Tiêu dùng các sản phẩm điện ảnh

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 52 - 55)

2.2. Nội dung tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà

2.2.2. Tiêu dùng các sản phẩm điện ảnh

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khán giả ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có khán giả trẻ đang là SV các trường đại học. Việc đến rạp xem phim hay xem qua mạng internet, qua truyền hình, qua các nền tảng chiếu phim trả phí như Netflix… có thể nói là một phần quan trọng trong đời sống của SV, nơi người trẻ có thêm được nhiều kinh nghiệm sống cũng như đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu kết nối.

Kết quả khảo sát cho thấy đa phần các SV đều quan tâm đến các sản phẩm điện ảnh, thể hiện ở tần suất xem phim: 80/200 SV lựa chọn thường xuyên xem phim, 105/200 có mức độ tiêu dùng ít hơn, chỉ dừng lại ở mức “thỉnh thoảng”. Sở thích phim của SV khá đa dạng, tập trung ở các thể loại như phim tâm lý tình cảm (130/200 ý kiến), phim hài (96/200), phim hành động (93/200), phim kinh dị (57/200), phim cổ trang (53/200), phim hoạt hình (53/200).

Các bộ phim tâm lý tình cảm về chủ đề gia đình, tình yêu, mối quan hệ cha con, mẹ con, anh em… được lựa chọn khá nhiều, nhất là các phim truyền hình Hàn Quốc như phim Hạ cánh nơi anh, Thế giới hôn nhân, Youth of may (Tuổi trẻ của tháng năm),

Nevertheless (Dẫu biết), Điều kì diệu ở phịng giam số 7, True love (Tình u đích thực) … Một số bộ phim Việt Nam được phát sóng trên truyền hình gần đây được chuyển thể từ kịch bản phim Hàn Quốc cũng được SV quan tâm theo dõi như Hương

vị tình thân, Hướng dương ngược nắng, Thương ngày nắng về, 11 tháng 5 ngày, Lối về miền hoa… Nhiều SV theo dõi từng tập trên truyền hình, đón đợi lịch chiếu hàng

ngày để tò mò, háo hức, nhưng nhiều SV lại chọn xem lại trên trang

https://www.vtvgiaitri.vn, xem một lúc nhiều tập (các tập đã được chiếu trên truyền

hình). Các bộ phim này có ý nghĩa với các SV vì “Những bộ phim em nghĩ người xem

sẽ phải rơi nước mắt hay đọng lại một điều gì đó cho cuộc sống của mình” (T.T - SV

năm hai - ngành Quản lý văn hóa), “Nhiều bộ phim phản ánh được các vấn đề của

người trẻ chúng em như tình yêu, lập nghiệp, sự lựa chọn, sự vấp ngã, thành công, thất bại” (V.A - SV năm thứ 3 - ngành Văn hóa truyền thơng) hay “Em thấy nhiều phim Việt Nam gần đây rất gần gũi, phản ánh chân thực cuộc sống của giới trẻ”

(N.V.N – SV năm thứ 4 – ngành Văn hóa du lịch). Với câu chuyện nhẹ nhàng, tươi sáng, đan xen yếu tố bi – hài, những bộ phim về chủ đề này khơng chỉ giúp SV giải trí mà cịn lan tỏa đi những thơng điệp tích cực cho xã hội, truyền cảm hứng cho giới trẻ. SV cũng thường lựa chọn đi xem phim tại rạp nhất là các bộ phim hành động, phim bom tấn của thế giới. Nhiều SV thường xuyên theo dõi và cập nhật chuỗi phim mang thương hiệu Vũ trụ điện ảnh Marvel gồm Iron man 1, 2, 3 (Người sắt), Thor

(Thần Sấm), The first avenger – Captain America (Kẻ báo thù đầu tiên), Vệ binh dải

ngân hà, Chiến binh báo đen – Wakanda, Batman (2022)… Một số bộ phim Việt Nam

gần đây được quảng cáo rầm rộ như Bố già, Tiệc trăng máu… nhiều SV cũng lựa chọn đi xem, phần vì tị mị, một phần cũng là vì theo xu hướng - khi bạn bè mình nói nhiều

đến bộ phim trong các cuộc trị chuyện. Với nhiều chính sách ưu đãi được các hệ thống rạp áp dụng dành cho đối tượng là học sinh, SV, do vậy SV có thể dễ dàng tiếp cận được. Hiện nay vé xem phim tại rạp thường là từ 45.000đ/ vé đến khoảng 100.000đ/ vé tùy vào khung giờ chiếu hoặc loại phim 2D hay 3D. Hầu hết các rạp đều áp dụng giảm giá cho SV đối với vé 2D và thời gian để hưởng ưu đãi giá vé là trước 17h mỗi ngày.

Các sản phẩm văn hóa, ngồi chức năng giải trí thì cịn có chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp… Phim ảnh qua truyền tải và kể những câu chuyện về đời sống cũng mang trong mình những chức năng đó. Phim ảnh mang đến cơ hội cho người trẻ trải nghiệm những tình huống, những hồn cảnh, những mối quan hệ mà có thể họ chưa từng biết đến, qua đó mở rộng phạm vi nhận thức về đời sống, giúp người trẻ nhìn nhận cuộc sống trong thế đa dạng, đa chiều. Ý kiến khảo sát cũng cho thấy, ngồi việc là một hình thức giải trí phổ biến thì SV có thể học được nhiều điều từ phim ảnh như: trở nên hiểu biết hơn về đời sống (131/200 ý kiến được khảo sát), có nhiều kĩ năng mềm hơn (81/200 ý kiến khảo sát), tự tin hơn (40/200 ý kiến khảo sát), có thêm nhiều kinh nghiệm từ các nhân vật trong phim (125/200 ý kiến khảo sát).

Biểu 3: Tác động của phim ảnh tới SV

Mỗi nhân vật trong phim như là những “tấm gương” để người trẻ có dịp soi vào, nhận thấy mình trong đó hoặc rút ra những bài học, những kinh nghiệm. Điều này phù

0 20 40 60 80 100 120 140

Hiểu biết hơn Có nhiều kĩ năng mềm

hơn Tự tin hơn Có thêm nhiều kinh nghiệm

hợp với ý kiến nhiều SV thần tượng các diễn viên điện ảnh trong nước và nước ngoài (như các diễn viên Lee Min Ho, Ji Chang Wook, Kim Woo Bin, Park Min Young… - diễn viên Hàn Quốc; Lương Triều Vỹ, Châu Tấn, Châu Tinh Trì, Triệu Lộ Tư… - diễn viên Trung Quốc; Tom Cruise, Emma Watson, Anne Hathaway… hay các diễn viên Việt Nam như Việt Anh, Ninh Dương Lan Ngọc… SV mến mộ, thần tượng các diễn viên điện ảnh vì các lý do khác nhau như: gu thời trang, ngoại hình đẹp, cuốn hút, phong cách sống, vẻ đẹp trí tuệ, sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống:

“Xinh đẹp sẽ có ưu thế hơn trong cuộc sống, cộng thêm trí tuệ sẽ dễ thành

công hơn” (L.A - SV năm thứ nhất, ngành Văn hóa truyền thơng).

“Thành cơng không đến với bạn nếu bạn không nỗ lực”, “ln vui vẻ

đón nhận mọi điều dù tốt hay xấu” (Đ.V, SV năm thứ tư, ngành Quản lý văn hóa).

“Em học được từ thần tượng đó chính là năng lượng tích cực, chân thành, biết u chính bản thân mình, nói lên tiếng nói của mình, học cách trân trọng những gì mình đang có. Dù họ đã trải qua nhiều khó khăn rồi mới đạt được thành cơng, danh tiếng trên tồn thế giới nhưng họ vẫn tiếp tục nỗ lực và không dừng lại” (T.T, SV năm thứ ba, ngành Quản trị nhân lực).

“Em học được những phẩm chất tốt đẹp từ họ, về cách họ cống hiến cho nghệ thuật, đặc biệt là cách họ theo đuổi đam mê, cách họ nỗ lực và vượt qua những khó khăn để đạt được thành quả chính là những bộ phim, sự nổi tiếng, danh vọng và tiền bạc” (P.T, SV năm thứ ba, ngành Quản trị nhân lực).

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật hiện đại có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn cũng như có sức hấp dẫn lớn với SV. Với đặc điểm là dễ tiếp cận, dễ thưởng thức mà khơng phải địi hỏi q nhiều điều kiện, các bộ phim luôn là một lựa chọn quan trọng trong việc tiêu dùng văn hóa của SV.

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)