ mang giá trị danh nghĩa.
b. Bản chất của tiền giấy
Tiền giấy là dạng tiền dấu hiệu được phát hành vào lưu thông thay thế cho tiền đủ giá trị khi thực hiện chức năng trung gian trong trao đổi. Với tư cách là đại diện của tiền đủ giá nên tiền giấy chỉ mang giá trị danh nghĩa. Gía trị nội tại của nó thường khơng đáng kể so với mệnh giá của nó.
c. Giá trị của tiền giấy và quy luật lưu thông tiền giấy * Giá trị tiền giấy:
Xuất phát từ bản chất của tiền giấy là tiền dấu hiệu nên nói đến giá trị tiền giấy nghĩa là chúng ta muốn nói đến giá trị danh nghĩa của nó. Giá trị đại diện danh nghĩa của một đơn vị tiền giấy là con số được ghi trên tờ giấy bạc hay còn gọi là mệnh giá của đồng tiền.
Theo K.Marx việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng hay bạc do tiền đó tượng trưng mà lẽ ra phải lưu thơng thực sự.
Tài chính tiền tệ Chƣơng 4: Tiền tệvà lƣu thông tiền tệ
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 86
Như vậy, số lượng tiền phát hành vào lưu thông cân đối với số tiền đủ giá cần thiết cho lưu thơng trong một thời gian nhất định thì giá trị đại diện cho một đơn vị tiền giấy phù hợp với giá trị danh nghĩa của nó.
Nếu số lượng tiền giấy phát hành vượt quá lượng tiền đủ giá cần thiết cho lưu thơng thì giá trị đại diện thực tế của nó bị giảm sút, nói cách khác, tiền giấy bị mất giá và sức mua của nó bị giảm.
Do đó, nếu số lượng tiền thực cần thiết cho lưu thơng do giá cả hàng hóa quyết định thì giá trị tiền giấy trong lưu thơng lại do số lượng của chính nó quyết định. Có nghĩa khi giá trị tiền giấy bị giảm sút, hiện tượng mất giá xảy ra, giá cả hàng hóa biểu hiện qua những đồng tiền mất giá sẽ trực tiếp tăng lên, nghĩa là giá cả của hàng hóa tăng lên hay giảm xuống tùy theo khối lượng giấy bạc tăng hay giảm.
* Quy luật lưu thông
Trong cơ chế lưu thơng tiền giấy, khi có sự dư thừa tiền thì người ta lại muốn đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất vì bản chất tiền giấy khơng có giá trị nội tại. Do vậy, hiện tượng mất giá tiền giấy có thể coi là hiện tượng riêng của