Tiêu dùng các sản phẩm trò chơi điện tử

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 62 - 66)

2.2. Nội dung tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà

2.2.5. Tiêu dùng các sản phẩm trò chơi điện tử

Đã từng có nhiều nghiên cứu, các bài viết trên báo chí phản ánh hiện tượng SV nói riêng và giới trẻ nói chung ham mê chơi trị chơi điện tử (gọi tắt là game). Giới trẻ ăn - ngủ trong quán game đến kiệt sức14, “nghiện game”15, ảnh hưởng của game bạo lực tới hành vi bạo lực, gây hấn của thanh thiếu niên (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2016) [26], “ma lực” của game khiến người trẻ đắm chìm trong thế giới ảo, tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần16. Phần lớn các diễn ngơn trên báo chí đều 14 https://baophapluat.vn/dot-doi-vao-nhung-dem-thau-quan-net-post300326.html 15 https://vov.vn/xa-hoi/tre-nghien-game-online-va-nhung-hau-qua-khon-luong-900953.vov 16 https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/nhieu-ban-tre-do-dan-vi-nghien-game-lam-sao-thoat-khoi-sa- lay-20211031073613711.htm 0 20 40 60 80 100 120 140 160

Trở nên tự tin hơn Cải thiện kĩ năng

sống Hiểu biết hơn

Khoan dung và tôn

trọng người khác Các tác động khác

tập trung vào những mặt tiêu cực của game, mang tính “cảnh tỉnh” để SV tránh xa, dè chừng với game vì đó có thể là mối hiểm họa lớn với tương lai. Tuy nhiên, ở một chiều cạnh khác, trò chơi điện tử cũng mang đến nhiều ý nghĩa đối với người chơi, người thiết kế game, có tác động quan trọng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia. Thực tiễn tại Hàn Quốc cho thấy, game là một phần quan trọng trong các ngành cơng nghiệp văn hóa của đất nước này, đóng góp lớn cho nền kinh tế. Đóng góp cho GDP từ ngành này thậm chí cịn vượt qua cả Kpop – vốn được tin rằng là nguồn doanh thu khủng cho kinh tế Hàn Quốc (Euny Hong, 2015) [16]. Ở Mĩ, đây cũng được xem là “ngành công nghiệp tỉ đơ”. Trị chơi điện tử cũng là lĩnh vực làm nên tên tuổi của nhiều tài năng sáng tạo trẻ, nơi thể hiện sự sáng tạo, khám phá, say mê (như Nguyễn Hà Đông ở Việt Nam với game Flappy bird - một trị chơi có cách chơi đơn giản nhưng có sức mê hoặc lớn…), nhiều bạn trẻ có thể kiếm tiền từ việc thiết kế game hoặc chơi game. Cơng bằng để nhìn nhận thì game - với tính chất là những trị chơi dễ “gây nghiện”, lơi cuốn người chơi – tác động đến người chơi trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.

Trò chơi điện tử (electronic game) được hiểu là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác với người chơi, hướng tới mục đích chính là giải trí. Trị chơi điện tử bao gồm nhiều loại hình khác nhau, nhưng vì sự phổ biến của trị chơi video (video games) mà trong nhiều trường hợp người ta còn gọi trò chơi điện tử là trò chơi video, dù trò chơi video chỉ là một phần nhỏ của trò chơi điện tử. Trong 178/200 ý kiến được khảo sát trả lời có chơi trị chơi điện tử, đa phần là SV nam (145 SV). 102 ý kiến thường chơi các trị chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau thông qua hệ thống máy chủ như Liên quân Mobile, Liên minh huyền thoại…; 54 ý kiến thường chơi trò chơi được tải về qua mạng, khơng có sự tương tác giữa những người chơi.

Hình thức game phổ biến nhất được đa phần SV chọn là “Game mobile” – thuật ngữ chỉ các trò chơi điện tử được người dùng chơi trên các thiết bị di động như điện thoại thơng minh, máy tính bảng. Với ưu điểm là tiện dụng, dễ dàng mang theo, không yêu cầu nhiều số lượng thiết bị đi kèm, có thể chơi bất kì nơi đâu với chi phí thấp, các thao tác cài đặt khá dễ dàng. Chính vì những ưu điểm đó, game mobile đang ngày càng thu hút giới trẻ, trong đó có nhiều người chơi là nữ. Một số trị chơi được SV chọn chơi nhiều là Liên quân mobile (trị chơi đồng đội, phá hủy nhà chính của đối phương),

đường để là người sống sót sau cùng), Tốc chiến mobile (trò chơi đồng đội, phá hủy cứ điểm của đối phương), Area F2 (người chơi nhập vai vào nhiều nhân vật với nhiều kĩ năng khác nhau), Survival Heroes (người chơi chiến đấu để là người sống sót sau cùng, việc chiến thắng đối thủ, người chơi có được vũ khí tăng cường sức mạnh và các vật phẩm)… Đa phần các SV nữ thường chọn các game giải trí nhẹ nhàng như Candy

Crush Saga (trị chơi xếp kẹo vui nhộn, người chơi xếp 3 viên kẹo cùng màu với nhau

thẳng hàng hoặc ngang hàng để triệt tiêu chúng. Người chơi bị giới hạn số lần di chuyển để hoàn thành cấp độ), Among us tìm cặp hình (người chơi lật mở các cặp hình giống nhau trong giới hạn thời gian, nếu khơng tìm đủ các cặp hình trước khi thời gian kết thúc, trò chơi sẽ kết thúc).

Có nhiều lý do khiến trị chơi điện tử thu hút SV. 92 ý kiến trả cho rằng do thiết kế sáng tạo, khả năng tương tác cao (75 ý kiến), trực tiếp tham gia như một nhân vật trong game (68), thu hút sự tưởng tượng (60). Nhiều ý kiến đánh giá cao trị chơi điện tử, có thể kể đến như:

“Chơi game vui và hay ạ. Người làm ra game cũng phải rất sáng tạo và tài năng. Em ngưỡng mộ Nguyễn Hà Đông của Flappy bird – game từng làm điên đảo cả thế giới” (T.Q – SV năm thứ ba – ngành Quản lý văn hóa)

“Chơi game thì phí nửa đời người nhưng khơng chơi thì phí cả một đời”

(M.Q – SV năm thứ ba – ngành Quản trị nhân lực).

Chơi game cũng làm tăng tính đồng đội, kết nối. Nhiều SV nam, khi chơi trong thế giới ảo, SV có cơ hội chia sẻ tâm tư, tình cảm của mình với bạn bè, với người chơi cùng. Việc là “chiến hữu”, “đồng đội”, cùng nhau vượt qua các thử thách trong game cũng tăng tính kết nối, sự thấu hiểu, gắn bó lẫn nhau.

Biểu 8a: Chơi game tác động tới SV

Các trị chơi video cũng có tác động đến khả năng nhận thức, tăng tính kỉ luật khi yêu cầu người chơi phải tuân theo các quy tắc nhất định, theo luật chơi cũng như phải chủ động đưa ra các quyết định để giành chiến thắng. Người chơi cần có kĩ năng lập chiến lược tốt, dự đoán ý định của đối thủ, phối hợp ăn ý với đồng đội. Do vậy, trong một chừng mực nào đó có thể nói các trị chơi điện tử cũng làm tăng kĩ năng giải quyết vấn đề cho người học, rèn luyện sự phản xạ.

Biểu 8b. Chơi game tác động đến SV

Khi được hỏi về việc chơi trò chơi điện tử ảnh hưởng như thế nào đến người học, các ý kiến lần lượt nêu ra các tác động như suy giảm thị lực (95 ý kiến), mệt mỏi (55/178), giành quá nhiều thời gian cho game, ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Giải trí Nâng cao khả năng phản xạ Cải thiện trí nhớ Có thêm nhiều bạn mới Trải nghiệm điều mới mẻ Kết nối với bạn bè Giảm bớt căng thẳng Quên đi sự buồn chán

Chơi game tác động tới SV

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Suy giảm thị lực Mệt mỏi Tốn quá nhiều tiền Kết quả học tập sa sút

Giành quá nhiều thời gian cho game

khác (53/178), kết quả học tập sa sút (29/178) và tốn quá nhiều tiền cho game (22/178). Một số SV có kết quả học tập sa sút đến mức bị cảnh báo học vụ hoặc bị buộc thơi học cũng chỉ vì q sa đà vào thế giới của những trò chơi đầy hấp dẫn và cám dỗ đó. Từ một góc nhìn khác, 57/178 cho rằng việc chơi trị chơi điện tử khơng quá ảnh hưởng đến mình theo chiều hướng tiêu cực, ngược lại là một phần trong đời sống giải trí, giúp giảm bớt sự căng thẳng và kết nối bạn bè.

Biểu 9: Lý do trò chơi điện tử hấp dẫn SV

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)