Trong những năm qua số lượng SV tiêu dùng các sản phẩm online gia tăng nhanh chóng. Xu hướng này ngày càng trở nên nổi trội, lấn lướt các xu hướng tiêu dùng khác do sự phát triển của internet và mạng xã hội. Tiêu dùng số là thuật ngữ để chỉ việc mua sản phẩm hoặc các dịch vụ trên mạng và khả năng sẵn sàng khám phá trên thiết bị số của người tiêu dùng. Trong báo cáo được thực hiện bởi Facebook và Bain & Company năm 2020, nhiều thông tin chi tiết về xu hướng tiêu dùng mới ở khu vực Đông Nam Á đã được đưa ra. Báo cáo đã chỉ ra mức chi tiêu online đang có xu hướng tăng mạnh (dự tính vào năm 2025, mức chi tiêu của người tiêu dùng số sẽ cao hơn trung bình 3.5 lần so với năm 2018), người tiêu dùng tìm hiểu nhiều hơn về các nền tảng thương mại điện tử, các kênh online – nơi diễn ra các hoạt động tương tác có chủ ý, những nền tảng mọi người sử dụng để tìm thơng tin về các mặt hàng hoặc các dịch vụ trên mạng. Nhiều doanh nghiệp hiện cũng xem nền tảng online như là kênh chính để đảm bảo tương lai [50]. Tiêu dùng số diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống: tương tác, mua sắm thực phẩm, hàng hóa thơng thường, giải trí thơng qua các video có thời lượng trung bình và ngắn, xem/nghe/đọc các sản phẩm văn hóa nghệ thuật… Với SV ĐHNV, xu hướng tiêu dùng số cũng được thể hiện khá rõ nét.
Khi tiêu dùng các sản phẩm âm nhạc, SV đa phần có xu hướng nghe nhạc trực tuyến (streaming music) do tính năng phong phú và sự tiện ích của kho nhạc trực tuyến của các nhà cung cấp lớn, định vị được tên tuổi và uy tín như Spotify, Apple Music hay một số các website nghe nhạc khác. Các thiết bị nghe nhạc từng thịnh hành trong nhiều năm trước như cassette, radio, máy nghe nhạc Ipod, đĩa CD đã gần như khơng cịn hiện diện trong đời sống của SV. Máy nghe nhạc Mp3 nhỏ gọn trong lòng bàn tay có thể lưu trữ hàng nghìn bài hát, trước đây từng được ví như một sản phẩm làm nên cuộc cách mạng trong nghe nhạc thì nay cũng bị thay thế bởi kho nhạc khổng lồ của streaming music. SV có thể đưa ra lệnh tìm kiếm, chỉ trong vài giây sau, danh sách sản phẩm mà SV muốn nghe đã có thể hiện diện và sẵn sàng cho việc thưởng thức. Chất
lượng âm thanh khá tốt, chi phí rẻ là những điểm cộng để SV cân nhắc lựa chọn nghe nhạc theo cách này. Với SV – những thính giả hiện đại, trẻ trung, năng động, thích đổi mới, liên tục cập nhật và am tường công nghệ thì xu hướng này khá phù hợp và lơi cuốn. Hơn nữa, chính những cập nhật nhanh nhạy về cơng nghệ của các nền tảng cung cấp cũng là yếu tố thu hút, lôi cuốn SV chinh phục và khám phá.
Với các sản phẩm điện ảnh, dù những trải nghiệm khi xem phim ở rạp là hoàn toàn khác biệt, chất lượng và sống động hơn nhưng SV cũng chỉ thường chọn xem tại rạp khi đi cùng với bạn bè để duy trì và kết nối các mối quan hệ tình bạn, tình u, hoặc khi có các bộ phim “bom tấn” được quảng cáo rầm rộ. Còn đa số SV chọn xem phim qua mạng, sử dụng máy tính hoặc điện thoại thơng minh. Nhiều SV th trọ, khơng có tivi nhưng đều có thể xem lại các bộ phim trên truyền hình qua kênh https://www.vtvgiaitri.vn/ hơn nữa, có thể xem lại nhiều tập một lúc chứ không chỉ là theo dõi từng tập qua từng ngày trên truyền hình (SV vẫn thường gọi vui là “cày phim”).
Ngoài ra, từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cũng cho thấy, hiện SV rất thích và thường xuyên xem các video tiktok - là một ứng dụng video âm nhạc trên mạng xã hội được ra mắt năm 2017. Đặc trưng là các đoạn video nhỏ ngắn, dễ dàng để xem. Nhiều ý kiến khi được phỏng vấn cũng trả lời mình giành nhiều thời gian cho các video tiktok này, nhiều SV giành hơn 1 tiếng/1 ngày để xem. Nội dung của các video này đề cập về nhiều lĩnh vực, vấn đề của đời sống, có thể kể đến như: video chia sẻ đời sống thường ngày của các ngôi sao, người nổi tiếng; video về âm nhạc, điện ảnh; các review về địa điểm ăn uống, du lịch, các sản phẩm thời trang; video cung cấp kiến thức thông dụng hàng ngày về nhiều lĩnh vực… Việc sử dụng một cách đơn giản, mở ra thế giới rộng lớn cho những trải nghiệm giải trí là những ưu điểm nổi trội của ứng dụng này. Tuy nhiên, nhiều nội dung nhạy cảm, bạo lực cũng thường xuyên xuất hiện, tính “gây nghiện” là những tác động tiêu cực đang ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của SV.
Tiêu dùng các sản phẩm văn hóa theo hình thức mới mẻ này cũng phần nào cho thấy sự “thay đổi về tư duy, tâm lý và triết lý tiêu dùng” (Lê Thị Trang, 2020) [39], thể hiện tâm lí thích sự tiện lợi, nhanh gọn, hiện đại. Trước đây, nhiều thế hệ SV thích đọc những bộ tiểu thuyết dày và dài cả nghìn trang khơng chán như Cuốn theo chiều
cùng những tập truyện ngắn của Sêkhốp, O’Henri… thì nay SV có thói quen đọc lướt, đọc nhanh để lấy thơng tin, thích đọc các bài báo ngắn, có nhiều tranh ảnh minh họa, xem các video có thời lượng trung bình và ngắn. SV thích những sản phẩm giàu tính giải trí, hài hước, dễ đọc, dễ xem, dễ cười hơn là giành nhiều thời gian để chiêm nghiệm, suy nghĩ.
Tiêu dùng số rõ ràng đang là một xu hướng phổ biến trong giới trẻ nói chung và SV ĐHNV nói riêng. Có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xu hướng này, trong đó phải kể đến các nhân tố sau:
Từ phía SV, họ đều là những người trẻ, nhanh nhạy, am hiểu cơng nghệ, thích tìm hiểu cái mới. Việc tiêu dùng văn hóa online về cơ bản rất phù hợp với sở thích dùng mạng xã hội của người trẻ. Thế hệ này cũng dựa vào sự hiểu biết công nghệ và mạng xã hội để đưa ra các quyết định tiêu dùng. SV thường khám phá, đánh giá một loạt các lựa chọn trước khi quyết định mua một sản phẩm. Nhiều khi quyết định tiêu dùng của SV cũng bị chi phối bởi thần tượng hay người nổi tiếng.
SV đều sở hữu điện thoại thơng minh, máy tính xách tay, kết nối wifi, vì thế việc truy cập vào các trang web xem phim, nghe nhạc là rất dễ dàng. Điện thoại di động thực sự đã vượt xa so với chức năng ban đầu là chỉ để nghe gọi, liên lạc với nhau, đang trở thành một thiết bị giải trí đa phương tiện rất tiện dụng và chất lượng. Theo số liệu của Bộ thông tin truyền thông, số lượng thuê bao di động năm 2021 ước đạt 123,76 triệu, trong đó có 92,88 triệu thuê bao là điện thoại thông minh (smartphone), chiếm 75%17. Điện thoại thông minh trở thành vật bất ly thân với nhiều người trẻ, đặc biệt là với SV. Có thể nói, tồn bộ thế giới có thể thu gọn trong chiếc điện thoại nằm trong lòng bàn tay khi mà mọi nhu cầu của SV đều có thể được xử lý bằng điện thoại thông minh đã được cài đặt các app (gọi đồ ăn/uống qua app, chơi trò chơi điện tử trên điện thoại, nghe nhạc qua điện thoại, xem tivi, đọc sách, báo qua điện thoại, di chuyển thì đặt grab qua app trên điện thoại, mua vé xem phim qua điện thoại, săn sale qua điện thoại, chụp ảnh bằng điện thoại, học qua điện thoại có cài phần mềm của nhà trường…). Toàn bộ đời sống của người trẻ vì vậy dựa vào thậm chí lệ thuộc vào điện thoại. Ngay cả khi có cơ hội kết nối trực tiếp như gặp gỡ nhau, hình ảnh thường thấy là mỗi người sẽ cắm cúi vào một màn hình điện thoại.
17 https://ictnews.vietnamnet.vn/cuoc-song-so/ca-nuoc-da-co-gan-93-trieu-thue-bao-smartphone- 401111.html
Sự hỗ trợ của các nhà mạng với các gói ưu đãi giành cho SV cũng là một yếu tố thuận lợi cho xu hướng tiêu dùng số. Nắm bắt nhu cầu học tập, tra cứu thơng tin và giải trí, các nhà mạng liên tục cung cấp nhiều gói cước hấp dẫn dành cho SV. Nhà mạng Viettel đưa ra gói cước MIMAXSV Viettel, chỉ với 50.000 đồng cho 1 tháng sử dụng, 3Gb data 4G tốc độ cao để truy cập internet, khi hết dung lượng tốc độ cao sẽ chuyển sang sử dụng tốc độ thường; gói cước ST90K Viettel, chỉ với 90.000 đồng/ tháng, mỗi ngày sẽ có 1Gb tốc độ cao. Hay nhà mạng MobiFone cũng đưa ra nhiều gói cước có tính cạnh tranh và hấp dẫn như gói G90, chỉ với 90.000 đồng/ tháng, người dùng có 1000 phút gọi nội mạng, 20 phút gọi ngoại mạng, tặng thêm 4Gb data tốc độ cao, miễn phí 100% data tốc độ cao chơi game như Liên quân Mobile, Pubg Mobile. Sự hỗ trợ từ các nhà mạng với các gói cước data tiết kiệm, tốc độ cao này, SV có thể thoải mái truy cập mạng xã hội đồng thời cũng mang đến những trải nghiệm tốt hơn, tránh được những “giật”, “lag” trong quá trình xem như chia sẻ sau:
“Em thường xuyên xem phim trên mạng, nghe nhạc trên mạng. Các gói
cước này phù hợp với mức chi phí của em, em có thể xem mọi lúc mọi nơi”
(L.V.Q – SV năm thứ tư ngành Quản trị nhân lực).
Hơn nữa, bối cảnh xã hội thời gian đại dịch cũng gián tiếp tác động đến xu hướng tiêu dùng này. Việc ngắt kết nối trực tiếp giữa con người với các thiết chế văn hóa và các biện pháp giãn cách xã hội rõ ràng đã tác động đến việc lựa chọn phương thức tiêu dùng online, vốn đã phát triển khá mạnh trước đó. Các rạp chiếu, trung tâm văn hóa gần như đóng cửa suốt một thời gian dài. Các buổi biểu diễn liên tục bị hoãn, hủy. Sự chú ý của SV dịch chuyển từ đời sống thực lên các nền tảng mạng xã hội, tiêu dùng văn hóa cũng như vậy.
Tiểu kết chương 2
Từ tư liệu của các cuộc phỏng vấn sâu, các buổi trị chuyện, thảo luận nhóm hay số liệu từ khảo sát trong phạm vi nhỏ, thực trạng tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV đã được mơ tả, phân tích trong phần viết của chương 2. SV ĐHNV chia sẻ nhiều đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tuổi, xu hướng, sở thích của giới trẻ: năng động, sáng tạo, am hiểu cơng nghệ, thích cập nhật và chinh phục cái mới. Trong bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ đang được triển khai tại trường, SV có nhiều cơ hội để giao lưu, kết nối và học hỏi với nhau dù họ học các CTĐT khác nhau, đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước. Những định hướng về nghề nghiệp gắn với ngành đào tạo của SV, một
mặt vẫn theo những truyền thống và lối tư duy bấy lâu, mặt khác nhiều SV đã bắt đầu nghĩ khác về cơ hội nghề nghiệp theo hướng thích các cơng việc tự do (freelance) hay theo đuổi các nghề nghiệp mới nổi lên trong xã hội những năm qua. Những đặc điểm tâm sinh lý hay những định hướng nghề nghiệp này có nhiều ảnh hưởng tới tiêu dùng văn hóa của SV.
SV ĐHNV quan tâm và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa ở nhiều loại hình khác nhau như phim ảnh, sách báo, âm nhạc, trị chơi điện tử… Trong mỗi loại hình cũng bộc lộ thị hiếu khá đa dạng, phù hợp với điều kiện hồn cảnh, sở thích, cá tính của từng cá nhân. Có thể thấy, SV đều là những người tiêu dùng văn hóa khá chủ động, độc lập khi họ tự tìm kiếm, chọn lựa, quyết định và thưởng thức các sản phẩm văn hóa mà họ cho là hay, hấp dẫn và có ý nghĩa với đời sống của mình. Dù cịn hạn hẹp về chi phí giành cho tiêu dùng văn hóa nhưng SV cũng khá nhanh nhạy tìm kiếm những “chiến lược” để vừa phù hợp với túi tiền vừa đáp ứng được nhu cầu giải trí, kết nối bạn bè. Tiêu dùng văn hóa vừa là một phương thức giải trí phổ biến nhưng cũng đồng thời tác động đến đời sống SV theo nhiều cách khác nhau.
Được sinh ra và lớn lên trọn vẹn trong thời kì phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội, SV hiện nay thường được gọi là thế hệ Z đã rất nhanh nhạy nắm bắt và sử dụng công nghệ vào đời sống đặc biệt trong việc tiêu dùng văn hóa. Xu hướng giải trí online, việc tiêu dùng số trở nên phổ biến trong đời sống của SV dưới sự tác động của nhiều yếu tố khả thể tạo điều kiện thuận lợi cho xu hướng này.
CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN TIÊU DÙNG VĂN HÓA CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆC DẠY HỌC
3.1. Phát triển tiêu dùng văn hóa cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
3.1.1. Giáo dục nghệ thuật cho sinh viên
Khi khảo sát SV về điều gì gây khó khăn trong việc tiêu dùng văn hóa, ngồi lý do liên quan đến chi phí (giá thành của sản phẩm văn hóa q cao, mức chi tiêu hạn chế…), chất lượng sản phẩm cịn hạn chế, chưa phù hợp với giới trẻ thì một lý do được nhiều SV đề cập đến là chưa hiểu, chưa thấy được cái hay của tác phẩm (45/200 ý kiến). Khả năng lĩnh hội, thưởng thức trong trường hợp này chính là một nguyên nhân quan trọng gây cản trở tiêu dùng các sản phẩm văn hóa của người học.
Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều có những cách thức biểu đạt thơng qua hệ thống ngôn ngữ riêng: tác phẩm văn chương kể chuyện bằng ngôn từ, tác phẩm âm nhạc sử dụng giai điệu, ca từ, tác phẩm hội họa miêu tả đời sống bằng hình khối, đường nét, màu sắc… Việc thưởng thức nghệ thuật, ngoài những rung cảm tự nhiên của cá nhân trước tác phẩm thì chiều sâu của việc cảm nhận chủ yếu đến từ mức độ am hiểu về nghệ thuật. Trong chừng mực nào đó, chính những hiểu biết này quyết định việc “rung cảm” hay thờ ơ với tác phẩm. Do vậy nếu không được trang bị kiến thức về nghệ thuật, đặc trưng các loại hình nghệ thuật thì sẽ khó lịng thâm nhập được vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, khó cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Như Marx đã khẳng định “Nếu anh muốn thưởng thức nghệ thuật, thì trước hết anh phải được giáo
dục về nghệ thuật” [5, tr. 59], vì vậy, để phát triển tiêu dùng văn hóa cho SV điều trước tiên nên là tăng cường giáo dục nghệ thuật trong trường học.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI ngày 9/6/2014 về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã nhấn mạnh đến việc bảo đảm quyền văn hóa cho người dân cũng như đề ra yêu cầu về việc nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật “tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho nhân
dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học – nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo
văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng”. Đây là những định hướng quan trọng
cho sự nghiệp giáo dục thẩm mĩ ở phạm vi chiến lược giáo dục của quốc gia.
Giáo dục nghệ thuật có mục đích nhằm xây dựng, hình thành và phát triển năng lực nhận thức, thụ cảm và cao nhất là năng lực sáng tạo nghệ thuật. Đây là quá trình tác động có định hướng, có kế hoạch để thúc đẩy nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cũng như khả năng thụ cảm nghệ thuật. Theo Phạm Bích Huyền, “giáo dục nghệ thuật (arts
education) gồm các hoạt động giáo dục về nghệ thuật và giáo dục thông qua nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật là hoạt động giáo dục nhằm tạo nên sự hiểu biết, khả năng thưởng thức, thực hành và sáng tạo một loại hình nghệ thuật cụ thể” [21]. Giáo dục