Bồi dưỡng và nâng cao năng lực số cho sinh viên

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 83 - 85)

Những phân tích ở chương 2 đã cho thấy tiêu dùng số đang trở thành hiện tượng phổ biến trong đời sống SV nói chung và tiêu dùng văn hóa nói riêng. Được làm quen với điện thoại, máy tính từ bé, SV hiện nay đều khá am hiểu, sử dụng thành thạo nhiều thiết bị công nghệ để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của đời sống. Ngồi đời sống thực thì những tham gia trên khơng gian mạng, không gian số là một phần, nếu như

khơng nói là phần rất quan trọng trong đời sống của người trẻ, của SV – những người từ khi sinh ra đã được bao quanh bởi sự phát triển của internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh… Hơn nữa, trong những phân tích ở chương 2, tiêu dùng văn hóa của SV trong một số trường hợp đang theo chiều hướng vi phạm những quy định về bản quyền (xem phim trên các trang web phim lậu). Vì vậy, để khai thác hiệu quả và có trách nhiệm các tài nguyên trên internet, SV cũng cần được giáo dục, đào tạo về năng lực số.

Năng lực số, theo định nghĩa của UNESCO là khả năng truy cập, quản trị, thấu hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thơng tin một cách an tồn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho thị trường lao động. Khung năng lực số được xây dựng có sự khác biệt giữa các tổ chức, các quốc gia do xuất phát từ cách tiếp cận và bối cảnh đặc thù nhưng đều bao gồm các năng lực cần thiết cơ bản. Tại Việt Nam, một mơ hình khung năng lực số cho Việt Nam cũng đã được đề xuất bao gồm 7 nhóm năng lực chính: 1. Vận hành thiết bị và phần mềm, 2. Năng lực thông tin và dữ liệu, 3. Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số, 4. Sáng tạo nội dung số, 5. An ninh và an tồn trên khơng gian mạng, 6. Học tập và phát triển kỹ năng số, 7. Năng lực số liên quan đến nghề nghiệp (Trần Đức Hòa – Đỗ Văn Hùng, 2021) [15] (Xem thêm phụ lục 1). Năng lực số không chỉ là yếu tố quyết định sự thành công trong nghề nghiệp tương lai mà còn chi phối cả cách tiêu dùng văn hóa, đáp ứng đời sống tinh thần của người học. Vì vậy phát triển năng lực số là thực sự cần thiết cho SV để sống, học tập, làm việc và tham gia giao tiếp xã hội một cách chủ động và an tồn, để có thể thích ứng với sự phát triển trong bối cảnh mới.

Ý thức được vai trò quan trọng của năng lực số đối với người học, ĐHNV cũng đã tổ chức sự kiện nói chuyện chuyên đề giới thiệu về năng lực số23 tới SV. Tuy nhiên, chưa nhiều SV ý thức về tầm quan trọng của năng lực số nên việc tham gia sự kiện còn hạn chế (phần lớn là SV ngành Khoa học thư viện, chuyên ngành Quản trị thông tin), xem đây như là vấn đề không thiết thân với mình nên cịn khá thờ ơ. Do vậy, nhà trường có thể xem xét đưa nội dung giáo dục về năng lực số trong các chương trình Tuần sinh hoạt cơng dân sinh viên đầu khóa hoặc những Sinh hoạt thường kì hàng năm cho các khóa học. Đối với sinh viên năm thứ nhất, ngay sau khi nhập học, trong tuần

23 Xem thêm tại http://truongnoivu.edu.vn/tin-tuc/10651/Giai-ma-nang-luc-so-cho-sinh-vien- Truong-Dai-hoc-Noi-vu-Ha-Noi.aspx

sinh hoạt cơng dân sinh viên đầu khóa, SV được học tập một số các chuyên đề về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của đất nước, quy định, quy chế đào tạo trong trường, giới thiệu kĩ năng, phương pháp học đại học, giới thiệu về ngành nghề đào tạo. Bên cạnh các nội dung này, nên chăng đưa thêm nội dung giáo dục về năng lực số nhằm giáo dục và hình thành một số kĩ năng như hướng dẫn cài đặt, gỡ bỏ và sử dụng phần mềm, ứng dụng; sử dụng các cơng cụ sẵn có để tổ chức tìm thơng tin, sử dụng thơng tin phù hợp với đạo đức và pháp luật, thực hành các hành vi chuẩn mực trong môi trường số, bảo vệ dữ liệu cá nhân, sử dụng công nghệ số trong phát triển ý tưởng… Việc được trang bị kiến thức, kĩ năng ngay từ đầu khóa học, cũng như được cập nhật qua các năm học sẽ giúp SV có được năng lực số cần thiết để tham gia tích cực, chủ động và an tồn trong mơi trường số, cũng như có năng lực tự chủ, trách nhiệm với việc tiêu dùng văn hóa trên internet.

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)