Khái niệm và phân loại lạm phát

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 95 - 97)

CHƢƠNG 4 : TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ

4.4. Lạm phát

4.4.1. Khái niệm và phân loại lạm phát

4.4.1.1 Khái niệm

Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy. Điều này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ là một loại dấu hiệu giá trị được phát hành vào lưu thông để thay thế cho tiền đủ giá nhằm thực hiện vai trò trung gian trao đổi. Bản thân tiền giấy khơng có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thơng thì người ta khơng có xu hướng giữa lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thơng hàng hóa.

Có nhiều nhà kinh tế đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát, nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hồn tồn.

Có quan điểm cổ điển cho rằng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng làm đảm bảo của ngân hàng phát hành. Cụ thể, người ta dựa vào tỷ lệ đảm bảo của tiền tệ để xem xét có lạm phát hay không. Chẳng hạn nếu pháp luật ấn định rằng tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của tiền tệ 40%, khi tỷ lệ xuống dưới mức pháp định tức là ngân hàng đã phát hành tiền quá mức.

Quan điểm khác cho rằng lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế. Có thể tóm tắt trong phương trình Fisher:

Nếu tổng khối lượng tiền lưu hành M tăng thêm trong khi tổng lượng hàng hóa – dịch vụ được trao đổi Y giữ vững, mức giá trung bình P tăng lên. Và nếu thêm vào đó tốc độ lưu thơng tiền tệ V tăng thì P lại tăng rất nhanh. Để khắc phục tình trạng này, cần dùng biện pháp thích hợp để thiết lập lại cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế.

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 93

Quan điểm trên giúp ta hiểu rõ về hiện tượng lạm phát nhưng không cho biết nguyên nhân của lạm phát.

Lại có quan điểm cho rằng lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hóa (tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động). Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Thật ra giá cả đồng loạt tăng lên chỉ là một trong những biểu hiện của lạm phát.

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về lạm phát như sau: Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.

Lạm phát có đặc trưng là:Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thơng dẫn đến đồng tiền bị mất giá và mức giá cả chung tăng lên.

4.4.1.2 Phân loại lạm phát

a. Lạm phát vừa phải

Lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức một con số hàng năm (dưới 10%/năm). Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

b. Lạm phát cao

Lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm (từ 10 – 100%/năm). Lạm phát cao còn được gọi là lạm phát phi mã. Một số nhà kinh tế cho rằng lạm phát ba con số cũng thuộc loại lạm phát phi mã. Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi lạm phát cao xảy ra người dân khơng cịn muốn nắm giữ tiền mà chuyển sang mua hàng hóa, vàng, ngoại tệ cất trữ. Ví dụ như lạm phát ở Ý năm 1970 là 25%/năm, ở Việt Nam thời kỳ năm 1985 – 1990 luôn ở mức 3 con số.

c. Siêu lạm phát

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên. Siêu lạm phát còn gọi là là lạm phát siêu tốc. Khơng có điều gì là tốt

Tài chính tin t Chƣơng 4: Tin tvà lƣu thơng tin t

KHOA K TỐN TÀI CHÍNH 94

khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Ví dụ lạm phát ở Nhật năm 1949 là 23.700%/năm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tài chính tiền tệ (Nghề Kế toán doanh nghiệp) (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)