Hoàn thiện hệ thống cơ sở thiết chế văn hóa trong trường học

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 79 - 83)

Thư viện trường học

Kết quả khảo sát cho thấy vai trị của các thiết chế văn hóa tại trường còn khá mờ nhạt. Tỉ lệ % SV đọc sách, báo, tạp chí tại thư viện trường là 10% (20/200 ý kiến khảo sát), tỉ lệ SV nghe nhạc, xem phim tại các CLB nghệ thuật của trường là rất thấp, gần như khơng có. Để phát triển việc tiêu dùng văn hóa nhất là với các sản phẩm sách/báo/tạp chí, cần chú trọng đến vai trị của thư viện.

Thư viện có vai trị đặc biệt quan trọng trong các trường đại học. Ngoài việc là nơi sinh viên tìm đến để tiếp cận với nguồn tư liệu phục vụ cho các mơn học trong chương trình đào tạo, thư viện cịn là nơi cung cấp nhiều sách/báo/tạp chí phục vụ cho nhu cầu giải trí của SV. Hằng năm thư viện bổ sung nguồn học liệu phục vụ cho nhu cầu tham khảo tài liệu của SV. Bên cạnh đó, nhiều loại sách khác cũng được bổ sung như sách về văn hóa, văn học nghệ thuật, đa dạng các loại báo, tạp chí… Trung tâm Thông tin Thư viện của Trường hàng năm đều tổ chức các sự kiện liên qua đến sách như: tổ chức triển lãm trưng bày sách hưởng ứng ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4), ngày Sách Việt Nam (21/4)20: tuyên truyền về vai trò của sách, thúc đẩy việc đọc, lan tỏa văn hóa đọc tới độc giả trẻ trong trường. Thư viện trường cũng đã có nhiều nỗ lực để xây dựng khơng gian đọc cũng như lan tỏa văn hóa đọc: xây dựng thư viện xanh với không gian rộng rãi, thân thiện, nhiều cây xanh; giới thiệu sách theo chủ để; giới thiệu thư viện số, thư viện điện tử để hỗ trợ người đọc thuận lợi khi tra cứu, mở rộng cơ sở dữ liệu trực tuyến, đa dạng các loại sách điện tử, tạp chí điện tử, liên kết thư viện để chia sẻ tài nguyên số… Tuy nhiên hiện nay, thư viện dường như không phải là một lựa chọn được ưu tiên đối với SV. Số lượng SV tìm kiếm các sách, báo tạp chí để phục vụ nhu cầu giải trí dường như là rất ít. Một phần do sự áp đảo của hình thức giải trí qua điện thoại thơng minh, máy tính các nhân – nơi mà SV có thể đọc mọi lúc mọi nơi. Mặt khác, cũng do chủ yếu hướng đến phục vụ chuyên ngành nên các đầu

20 http://tuoitrenoivu.net/vi/news/hoctap-nchkhoa/sinh-vien-truong-dai-hoc-noi-vu-ha-noi-noi-ve- thoi-quen-doc-sach-331.html

sách cập nhật và bổ sung hàng năm của thư viện để phục vụ nhu cầu giải trí là chưa nhiều, chưa đa dạng. Các đầu sách “hot” trên thị trường hay các tựa sách mà giới trẻ quan tâm chưa xuất hiện nhiều trên thư viện. Trong khi thị trường sách báo giải trí cho giới trẻ cập nhật hàng ngày, hàng giờ, số lượng đầu sách được xuất bản liên tục, người trẻ lại thích theo xu hướng, tính cập nhật. Những sách vở giải trí có trong thư viện đã ít lại kém hấp dẫn so với thị trường sách bên ngoài. Mặt khác, việc giới thiệu sách mới cũng chưa được quan tâm, chưa giúp SV nhanh chóng biết được trên thư viện hiện có hoặc đã cập nhật những đầu sách nào. Để cải thiện điều này, thư viện trường có thể tận dụng website hoặc tạo dựng facebook riêng để liên tục giới thiệu các đầu sách cập nhật, giúp cho người học biết được thơng tin từ đó có kế hoạch đọc trực tiếp hoặc mượn về nhà.

Các câu lạc bộ nghệ thuật

Bên cạnh thư viện, vai trị của các Câu lạc bộ (CLB) văn hóa nghệ thuật trong trường đại học là rất quan trọng đối với đời sống của SV. Hoạt động của các CLB thường phát huy khả năng sáng tạo của nhiều SV, từ đây bồi dưỡng nên hạt nhân trong các phong trào văn hóa văn nghệ của trường. Trong những năm qua, với cách tổ chức hoạt động đa dạng, linh động, các CLB nghệ thuật của trường đã thu hút sự tham gia của nhiều SV.

CLB nghệ thuật của trường được thành lập vào ngày 18/9/2015, là đơn vị chính thức và duy nhất của sinh viên Trường ĐHNV về nghệ thuật với mong muốn là nơi kết nối những bạn trẻ đam mê với nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật, là nơi thỏa mãn đam mê của các cá nhân người trẻ và xa hơn là đẩy mạnh các phong trào văn hóa, văn nghệ của Đồn Trường. Hơn nữa, CLB mong muốn đây chính là “một không gian sinh hoạt ổn định, thường xuyên nhằm đáp ứng các nhu cầu nghệ thuật cho sinh viên”. Sự ra đời của CLB cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường nói chung cũng như Đồn thanh niên đến đời sống tinh thần cho người học, tạo điều kiện để người trẻ có cơ hội thể hiện và đóng góp, phát huy tiềm năng, thế mạnh cá nhân của người học. CLB gồm 5 ban: ban Hát, ban Nhảy, ban Múa, ban Truyền thông và ban Hậu cần. Cho đến nay, các hoạt động chủ đạo của câu lạc bộ thường là tham gia biểu diễn trong các chương trình của các Liên chi đồn, Đồn trường, Nhà trường, Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ nhân các ngày lễ lớn hoặc các sự kiện của nhà trường như biểu diễn văn nghệ trong ngày Khai giảng năm học mới, Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Đại

hội Đoàn trường, lễ kỉ niệm ngày 26/3, các chương trình Chào tân sinh viên của các khoa, chương trình I miss Huha, tham gia trong các sự kiện các chương trình tình nguyện hay các cuộc thi văn hóa nghệ thuật trong và ngồi trường… (Xem thêm phụ lục 4). Để chuẩn bị cho các sự kiện, câu lạc bộ thường tụ họp và cùng nhau tập luyện ngồi giờ tại sân trường. Khơng khí sơi động của tiếng đàn, lời ca cũng khiến sinh viên trong trường náo nức đứng vịng trong vịng ngồi để nghe, để xem và tán thưởng. Tuy nhiên hoạt động của các CLB này không diễn ra thường xuyên và cũng chưa thu hút được số lượng lớn SV tham gia. Hơn nữa, trong 2-3 năm qua, khi giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid 19, hoạt động của các CLB cũng ngưng trệ.

Ngoài các CLB đang hoạt động hiện nay, Nhà trường, Đoàn trường và các Khoa, trung tâm cũng có thể xem xét việc mở thêm các CLB trong trường học, có thể trực thuộc khoa (có chun mơn gần như mơ hình CLB Nhà quản trị nhân lực trực thuộc Khoa Quản lý nguồn nhân lực) hoặc thuộc Đoàn thanh niên như: Câu lạc bộ Điện ảnh. Một số trường đại học tại Hà Nội cũng đang xây dựng những câu lạc bộ kiểu như vậy, một mặt phục vụ trực tiếp cho ngành học cụ thể, mặt khác cũng đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa của SV trong tồn trường. Như CLB Điện ảnh trực thuộc bộ môn Nghệ thuật học, khoa Văn học của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn là một ví dụ khá tiêu biểu. CLB có mục tiêu đưa nghệ thuật điện ảnh tới gần với khán giả trẻ (là SV trong trường) có đam mê với điện ảnh, hoặc có mối quan tâm với điện ảnh, có nhu cầu thưởng thức các tác phẩm điện ảnh. CLB tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như chiếu phim, xem phim và thảo luận. Các phim được chọn chiếu thường được sắp xếp, kết nối theo chuyên đề, mỗi chuyên đề giới thiệu 3 bộ phim, như chuyên đề điện ảnh Oscar 2022 Qua những đêm trường (tháng 3/2022), chuyên đề phim gợi nhớ về nhiều nét văn hóa Nhật Bản như các phim Your name, A letter to Momo (Tháng 1/2022), chủ đề Coming home – về nhà cùng điện ảnh Việt Nam (tháng 12/2021)... Những phim

được chọn chiếu đều là những bộ phim điện ảnh giàu giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn. Hơn nữa, sau mỗi buổi chiếu thường có thời gian giành cho phần thảo luận về phim cùng với khách mời thường là các đạo diễn, các nhà biên kịch hay các thầy cô giáo trong bộ mơn. Cùng với hoạt động chiếu phim thường kì, CLB còn tổ chức nhiều hoạt động khác như tổ chức các cuộc thi viết về phim, các buổi giao lưu gặp gỡ với các đạo diễn, các minigame trên fanpage... Trong thời gian giãn cách do đại dịch Covid 19, CLB vẫn tổ chức chiếu phim và thảo luận trên nền tảng trực tuyến và thu hút được

sự tham dự của nhiều SV. Hiện nay trang facebook của CLB có đến hơn 9000 lượt theo dõi21.

Ngồi ra, CLB sách cũng được thành lập vào ngày 5/5/2015 với mong muốn đem những cuốn sách hay và bổ ích tới các bạn đọc là sinh viên trong trường, lan tỏa tinh thần yêu sách, cổ vũ cho văn hóa đọc. Trang facebook của CLB thu hút hơn 4.700 lượt thích và gần 5.000 lượt theo dõi22. CLB sách đã có những nỗ lực để duy trì sinh hoạt thơng qua các hoạt động và sự kiện như: giới thiệu sách hay giành cho SV, tổ chức cuộc thi viết về cuốn sách tôi yêu, chúc mừng sinh nhật các thành viên của CLB, tổ chức sự kiện sinh nhật CLB sách, đăng tải các sự kiện về sách trên trang facebook… (Xem thêm phụ lục 3). Tuy nhiên có thể thấy hoạt động của CLB sách cịn mang tính “cầm chừng”, chưa có những định hướng sâu hơn về lộ trình hoạt động cũng như xây dựng các hoạt động hiệu quả và thiết thực hơn để phát triển văn hóa đọc. Vì vậy, nên chăng, CLB sách nên được phối hợp cùng với thư viện trường hoặc Đoàn trường để xây dựng kế hoạch hoạt động dài hơi, đều đặn, hiệu quả và cập nhật hơn với giới trẻ. Về cách thức hoạt động, các CLB có thể tham khảo thêm cách làm của một số không gian sáng tạo tại Hà Nội đang thực hiện như mơ hình của Tổ chim xanh, Cà phê thứ

bảy, Doclab, Cuca… Dưới dạng thức là một quán cà phê sách, không gian sáng tạo Tổ chim xanh trong những năm qua đã tạo dựng được những cộng đồng đọc rộng rãi, thúc

đẩy việc đọc, ngẫm nghĩ, thảo luận, hướng đến việc đọc có phản biện. Khơng gian này thường xuyên tổ chức các sinh hoạt như: trao đổi sách, giới thiệu sách, cho/tặng sách, cùng đọc và thảo luận, xây dựng tủ sách theo chuyên đề, trò chuyện và thảo luận về cách đọc, cách lựa chọn sách, thuyết trình và thảo luận về một chủ đề… Những hoạt động thường xuyên, hiệu quả và phù hợp với giới trẻ nên đã thu hút nhiều người trẻ tham dự. Theo kinh nghiệm từ các không gian sáng tạo, CLB Sách của trường có thể kết hợp với Thư viện trường để tạo ra những sinh hoạt định kì theo tháng, theo chủ đề, cập nhật, hiện đại, phù hợp với giới trẻ hơn. Mỗi buổi sẽ cùng đọc, cùng chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân với tác phẩm mình đã đọc với những người khác từ đó kết nối và hình thành nên cộng đồng cùng chung niềm say mê.

21 Xem thêm tại https://www.facebook.com/clbdienanh/?ref=page_internal hoặc

https://clbdienanhnvhn.wixsite.com/blog/s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n

Trong việc củng cố và phát triển hoạt động của các CLB, vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên nhà trường là rất quan trọng. Các tổ chức này cần có những hỗ trợ cụ thể để đa dạng hóa các hoạt động, để có thể tập hợp được đơng đảo SV tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật của trường, nhằm xây dựng đời sống văn hóa phong phú, sôi động cho SV, để nhu cầu tiêu dùng văn hóa trở thành một nhu cầu tự thân. Nhà trường, đại diện là Đoàn thanh niên nên chăng thường xuyên hoặc định kì theo năm, theo quý, tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc có chất lượng nghệ thuật để phục vụ cho SV, để SV có thể tiếp cận với những tác phẩm nghệ thuật có giá trị, những sản phẩm âm nhạc đặc sắc, khơi dậy những tình cảm trong sáng, lành mạnh cũng như sức trẻ trong SV. Những sân chơi âm nhạc vừa là tạo khơng gian giải trí cho SV, vừa tạo nên bản sắc của trường, gắn kết người học với nhau cũng như gắn kết SV với nhà trường. Bên cạnh đó nhà trường cũng có thể tổ chức các cuộc thi âm nhạc dành cho SV, hội diễn văn nghệ cho SV.

Nhà trường cũng cần thường xuyên thông tin, truyền thơng về các hoạt động văn hóa văn nghệ. Website của nhà trường, trang mạng xã hội của trường hiện mới chỉ cung cấp thông tin về hoạt động học, các hoạt động hành chính trong trường mà chưa chú ý đăng tải các thông tin về đời sống của SV. Bộ phận biên tập trang tin điện tử, trang mạng xã hội của trường nên bổ sung thêm mục về đời sống văn hóa, văn nghệ.... Xây dựng chuyên trang chuyên mục về văn hóa, văn nghệ, trong đó tập trung biên tập, giới thiệu, công bố các tác phẩm âm nhạc, các sản phẩm điện ảnh hay những cuốn sách giàu giá trị nghệ thuật.

Đặc thù của trường không phải là đào tạo về nghệ thuật mà là đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nội vụ cũng như đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội tuy nhiên các hoạt động về văn hóa nghệ thuật này hướng đến xây dựng đời sống văn hóa đa dạng, sôi nổi cho SV, để người học gắn bó với trường lớp, bạn bè cũng như góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo con người tồn diện “đức - trí - thể - mĩ”.

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)