Các thời kỳ phát triển của tiền tệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 4 : TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ

4.1. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

4.1.2. Các thời kỳ phát triển của tiền tệ

4.1.2.1 Tin t phi kim loi

Trong thời kỳ đầu khoảng 2000 năm trước công nguyên, vật trung gian đổi thường chọn từ một loại hàng hóa có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có thể bảo tồn lâu ngày, phổ biến, đặc trưng cho địa phương, khu vực nơi diễn ra quan hệ trao đổi.

Ví dụ: Thời cổ đại của Trung Quốc đã từng dùng da, vỏ trai, gạo, vải để làm vật ngang giá chung. Hy Lạp, La Mã thì dùng súc vật. Tây Tạng, Mông Cổ, Indonexia dùng chè. Bắc Mỹ dùng thuốc lá…

Nhược điểm: Khó chia theo tỷ lệ trao đổi vàkhó bảo quản. Ví dụ: Gia súc khó phân chia theo những tỷ lệ trao đổi, bia dầu thì có thể chia nhỏ nhưng lại khó bảo quản.

4.1.2.2 Tin t kim loi

Từ thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng và phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ các triều đại phong kiến.

Kim loại được chọn làm bản vị cho chế độ tiền tệ các nước cũng được thay thế từ những kim loại kém giá như sắt, đồng, kẽm đến những kim loại có giá trị cao như bạc, vàng.

Để tạo điều kiện dễ dàng cho trao đổi, một số thương nhân đã tự in đúc tiền và sau này nhà nước chính thức ban hành tiêu chuẩn giá cả cho đồng tiền quốc gia và thống nhất kỹ thuật in – đúc tiền để đảm bảo uy tín, tính chất pháp lý của đồng tiền đồng thời chứng thực quyền lực nhà nước.

Khi chủ nghĩa tư bản hình thành, nền sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi vật trung gian trao đổi phải có giá trị cao, được nhiều người chấp nhận, có độ bền để bảo tồn giá trị theo thời gian. Vàng và bạc đã loại dần các kim loại kém giá, dễ rỉ sét để trở thành kim loại phổ biến theo khoảng thế kỷ 18 và 19.

Trong giai đoạn này, có những nước đã thực hiện chếđộ song bản vị, nghĩa là cùng thừa nhận vàng và bạc là tiền tệ trong lưu thơng. Tuy nhiên, cùng tồn tại

Tài chính tin t Chƣơng 4: Tin tvà lƣu thơng tin t

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 72

bên cạnh vàng, vai trò của bạc trong trao đổi bị giảm sút khơng chỉ về hình thức, mà giá trị quý hiếm của vàng trên thị trường ngày càng cách xa khoảng cách với bạc.

Đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi giá trị của bạc bị giảm mạnh, hầu hết các nước phương Tây đã áp dụng chế độ bản vị vàng và mối quan hệ giao thương bị phụ thuộc nhiều vào châu Âu nên sau đó các nước châu Á cũng lần lượt chuyển sang chế độ bản vị vàng.

Sử dụng tiền kim loại có nhiều ưu điểm hơn so với hóa tệ nhưng cũng có những hạn chế như cồng kềnh, khó chuyên chở. Mặt khác, quy mô sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển địi hỏi sự gia tăng của phương tiện trao đổi trong khi nguồn vàng dự trữ không đủ đáp ứng. Do đó, thay vì dùng vàng trực tiếp làm tiền, các nước đã có xu hướng chuyển sang dùng tiền dấu hiện ngày càng phổ biến hơn từ những năm của thế kỷ 17 đến nay.

4.1.2.3 Tiền giấy – tiền tín dụng

Tiền giấy là một dạng tiền dấu hiệu. Tiền giấy chỉ có giá trị đại diện, cho nên để được sử dụng như một phương tiện trao đổi thì nó phải dựa vào sự tín nhiệm của con người. Tiền giấy xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và thời nhà Tống. Ở Việt Nam thời nhà Hồ cũng đã cho lưu hành tiền giấy “Phong bảo hội sao”.

Tuy nhiên, việc lưu hành tiền giấy ở trên không được liên tục, nên khi nghiên cứu, người ta thường xem xét ở Châu Âu. Vào thế kỷ 17 ngân hàng Amsterdam của Hà Lan đã cho phát hành những tờ biên lai cho thân chủ có vàng, bạc ký thác tại ngân hàng, người sở hữu biên lại có thể rút tiền tại ngân hàng hoặc dùng để thanh toán cho người khác.

Một ngân hàng Thụy Điển cũng đã cho phát hành tiền tín dụng (kỳ phiếu ngân hàng) để cho vay dựa trên dự trữ bằng vàng và uy tín của ngân hàng. Người giữ tiền có thể đem đến ngân hàng đổi ra vàng bất cứ lúc nào và Ngân hàng cũng có thể cho vay nhiều hơn số tiền vàng dự trữ.

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 73

Theo cách này, nhiều ngân hàng khác cũng tự phát hành tiền cho vay làm cho trong lưu thơng có nhiều loại tiền tín dụng và không loại trừ những trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán gây thiệt hại cho người sử dụng.

Do vậy, cùng với yêu cầu của sản xuất và lưu thơng hàng hóa địi hỏi tiền tín dụng phải được phát hành từ một ngân hàng có uy tín, đồng thời phạm vi lưu thơng của tiền tín dụng phải rộng rãi. Mặc khác, để đảm bảo quyền lợi của công chúng, nhà nước đã ban hành những điều luật về phát hành tiền và hợp thức hóa vài trò của ngân hàng phát hành được độc quyền phát hành tiền tín dụng vào lưu thơng.

Thời đại lưu thông tiền giấy trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn tiền giấy khả hốn: Có thể chuyển đổi ra vàng.

Trước thế chiến thứ I, các nước sử dụng chế độ tiền giấy khả hoán nên vàng được xem là cơ sở đảm bảo để các ngân hàng phát hành tiền tín dụng và ngân hàng phát hành có trách nhiệm chuyển đổi tiền tín dụng ra vàng cho người sở hữu bất cứ lúc nào.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ I kết thúc, nguồn dự trữ vàng của các nước bị giảm sút, cơ sở đảm bảo cho tiền giấy phát hành không chỉ là vàng mà còn đảm bảo bằng thương phiếu, đồng tiền của các cường quốc kinh tế như Anh, Mỹ. Chế độ tiền giấy khả hoán chỉ tồn tại ở một số quốc gia có tiềm lực kinh tế như Anh, Pháp, Mỹ.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, USD trở thành đồng tiền quốc tế và phương tiện cất trữ của các nước tư bản. Chính phủ Mỹ chỉ thực hiện chuyển đổi USD giấy ra vàng cho chính phủ và ngân hàng trung ương nước khác.

Đến những năm 60, USD bị rơi vào khủng hoảng, USD bị giảm giá liên tục và chế độ bản vị USD bị phá sản vào đầu thập niên 70, chấm dứt chế độ tiền giấy khả hoán.

Giai đoạn tiền giấy bất khả hốn: Khơng có khả năng chuyển đổi ra vàng. Ngày nay, các nước đều áp dụng chế độ lưu thông tiền giấy. Tiền giấy do ngân hàng trung ương thống nhất phát hành là đồng tiền hợp pháp được lưu hành

Tài chính tin t Chƣơng 4: Tin tvà lƣu thông tin t

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 74

với giá trị bắt buộc và nhà nước không thực hiện chuyển đổi tiền giấy ra vàng. Tuy nhiên, vàng vẫn được thừa nhận là một trong những cơ sở đảm bảo của giấy bạc lưu hành cũng như là một trong những tiêu chuẩn để xác định tính chất mạnh, yếu của các loại tiền giấy trên thị trường quốc tế.

Tiền giấy được sử dụng làm phương tiện trao đổi ngày càng phổ biến vì những tiện lợi như dễ mang theo trong người, dễ cất trữ. Mặt khác, việc in tiền với nhiều mệnh giá khác nhau có thể đáp ứng cho nhu cầu trao đổi chi ly và chính xác.

Cùng mang bản chất là tiền dấu hiệu, các loại chứng từ có giá có thể thay thế cho tiền làm phương tiện chi trả rất phổ biến ở các nước từ thế kỷ 19 đến nay. Chẳng hạn như thương phiếu (có thể chuyển nhượng trong thời hạn nợ) hay séc thanh tốn (có thể lưu thông trong thời hạn hiệu lực). Sự có mặt của các loại chứng từ có giá này làm phong phú thêm phương tiện thanh tốn ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)