Có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa năng lực thưởng thức nghệ thuật và năng lực sáng tạo với mức độ thường xuyên tiếp xúc, thưởng thức và trải nghiệm tác phẩm nghệ thuật. Năng lực thưởng thức nghệ thuật được hiểu là khả năng cảm nhận, thụ hưởng, rung động, thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm mà người nghệ sĩ đã dụng công tạo dựng. Năng lực này thường sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm, vốn sống, tuổi tác, sự tinh nhạy của các giác quan, sự nhạy cảm của mỗi các nhân, độ am hiểu về đặc trưng ngơn ngữ của từng loại hình nghệ thuật… Ngồi những yếu tố có tính nền tảng đó thì việc tiếp xúc thường xun với các sản phẩm văn hóa nghệ thuật cũng khiến sự tinh nhạy trong cảm thụ có cơ hội được bồi đắp, rèn giũa. Việc học hay được trang bị kiến thức lý thuyết về nghệ thuật không thể thay thế cho việc tự cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, những hiểu biết lý trí khơng tạo ra những rung động, cảm xúc như khi tiếp xúc với tác phẩm, dù rằng nếu có nền tảng hiểu biết thì những cảm xúc sẽ có chiều sâu hơn thay vì chỉ là cảm tính. Chỉ có việc “nghe” nhạc,
“đọc” sách, “xem” tranh… mới khiến con người thổn thức, rung động từ đó liên tưởng, suy ngẫm về nhiều vấn đề trong cuộc sống mà tác phẩm gợi nên. Vì vậy, có thể nói tiêu dùng các sản phẩm văn hóa chính là cách quan trọng nhất để rèn luyện, thúc đẩy năng lực thưởng thức nghệ thuật.
John Storey (1999) trong cuốn Cultural Consumption in Everyday Life (Cultural Studies in Practice) (Tiêu dùng văn hóa trong đời sống hàng ngày) đã từng
xem việc đọc khơng phải chỉ là tiêu dùng văn hóa, tiếp nhận văn hóa mà cịn là q trình sản xuất (reading as production) khi mà quá trình đọc khơng thể tách rời và liên tục kết nối với bối cảnh đời sống mà người đọc thuộc về [51]. Điều này cũng là dễ hiểu vì ngữ nghĩa câu chữ và tác phẩm khơng được sinh ra ngay từ đầu mà sản sinh cùng với quá trình đọc, liên tưởng, ngẫm nghĩ của người đọc.
Năng lực sáng tạo, ở một mức cao hơn, đòi hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng của con người nhưng cũng phải dựa trên năng lực thưởng thức, hay rộng ra là mức độ tiêu dùng văn hóa. Từ góc độ nghệ thuật, sáng tạo với nghĩa là hiện thực hóa suy nghĩ, cảm xúc, ý tưởng thành tác phẩm trên cơ sở sử dụng những chất liệu cụ thể cũng cần có vốn hiểu biết, trải nghiệm từ đời sống cũng như từ việc cảm nhận tác phẩm nghệ thuật. Việc thường xuyên tiếp cận, thưởng thức các sản phẩm văn hóa như một cách làm đầy vốn sống, rèn luyện khả năng cảm thụ, tư duy sáng tác. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi sự “sáng tạo”, phá cách, mới mẻ, đột phá… nhưng những thứ đó cũng chỉ có được dựa trên nền tảng sâu rộng kiến thức, cảm xúc mà người sáng tạo tri nhận được qua việc thưởng thức rộng rãi và phong phú các sản phẩm văn hóa nghệ thuật khác.