Thị trường sản phẩm văn hóa

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 38 - 45)

1.4. Các yếu tố tác động đến tiêu dùng văn hóa của sinh viên

1.4.3. Thị trường sản phẩm văn hóa

Từ sau chính sách Đổi Mới năm 1986 với q trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, tốc độ hội nhập của Việt Nam với thế giới bên ngồi diễn ra nhanh chóng, sâu rộng. Việt Nam dần trở thành một điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ mốc khởi điểm này cho đến nay, đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến đổi sâu sắc.

Trước tiên, q trình tự do hóa kinh tế với việc giảm bớt các quy định, hạn chế của chính phủ và đổi lấy sự tham gia nhiều hơn của các thành phần tư nhân đã góp phần đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, mang lại sự thịnh vượng kinh tế trong 35 năm qua. Chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã đem đến những tác động tích cực như xóa đói giảm nghèo, tạo ra cơng ăn việc làm, ổn định xã hội và nhờ vậy các sức ép về các vấn đề xã hội cũng được giảm thiểu đáng kể. Đời sống của người dân được cải thiện đáng kể cùng với đó là sự chú trọng và quan tâm hơn đến đời sống tinh thần, nảy sinh thêm nhiều nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đổi với lĩnh vực văn hóa ngày càng gia tăng. Sau Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) nhiều chính sách đã được thực hiện, thúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam, mở rộng thị trường văn hóa. Năm 2014, Nghị quyết 33 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI của Đảng xác định xây dựng và hồn thiện thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa – đây là căn cứ chính trị, pháp lý quan trọng để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường sản phẩm văn hóa. Sau đó, các hoạt động sản xuất, sáng tạo văn hóa của các cơ quan, đơn vị trong và ngồi cơng lập trở nên sơi động hơn, góp phần thúc đẩy mức tiêu dùng văn hóa của người dân nói chung và của SV nói riêng.

Trong ngành xuất bản, từ đầu những năm thập niên 2000 đánh dấu một bước phát triển mới của ngành công nghiệp xuất bản Việt Nam. Kể từ đây, ngành này có sự khởi sắc mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều nhà xuất bản mới. Nhà xuất bản Nhã Nam

(Cơng ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam) gia nhập thị trường sách tháng 2/2005 với phương châm “mỗi cuốn sách như một con thuyền mang tới niềm vui, tri

thức, ngạc nhiên và đồng cảm”. Nhiều dòng sách đáp ứng được nhu cầu đa dạng của

người đọc như tác phẩm hư cấu, phi hư cấu, lịch sử, triết học, văn hóa đương đại, sách triết lý sống, sách khai trí… Nhiều tác phẩm có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ, đánh thức niềm say mê đọc văn chương ở độc giả trẻ tuổi, trở thành sách gối đầu giường, mở ra những cách nhìn mới về lối sống, làm thay đổi những quan niệm cũ

Tháng 9/2005, nhà xuất bản Tri thức, trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kĩ thuật Việt Nam được thành lập, góp thêm một mảng màu quan trọng trong bức tranh ngành xuất bản cũng như trong đời sống tinh thần của người dân đô thị. Từ các cuốn sách đầu tiên thuộc Tủ sách Tinh hoa tri thức thế giới, hoạt động dịch thuật được đẩy mạnh và xuất bản những tác phẩm kinh điển như Bàn về tự do – J.S.Mill (Nguyễn Văn Trọng dịch), Tâm lí học đám đơng – G.le Bon (Nguyễn Xuân Khánh dịch)… về sau mở rộng ra với nhiều tủ sách khác như: Tủ sách Dẫn nhập giới thiệu tổng quát kiến thức nền tảng trên nhiều lĩnh vực; Tủ sách Tri thức mới đề cập đến nhiều vấn đề có tính nhân loại; Tủ sách Tiểu sử cung cấp thơng tin về bối cảnh, q trình hình thành những tư tưởng lớn trên thế giới; Tủ sách Việt Nam đương đại mang đến những thông tin đa chiều về Việt Nam hay Tủ sách Tri thức phổ thông đem đến nhiều chủ đề rộng lớn khác nhau3. Ngoài ra, phải kể đến sự nở rộ các hoạt động xuất bản của nhiều nhà xuất bản khác như: nhà xuất bản Trẻ, nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Phụ nữ, nhà xuất bản Thế giới… mang đến nhiều loại tác phẩm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần, tăng vốn hiểu biết cho người dân đô thị cũng như thu hẹp dần khoảng cách tri thức với thế giới khi mà trong một thời gian dài cơ hội tiếp cận bị hạn chế bởi những điều kiện lịch sử.

Hoạt động của ngành xuất bản thực sự sôi động thể hiện qua những con số thống kê từ báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thơng. Theo đó, năm 2014, tồn quốc có tới 63 nhà xuất bản, 1500 cơ sở in công nghiệp, hơn 13.700 cơ sở phát hành xuất bản phẩm, xuất bản được 25.000 cuốn sách với trên 361 triệu bản, xuất bản 859 loại văn hóa phẩm với gần 28 triệu bản (dẫn theo Đặng Thị Thu Hương, 2016) [19, tr.106].

Trong lĩnh vực điện ảnh, với việc ban hành các văn bản có tính định hướng chiến lược như Luật Điện ảnh năm 2006, “Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030” năm 2013, quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 năm 2014 đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thị trường điện ảnh. Hoạt động xã hội hóa các hoạt động điện ảnh được diễn ra mạnh mẽ thể hiện qua sự tăng trưởng số lượng các hãng phim tư nhân. Nhiều doanh nghiệp tư nhân, cơng ty cổ phần và có vốn đầu tư nước ngồi đã cùng tham gia sản xuất và phân phối phim, nhiều dự án phim có sự liên kết với nước ngoài. Các tác phẩm đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung, cách tiếp cận và phản ánh. Chất lượng phim cũng ngày một cải thiện, khơng chỉ nặng tính giải trí mà chú ý nhiều hơn đến tính nghệ thuật. Chính phủ có những thay đổi quan trọng trong quy trình tài trợ, sản xuất, phân phối và trình chiếu phim ở Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1999, chính phủ có những thơng thống trong việc phát hành phim nước ngồi. Năm 2000, Cơng ty phát hành và chiếu phim quốc gia ra đời. Những cố gắng này đã lôi kéo khán giả trở lại với rạp chiếu phim. Sự xuất hiện của doanh nghiệp ngoài khu vực quốc doanh trong lĩnh vực sản xuất và phát hành phim như Thiên Ngân (2004), BHD (1996), Phước Sang, Megastar (2004) - dù là các công ty hoạt động đa lĩnh vực nhưng điện ảnh là lĩnh vực kinh doanh chính. BHD thành lập năm 1996, chú trọng đến việc nhập khẩu phim để cung cấp cho các đài truyền hình trung ương và địa phương. Thiên Ngân (2004) là một nhánh của tập đoàn Galaxy với hệ thống rạp Galaxy, hệ thống phát hành phim nước ngoài tại Việt Nam, nhiều dự án phim thương mại. Megastar được thành lập từ 2004, là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hoạt động trong lĩnh vực phát hành và chiếu phim. Từ những năm 2006, Megastar đã xây dựng hệ thống rạp chiếu lớn tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống phịng chiếu và máy chiếu hiện đại nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ và cũng là công ty tiên phong trong nhập khẩu công nghệ 3D cũng như phát hành phim bom tấn nước ngoài cùng thời điểm ra rạp trên thế giới. Về sau Megastar được bán lại cho một đối tác Hàn Quốc.

Số lượng phòng chiếu cũng tăng lên nhanh chóng: năm 2009, ở Việt Nam có 87 phịng chiếu phim với tổng doanh thu khoảng 302 tỷ đồng; năm 2019, có 1063 phịng chiếu tại 204 cụm rạp, doanh thu 4064 tỷ đồng4. Số lượng phim: từ năm 2009-2014,

4 https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/hien-thuc-hoa-nen-cong-nghiep-dien- anh-viet-nam-654056

mỗi năm Việt Nam sản xuất được 15-25 phim (chiếm 15% tổng số phim chiếu rạp), năm 2015 tăng đột phá lên 42 phim, năm 2016: 41 phim, 2017: 38 phim, 2018: 38 phim, 2019: 41 phim5. Một số bộ phim gần đây lôi cuốn được nhiều khán giả, mang lại doanh thu cao: Bố già (2021) – Trấn Thành, tạo nên cơn sốt tại thị trường phim Việt sau 1 tháng thu về 430 tỷ đồng, giữ vị trí là phim Việt có doanh thu cao nhất (tính đến năm 2021). Tiệc trăng máu (2020) - 175 tỷ đồng; Gái già lắm chiêu (2020) -168 tỷ đồng; Hai Phượng (2019) - Ngô Thanh Vân - 200 tỷ đồng; Cua lại vợ bầu (2019) - đạo diễn Nhất Trung, 191,8 tỷ đồng; Mắt biếc (2019) - đạo diễn Victor Vũ, 180 tỷ đồng; Em chưa 18 (2017) - đạo diễn Lê Thanh Sơn, 171 tỷ đồng6...

Như vậy, có thể thấy, kể từ sau Đổi Mới, thị trường sản phẩm văn hóa trong nước ngày càng sôi động, phong phú và đa dạng về loại sản phẩm, chất lượng ngày càng được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các phương thức quảng cáo, giới thiệu, đưa tác phẩm tới người tiêu dùng cũng linh hoạt và nhanh nhạy hơn. Thị trường rộng mở mang đến nhiều cơ hội lựa chọn cho SV, mặt khác giá cả sản phẩm cũng ngày càng phù hợp với mức chi tiêu của SV. Có thể nói đây là những tác động thuận lợi cho hoạt động tiêu dùng văn hóa của người học.

Tiểu kết chương 1

Phần viết của chương 1 đã khái quát một số vấn đề lý thuyết về tiêu dùng văn hóa như khái niệm, đặc điểm, vai trò và các yếu tố tác động đến tiêu dùng văn hóa. Tiêu dùng văn hóa là hoạt động quen thuộc của con người trong lịch sử phát triển, tuy nhiên khái niệm “tiêu dùng văn hóa” được xuất hiện trong bối cảnh, điều kiện cụ thể gắn với sự xuất hiện của xã hội tiêu dùng, chủ nghĩa tiêu dùng của xã hội tư bản. Theo đó, tiêu dùng văn hóa là hoạt động sử dụng các sản phẩm văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người và mang lại nhiều giá trị khác đối với đời sống con người.

Tiêu dùng văn hóa là một dạng thức tiêu dùng đặc biệt, có nhiều điểm khác biệt so với các hình thức tiêu dùng các sản phẩm vật chất khác, trong đó nhấn mạnh tính tâm lý. Tiêu dùng văn hóa khơng làm hao mịn tác phẩm. Tiêu dùng văn hóa có tính tầng bậc, ở đó giá trị của sản phẩm văn hóa có thể khác biệt giữa các nhóm chủ thể,

5 https://www.qdnd.vn/van-hoa-giao-duc/doi-song-van-hoa/hien-thuc-hoa-nen-cong-nghiep-dien- anh-viet-nam-654056

phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi cá nhân. Giá trị của tác phẩm vì thế khơng được “sinh ra” ngay từ ban đầu mà được khám phá, mở rộng bởi chính chủ thể tiêu dùng.

Tiêu dùng văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người nói chung và với đối tượng sinh viên nói riêng, thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu giải trí, thúc đẩy năng lực thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật, định hướng lối sống. Ngồi ra, đặt trong quy trình vận hành của các ngành cơng nghiệp văn hóa, tiêu dùng văn hóa góp phần thúc đẩy quá trình sáng tạo, nhờ vào việc thúc đẩy và phát triển “bên cầu” như một cách gián tiếp thúc đẩy “bên cung” – những người làm sáng tạo.

Tiêu dùng văn hóa trong bối cảnh hiện nay chịu sự chi phối của nhiều yếu tố trong đó có thể kể đến bối cảnh tồn cầu hóa, đời sống vật chất được cải thiện nhanh chóng, thời gian rỗi nhiều hơn từ đó gia tăng nhu cầu tiêu dùng văn hóa. Hơn nữa, hoạt động tiêu dùng văn hóa cịn bị chi phối bởi sự phát triển của internet và truyền thông theo những cách khác nhau như truyền thông lan tỏa thông tin về sản phẩm văn hóa ở phạm vi rộng hơn, thúc đẩy tính trào lưu của tiêu dùng văn hóa theo cách tạo ra những trải nghiệm tập thể, cảm giác hiện đại, thức thời của những người cập nhật với xu hướng.

Những vấn đề lý thuyết về tiêu dùng văn hóa trên đây là cơ sở để thực hiện mô tả cũng như phân tích thực trạng tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV. Để hình dung phần nào về tiêu dùng văn hóa của SV, các khía cạnh như: nội dung tiêu dùng, phương thức tiêu dùng, phương tiện tiêu dùng sẽ lần lượt được làm rõ gắn với 4 lĩnh vực mà SV quan tâm nhiều hơn cả: sản phẩm điện ảnh, âm nhạc, sách/ báo/ tạp chí, trị chơi điện tử.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

2.1. Khái quát về sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi

Sinh viên đang theo học tại trường có độ tuổi từ 18-25 với nhiều đặc điểm tâm lý xã hội đặc trưng, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện nhân cách cũng như chuẩn bị kiến thức, kĩ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm để trở thành nguồn lao động quan trọng của xã hội. Đây cũng là độ tuổi giàu năng lượng sáng tạo, nhiệt huyết, khát khao đổi mới, thích tìm tòi, khám phá, nhiều khát vọng và mơ ước. Tự nhìn nhận và ý thức cao về bản thân là một đặc điểm tâm lý quan trọng của SV. Giai đoạn này SV vừa làm quen với thế giới nghề nghiệp vừa phát hiện lại chính bản thân mình qua những câu hỏi về hình ảnh con người mình, diện mạo, phẩm chất, năng lực, giá trị của cá nhân mình. Các câu hỏi thường xuyên được người trẻ đặt ra và chất vấn bản thân mình như: tơi là ai, tơi là người như thế nào, giá trị của tơi là gì, tơi có những phẩm chất gì… Qua những mối quan hệ tương tác, so sánh với những người khác, SV sẽ tìm thấy mình và tự ý thức về mình. Chính từ sự tự ý thức này giúp SV sẽ có những điều chỉnh về thái độ, hành vi. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự định hướng, hình thành và xác lập nhiều giá trị sống của SV. Những giá trị chân, thiện, mĩ đã được hình thành ở các cấp học dưới sẽ tiếp tục được người học củng cố và theo đuổi. Mối quan tâm của SV cịn mở rộng ra ngồi phạm vi cá nhân để nghĩ về cộng đồng, xã hội, trách nhiệm với cộng đồng, đóng góp của cá nhân cho xã hội. Các giá trị mới sẽ dần được hình thành như ý thức về tự do cá nhân, dân chủ, nhân quyền… Ngoài ra, giá trị sống mà SV theo đuổi còn chịu sự chi phối của các trào lưu trong xã hội. SV cởi mở hơn, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt, bắt đầu chia sẻ các giá trị chung mang tính chất đương đại như: tình u và hơn nhân đồng tính, tình u và tình dục trước hơn nhân, vấn đề ly hơn trong xã hội, xu hướng làm mẹ đơn thân…

SV được khảo sát trong phạm vi đề tài này được sinh ra từ những năm 1997 cho đến những năm 2004 và trưởng thành trong thập kỉ thứ 3 của thế kỉ 21. Đây là lứa tuổi nằm chính giữa khoảng thời gian được cho là thời điểm sinh của thế hệ Z (generation Z), còn được gọi với nhiều tên khác như Gen Tech, Net Gen, Digital Natives, iGen,

Post Millennials - thế hệ đầu tiên lớn lên sau khi internet đã trở nên phổ biến rộng rãi. Nói cách khác những người trẻ trong độ tuổi này được tiếp cận với internet, thiết bị kĩ thuật, điện thoại thông minh từ nhỏ và lớn lên cùng với sự bùng nổ của công nghệ, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông mới… Trước đây, thế hệ Millennials (có khoảng năm sinh từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) được coi là sống trong thời kì tiên phong của kĩ thuật số, trở thành "những người tiên phong kỹ thuật số", chứng kiến sự bùng nổ của cơng nghệ và mạng xã hội, thì hiện nay thế hệ Z được sinh ra trong một thế giới của sự đổi mới cơng nghệ đỉnh cao - nơi thơng tin có thể truy cập ngay lập tức và mạng xã hội ngày càng phổ biến. SV trong độ tuổi này đa phần đều được tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ nên khá quen thuộc, thoải mái đón nhận

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)