Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 173 - 177)

CHƢƠNG 7 : THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH

8.7. Chính sách tiền tệ và cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ

8.7.3. Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ

Để thực thi chính sách tiền tệ, NHTW đã sử dụng hàng loạt các các công cụ như:

 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc  Lãi suất

 Nghiệp vụ thị trường “mở”  Tỷ giá hối đoái

 Hạn mức tín dụng * Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NH trung gian phải đưa vào dự trữ theo quy định của NHTW. Như vậy NH trung gian chỉ được cho vay số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc.

Dự trữ bắt buộc là công cụ của NHTW nhằm điều tiết cung tiền tệ của NH trung gian cho nền kinh tế.

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 171

Ưu điểm của dự trữ bắt buộc

- Sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ tác động đến các NH như nhau và đầy quyền lực.

- Một sự thay đổi nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì tác động đến khối tiền tệ rất lớn.

Nhược điểm của dự trữ bắt buộc

- NHTW muốn thay đổi cung tiền tệ ở biên độ nhỏ khó thực hiện nếu sử dụng công cụ này.

- Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến khả năng thu doanh lợi của NHTM.

- Thường xuyên thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc gây ra tình trạng khơng ổn định của NHTM.

* Lãi suất

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, thay đổi Ls kéo theo thay đổi chi phí tín dụng, tác động đến khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ.

NHTW kiểm sốt trực tiếp lãi suất bằng cách:

-Lãi suất tiền gửi và Ls cho vay theo từng kỳ hạn. - Sàn lãi suất tiền gửi và trần Ls cho vay

- Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch

NHTW kiểm soát gián tiếp lãi suất bằng cách:

- Công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường.

- Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn và kết hợp với thị trường mở để can thiệp và điều chỉnh lãi suất thị trường.

Tái cấp vốn là 1 phương pháp mà qua đó NHTW cung ứng cho nền kinh tế thơng qua việc cấp tín dụng cho NH trung gian thơng qua việc tái chiết khấu, tái cầm cố.

Tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định: Tạo cho NHTG tính ỷ lại; NHTW bị lệ thuộc vào nhu cầu của các NHTG.

Tài chính tin t Chƣơng 8: Ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng trung ƣơng

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 172

Cải cách cơng cụ tái cấp vốn: Là gắn lãi suất lãi suất tái chiết khấu với

lãi suất thị trường và sẽ có những điểm lợi sau:

 Xóa bỏ được nguyên nhân gây ra biến động trong khối lượng các khoản xin tái chiết khấu.

 NHTW sử dụng công cụ tái cấp vốn mà không sợ các NHTG lợi dụng

Thực hiện chính sách tự do hóa địi hỏi nền kinh tế phải có các điều kiện:

 Mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

 Hành lang pháp lý ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ.  Hệ thống NH hoạt động hữu hiệu, có sức cạnh tranh cao.  Thị trường tài chính vận hành có hiệu quả.

 Các nguồn lực trong nước được phân phối và sử dụng hợp lý. * Nghiệp vụ thị trƣờng “mở”

Công cụ thị trường mở phản ánh việc NHTW mua hoặc bán chứng từ có giá trên thị trường.

Chứng từ có giá mà NHTW sử dụng để tiến hành trên thị trường mở là các chứng khoán kho bạc.

Khi NHTW đem chứng khoán ra thị trường bán sẽ thu được tiền mặt và séc, khối lượng tiền trong lưu thơng giảm, giảm khả năng cung ứng tín dụng của NH trung gian.

NHTW bán chứng khoán, làm tăng cung chứng khoán, giá CK giảm, lãi suất chứng khoán tăng, làm cho các NH trung gian tăng lãi suất để tránh tình trạng rút tiền đầu tư chứng khoán.

Ưu điểm của nghiệp vụ thị trường mở

 NHTW chủ động tiến hành không phụ thuộc vào NH trung gian.  Linh hoạt và chính xác, có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào.  Dễ dàng được đảo ngược lại khi có sai lầm trong lúc tiến hành.  Hồn thành nhanh chóng, khơng gây chậm trễ về mặt hành chính.

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 173 * Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất khẩu và tiêu dùng. Do vậy, tỷ giá hối đối là một cơng cụ để NHTW thực thi chính sách tiền tệ của mình.

Vận dụng cơng cụ này khơng có nghĩa là NHTW đẩy tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp, mà là ổn định tỷ giá.

Vận dụng cơng cụ này, NHTW có thể ấn định tỷ giá cố định hay thả nổi theo quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường. Vận dụng tỷ giá cố định hay thả nổi đều có những nhược điểm cơ bản.

Nếu NHTW ấn định tỷ giá cố định thì NHTW đã vi phạm quy luật kinh tế khách quan (quy luật cung-cầu.

Nếu NHTW thả nổi tỷ giá theo quan hệ cung cầu thì dẫn đến sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Tỷ giá thả nổi có quản lý: hình thành trên cơ sở quan hệ cung-cầu ngoại

hối, nhưng khi cần thiết NHTW có thể can thiệp vào một cách thích hợp. Biện pháp chủ yếu mà các NHTW dùng để can thiệp vào cung-cầu là sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn hối đối. Cụ thể, khi tỷ giá tăng cao, NHTW tung ngoại tệ bán, làm cung ngoại tệ tăng, tỷ giá từ từ giảm xuống.

* Hạn mức tín dụng

NHTW quy định các NHTM một hạn mức tăng trưởng tín dụng tối đa trong một thời gian nhất định.

Tuy nhiên, biện pháp này ít áp dụng do cung cầu tín dụng ln biến động. Ở VN, năm 2008 đứng trước tình hình lạm phát cao, để kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, NHNN đã khống chế tăng trưởng tín dụng.

CÂU HỎI ƠN TẬP CHƢƠNG 8

1. Trình bày những chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại? 2. Ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ gì?

3.Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại là gì? Nó có vai trị như thế nào trong việc mở rộng hoạt động thương mại và cơng nghiệp?

4.Trình bày sự ra đời của ngân hàng trung ương?

5.Trình bày mối quan hệ giữa chức năng phát hành tiền của ngân hàng trung ương với mục tiêu kiểm soát lạm phát.

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 174 TÀI LIU THAM KHO

1. Quốc hội, 2014, Luật doanh nghiệp.

2. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng.

3. Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014.

4. Dương Thị Bình Minh, Sử Đình Thành, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội, 2008.

5. Nguyễn Đăng Dờn, Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội,

2004.

6. Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ - ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội,

2006.

7. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật, Hà nội, 2001.

8. Nguyễn Thị Mùi, Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, Nhà xuất bản Xây dựng Hà nội, 2001.

9. Nguyễn Hữu Tài, Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội, 2002.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 173 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)