CHƢƠNG 4 : TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ
4.4. Lạm phát
4.4.5. Hiện tượng giảm phát
Khi bàn về lạm phát sẽ thiếu sót nếu chúng ta không đề cập đến hiện tượng giảm phát. Thực ra trước đây trong lý thuyết lạm phát người ta ít bàn đến vấn đề giảm phát nhưng sau này người ta phải thừa nhận tồn tại hiện tượng trái ngược với lạm phát là giảm phát. Dựa vào phương trình của Fisher thì giảm phát xảy ra khi vì một lý do nào đó mà M trong lưu thơng bị giảm kéo theo P giảm. Trong bối cảnh đó có khả năng là một loạt doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp gia tăng, sức sản xuất giảm và nền kinh tế bị khủng hoảng. Trong khi đó với lập luận của Keynes thì hiện tượng giảm phát có thể xảy ra nếu nhà nước tăng thêm tiền vào lưu thơng nhưng khơng làm cho giá cả hàng hóa tăng thêm.
Trên thực tế, trong lịch sử lưu thông tiền tệ, hiện tượng giảm phát ít khi phát sinh một các tự phát mà thông thường là một việc làm chủ quan của nhà nước nhằm hạn chế ngay nhu cầu để giảm những mất cân đối trong nền kinh tế.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4
1. Trình bày khái quát quá trình phát triển của tiền tệ.
2. Trình bày khái niệm và nêu tên các chức năng của tiền tệ. Minh họa chức năng giá trị của tiền tệ.
3. Trình bày khái niệm về chế độ lưu thông tiền tệ. Liệt kê các yếu tố cấu thành chế độ tiền tệ. Trong các yếu tố trên, yếu tố nào được các quốc gia thống nhất chung khi sử dụng?
4. Kể tên các chế độ lưu thông tiền kim loại. Minh họa chế độ bản vị vàng.
5. Giải thích sự ra đời của tiền giấy. Trình bày bản chất của tiền giấy. Giá trị đại diện thực tế của tiền giấy được quy đổi như thế nào?
6. Giải thích về sự ra đời của quyền rút vốn đặc biệt?
7. Trình bày các học thuyết tiền tệ. Bạn thích học thuyết nào, tại sao? 8. Trình bày và minh họa quy luật lưu thông tiền tệ của K.Mark.
9. Trình bày thuyết số lượng tiền tệ của Fisher. Thuyết số lượng tiền tệ phụ thuộc các yếu tố nào?