CHƢƠNG 6 : TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT
6.3. Các hình thức tín dụng trong nền kinh tế thị trường
6.3.1. Tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau, hình thành trên cơ sở quan hệ mua – bán chịu hàng hóa.
Sự hình thành và phát triển của tín dụng thương mại gắn liền với sự vận động và phát triển của q trình tái sản xuất. Tín dụng thương mại hỗ trợ vốn đảm bảo cho q trình tái sản xuất khơng bị gián đoạn. Hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường ln có sự tách biệt tương đối về chu kỳ sản xuất và luân chuyển vốn giữa các doanh nghiệp, do vậy, tại một thời điểm nào đó có hiện tượng một doanh ngiệp tạm thời thừa vốn dưới dạng hàng hóa ở khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong khi đó lại có một doanh nghiệp khác thiếu vốn dưới dạng nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa đầu vào rất cần số hàng hóa dư ấy. Trên cơ sở quen biết tín nhiệm lẫn nhau, hai bên sẽ thỏa thuận bán chịu hàng hóa cho nhau, thiết lập nên quan hệ tín dụng thương mại. Như vậy, tín dụng thương mại góp phần giải quyết nhanh hàng hóa cho người bán, giảm được những khoản chi phí khơng cần thiết, đồng thời, nó cũng giúp cho các doanh nghiệp khai thác được vốn phục vụ cho mục đích duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa, nó là lượng vốn ở khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, đang chuẩn bị chuyển hóa thành tiền.
- Chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng thương mại điều là các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Trong đó, bên cho vay là doanh nghiệp bán chịu và bên đi vay là doanh nghiệp mua chịu hàng hóa.
- Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần trong tín dụng thương mại là giấy nợ, còn được gọi là kỳ phiếu thương mại hay cịn gọi là thương phiếu.
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 119
Kỳ phiếu thương mại là một cơng cụ lưu thơng của tín dụng thương mại, nó xác nhận quyền lợi của người bán và trách nhiệm của người mua chịu là phải thanh toán nợ khi tới hạn. Do đó, kỳ phiếu thương mại là một công cụ chuyển tải giá trị và là dấu hiệu giá trị được pháp luật được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, nó lại bị giới hạn bởi thời gian và phạm vi vận hành của tín dụng thương mại. Trong kinh tế thị trường, kỳ phiếu thương mại là một phương tiện thanh toán phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn quốc tế hóa và tồn cầu hóa trên các lĩnh vực kinh tế tài chính , thì kỳ phiếu thương mại trở thành một phương tiện lưu thông thanh tốn quốc tế thơng dụng. Khi đi sâu nghiên cứu kỳ phiếu thương mại ta thấy nó có ba đặc tính :
Tính trừu tượng: Biểu hiện qua đặc điểm là trên kỳ phiếu không ghi rõ nguyên nhân, nội dung kinh tế nào dẫn đến phát sinh quan hệ tín dụng và sự ra đời của kỳ phiếu, mà chỉ thể hiện các yếu tố sau: số tiền nợ, tên người nhận nợ, thời gian và địa điểm thanh tốn nợ.
Tính bắt buộc: Trên kỳ phiếu thương mại ln có ghi dịng chữ “Lệnh trả tiền vơ điều kiện”. Khi tới hạn thanh toán người nhận nợ trên kỳ phiếu phải thanh toán số nợ mà khơng biện bất cứ lý do nào để trì hỗn nợ; điều này được luật pháp bảo hộ.
Tính lưu thơng: Trong thời gian kỳ phiếu thương mại còn thời hạn hiệu lực nó có thể được sử dụng như một phương tiện thanh tốn. Đặc tính này, được xem như hệ quả của hai đặc tính trên của kỳ phiếu , được thiết lập dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Các doanh nghiệp tin rằng đây là một chứng từ luôn luôn đảm bảo được chi trả, do đó họ sẵn sang nhận trong những thương vụ hoặc các khoản thanh toán tiếp theo. Kỳ phiếu thương mại được sử dụng làm phương tiện thanh tốn thơng qua việc chuyển giao quyền sở hữu kỳ phiếu từ người này sang người khác bằng thủ tục ký hậu chuyển nhượng vào tờ kỳ phiếu. Mỗi lần chuyển nhượng là một khoản nợ được thanh toán. Thủ tục ký hậu chuyển nhượng nhằm xác lập trách nhiệm liên đới giữa các chủ thể trong tồn bộ quy trình ln chuyển của
Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Tín dụng và lãi suất
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 120
kỳ phiếu, nó làm tăng mức tín nhiệm của kỳ phiếu và tạo ra cơ chế bảo vệ quyền lợi cho người thụ hưởng cuối cùng.
Q trình tự do hóa kinh tế, hoạt động thuong mại giữa các nước được mở rộng và đa dạng hóa, cho nên ngày nay kỳ phiếu khơng chỉ biểu hiện các quan hệ mua – bán chịu trong phạm vi quốc gia mà còn trở thành một phương tiện thanh tốn quốc tế thơng dụng. Ngân hàng thương mại mở rộng cấp tín dụng thơng qua các hình thức chiết khấu hoặc cầm cố kỳ phiếu trở nên phổ biến. Kỳ phiếu thương mại được phân loại dựa trên các căn cứ sau:
- Căn cứ vào yếu tố người thụ hưởng và phương thức ký chuyển nhượng , kỳ phiếu thương mại có ba loại:
Kỳ phiếu vô danh: Là kỳ phiếu không ghi tên người thụ hưởng, loại này khi chuyển nhượng không cần phải làm thủ tục ký hậu chuyển nhượng. Ai cầm hối phiếu một cách hợp pháp là người thụ hưởng. Kỳ phiếu ký danh: Khác với kỳ phiếu vơ danh, loại kỳ phiếu này có
ghi tên người thụ hưởng. Là người sở hữu kỳ phiếu, người thụ hưởng có thể chuyển nhượng nó cho người khác, nhưng khi chuyển giao kỳ phiếu phải làm thủ tục nhằm thiết lập quyền sở hữu hợp pháp cho người cầm tờ kỳ phiếu.
Kỳ phiếu đích danh: Là loại kỳ phiếu có ghi tên người thụ hưởng. Đối với loại này người thụ hưởng không được phép chuyển nhượng vì người mắc nợ chỉ đồng ý thanh tốn cho chính người có tên trên kỳ phiếu.
- Căn cứ vào yếu tố người lập, kỳ phiếu bao gồm hai loại:
Lệnh phiếu hay kỳ phiếu thông thường: Do người mua chịu ký phát hành cam kết thanh tốn một món nợ bằng tiền nhất định khi tới hạn cho người bán.
Hối phiếu: Là loại kỳ phiếu do người bán ký phát hành ra lệnh cho người mua khi tới hạn phải thanh toán một số tiền nợ cho người bán chịu hay bất kỳ một người nào xuất trình hồi phiếu.
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 121
Qua phân tích nội dung và bản chất của tín dụng thương mại, có thể nhận định loại hình tín dụng này có ba đặc điểm sau:
- Về hình thức biểu hiện của tín dụng: Cho vay dưới hình thức hàng hóa với giá trị của món tín dụng là giá trị của khối lượng hàng hóa bán chịu. Người đi vay khi nhận được khoản tín dụng sẽ đưa trực tiếp tồn lượng hàng hóa, nguyên liệu này vào chu trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Khi tới hạn, nợ được trả dưới hình thức tiền tệ.
- Chủ thể tham gia quan hệ tín dụng thương mại: Là các nhà doanh nghiệp trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực, nghành nghề có liên quan với nhau.
- Sự vận động phát triển của tín dụng thương mại phù hợp tương đối với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hóa. Việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện dẫn đến dư thừa và thiếu hụt hàng hóa, nguyên liệu tại các doanh nghiệp và đây là tiền đề phát sinh tín dụng thương mại. Song song đó, nhu cầu đầu tư và nhu cầu vốn được thỏa mãn qua quan hệ tín dụng tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Trong kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn thường xuyên xảy ra, tín dụng thương mại, một mặt đáp ứng nhu cầu đầu tư của những doanh nghiệp có vốn thừa tạm thời, giảm thiểu một số khoản chi phí ở khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất và đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm; mặt khác, nó cũng cung ứng kịp thời cho những doanh nghiệp thiếu vốn. Sự tồn tại của tín dụng thương mại góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Tín dụng thương mại cũng góp phần vào việc điều tiết lưu thơng tiền tệ và là hình thức tín dụng cơ sở để mở rộng các hình thức tín dụng khác, mở rộng cung ứng tiền tệ có kiểm sốt. Sự xuất hiện của kỳ phiếu thương mại trong một mức độ cũng làm giảm áp lực nhu cầu tiền mặt trong lưu thơng, giảm thiểu chi phí lưu thơng xã hội.
Tài chính tiền tệ Chƣơng 6: Tín dụng và lãi suất
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 122
Tuy nhiên bên cạnh những tác dụng tích cực, tín dụng thương mại cũng có những hạn chế nhất định.
- Hạn chế về quy mơ tín dụng: Tín dụng thương mại do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh cung cấp do đó giá trị của khối tín dụng phụ thuộc vào khả năng về vốn và giá trị của lượng hàng hóa dư thừa. Hạn chế này có thể phát sinh từ một trong hai phía, làm cho nhu cầu của các bên khơng được thõa mãn ở mức cao nhất.
- Hạn chế về thời gian tín dụng: Xuất phát từ yếu tố vốn vay của tín dụng thương mại là hàng hóa, là lượng vốn đang nằm ở cơng đoạn cuối cùng của chu kỳ kinh doanh chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, nếu như chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp mà khơng phù hợp nhau thì tín dụng thương mại khơng thể xảy ra được, nó chỉ tạm thời trong một thời gian ngắn, nếu bán chịu quá lâu sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính, tình hình sử dụng vốn của đơn vị cho vay và chu trình luân chuyển vốn. Xuất phát từ đặc điểm đó, tín dụng thương mại chỉ là tín dụng tinh ngắn hạn.
- Hạn chế về phương hướng: Tín dụng thương mại được cung cấp dưới hình thức hàng hóa, các doanh nghiệp bán chịu chỉ cung cấp tín dụng cho một số doanh nghiệp nhất định, các doanh nghiệp này có hàng hóa đó để đưa vào chu trình kinh doanh. Nghĩa là việc vay mượn phụ thuộc vào giá trị sử dụng của hàng hóa bán chịu.
- Hạn chế về phạm vi: Tín dụng thương mại chỉ xảy ra giữa những doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau.