CHƢƠNG 4 : TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ
4.4. Lạm phát
4.4.4. Những biện pháp kiềm chế lạm phát
a. Biện pháp về chính sách tài khóa
Áp dụng biện pháp về chính sách tài khóa có ý nghĩa quan trọng và then chốt vì trong nhiều trường hợp ngân sách nhà nước bị thâm hụt là ngun nhân chính của lạm phát, do đó nếu dập tắt được nguyên nhân này thì tiền tệ sẽ được ổn định, lạm phát sẽ được kiềm chế.
Khi lạm phát tăng ở mức phi mã, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp: Tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách, cắt giảm những khoản chi không cần thiết. Tăng thuế trực thu đối với những cá nhân, doanh nghiệp có thu nhập cao. Kiểm sốt các chương trình tín dụng nhà nước.
b. Biện pháp thắt chặt tiền tệ
Để góp phần giảm lượng tiền thừa trong lưu thơng, nhà nước có thể thực hiện chính sách siết chặt lượng cung tiền tệ bằng nhiều biện pháp.
* Đóng băng tiền tệ: Ngân hàng trung ương thắt chặt các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn, cho vay theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng…Mục đích của biện pháp này nhằm rút bớt tiền hay không cho tiền tăng thêm trong lưu thông. Hoặc thậm chí dùng chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
* Nâng lãi suất:Tăng lãi suất tiền gửi sẽ có tác dụng hút tiền mặt của dân cư và doanh nghiệp vào ngân hàng.
* Nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc:Nhằm hạn chế khả năng tạo tiền của ngân hàng
thương mại.
c. Biện pháp kiềm chế giá cả
Nhập hàng hóa của nước ngồi để bổ sung cho khối lượng hàng hóa trong nước tạo ra một sự cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa.
Nhà nước bán vàng và ngoại tệ nhằm thu hút tiền mặt trong lưu thông, ổn định giá vàng, ổn định tỷ giá hối đoái, từ đó tạo tâm lý ổn định giá cả các mặt hàng khác.
Tài chính tiền tệ Chƣơng 4: Tiền tệvà lƣu thông tiền tệ
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 104
Quản lý thị trường và chống đầu cơ tích trữ.
d. Biện pháp đóng băng lương và giá để kiềm chế giá
Ở đây trước hết cần có sự cam kết của tổ chức cơng đồn chấp nhận đóng băng lương vì việc tăng lương khơng giúp ích gì thật sự cho giới có đồng lương cố định, thơng thường sau khi tăng lương thì giá cả cũng tăng.
4.4.4.2 Những biện pháp chiến lược
a. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn
Do lưu thơng hàng hóa là tiền đề của lưu thơng tiền tệ nên nếu quỹ hàng hóa được tạo ra có số lượng lớn, chất lượng cao, chủng loại phong phú thì đây là tiền đề vững chắc cho ổn định lưu thông tiền tệ, huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn.
b. Đổi mới chính sách quản lý tài chính cơng
Chính sách thu phải khai thác và quản lý chặt chẽ các nguồn thu, tăng thu thuế chủ yếu dựa trên cơ sở mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả. Ngân sách nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm.
c. Thực hiện chiến lượng thị trường cạnh tranh hồn hảo
Nếu q trình cạnh tranh được nâng lên ở mức độ hồn hảo thì giá cả sẽ có xu hướng giảm xuống. Mặt khác, cạnh tranh thúc đẩy các nhà kinh doanh cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý và do vậy sẽ giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm được giá bán hàng hóa.
d. Dùng lạm phát để chống lạm phát
Đối với những quốc gia còn nhiều tiềm năng vào lao động, đất đai, tài nguyên…, nhà nước có thể tăng chỉ số phát hành để chi phí cho việc mở rộng đầu tư và hy vọng các cơng trình đầu tư mang lại hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát. Áp dụng biện pháp này địi hỏi phải có một tiềm lực mạnh về các yếu tố sản xuất, có trình độ khoa học – kỹ thuật tiên tiến, trình độ quản lý kinh tể cao thì mới có thểthành cơng được.
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH 105