Định hướng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 45 - 47)

Một trong những đặc trưng nổi trội nhất của lứa tuổi SV là những mối quan tâm về nghề nghiệp tương lai. Khi tốt nghiệp trung học phổ thông và lựa chọn ngành học tại bậc đại học, phần lớn SV đã có những hình dung về viễn cảnh nghề nghiệp trong tương lai cũng như dự kiến về hướng phát triển. Đến giai đoạn học đại học, SV được trang bị các kiến thức nền tảng về triết học, môi trường, xã hội, kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực, ngành mình được đào tạo.

ĐHNV là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học phục vụ ngành nội vụ, nền công vụ và yêu cầu của xã hội. Là đơn vị đào tạo đa ngành, hiện trường đang tuyển sinh và tổ chức đào tạo 21 ngành, chuyên ngành, bao gồm: Quản trị nhân lực, Kinh tế học, Quản trị văn phòng, Luật (chuyên ngành Thanh tra), Quản lý nhà nước, Chính trị học (chun ngành Chính sách cơng), Lưu trữ học (chuyên ngành Văn thư lưu trữ), Ngơn ngữ Anh, Quản lý văn hóa (chuyên ngành Quản lý văn hóa và phát triển du lịch), Văn hóa học (chuyên ngành Văn hóa du lịch, Văn hóa truyền thơng), Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Thông tin thư viện (chuyên ngành Quản trị thơng tin), Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Hệ thống thơng tin.

Môi trường học tập tại ĐHNV khá đa dạng, SV đến từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước như thành thị, thị trấn, nơng thơn, miền núi. Một số ngành học có nhiều SV đến từ các tỉnh vùng núi phía bắc như Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên… (đặc biệt là ở các ngành Quản lý văn hóa, Quản lý nhà nước). Đa phần, SV của trường có điểm tuyển sinh đầu vào ở mức giữa, không quá thấp nhưng cũng không quá cao như các trường được xếp vào “top” đầu. Khác với trước đây đào tạo theo học chế niên chế, SV sinh hoạt cùng nhau theo lớp niên chế, thống nhất từ năm thứ nhất cho đến năm thứ tư, từ năm 2013, trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ, ngồi lớp niên chế, SV cịn có cơ hội gặp gỡ, giao tiếp với SV các ngành học khác trong các lớp học phần. Sau năm 2016 khi SV được đăng kí tín chỉ, chủ động thiết kế lộ trình học tập phù hợp với cá nhân, đặc biệt với những học phần thuộc khối kiến thức đại cương, SV các ngành được học lẫn cùng nhau vì vậy SV có thêm nhiều cơ hội mở rộng phạm vi tương tác, giao lưu, kết nối.

Ngồi tích lũy kiến thức, khi học tập tại trường, SV có nhiều cơ hội được tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp, đặc biệt qua một số học phần như Khảo sát thực tế, Kiến tập ngành nghề, Thực tập tốt nghiệp hay đi khảo sát trong một số học phần chuyên ngành. Nhiều SV cũng chủ động tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp bằng việc đăng kí làm tình nguyện viên, cộng tác viên, làm các cơng việc bán thời gian cho các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến ngành đào tạo. Ngồi việc một số SV có sự hỗ trợ, định hướng nghề nghiệp từ phía gia đình, phần lớn cịn lại đều có khả năng độc lập tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân.

Quan niệm về nghề nghiệp của SV ĐHNV hiện nay cũng có những thay đổi nhất định. Ngồi những định hướng mang tính “truyền thống” từ cha mẹ và các thế hệ đi trước với những nghề nghiệp đã được định hình rõ trong xã hội (như học Quản lý văn hóa thì tốt nghiệp ra trường sẽ tìm cơ hội để trở thành cơng chức văn hóa cấp xã tại địa phương, chun viên trong các phịng Văn hóa, các trung tâm văn hóa, các tổ chức văn hóa nghệ thuật; học Quản trị nhân lực thì sẽ làm ở phịng tổ chức cán bộ hay phụ trách nhân sự trong một cơ quan, doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân…) thì nhiều SV bắt đầu cập nhật và theo đuổi những lý tưởng nghề nghiệp mới. Trong những năm qua, từ khóa “freelance” được tìm kiếm và quan tâm nhiều hơn, nhất là trên các trang web lớn về tuyển dụng như TopCV, Vietnamworks, Careerbuilder, Timviec365, Ybox.vn, 123Job, Timviecnhanh... Giới trẻ hứng thú khám phá những cơ hội nghề

nghiệp mới với những công việc chủ động, linh hoạt về thời gian thay vì bó buộc theo giờ hành chính “nine to five” (từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều), thích được “đi đây đi đó”, thích thay đổi. Nhiều SV ngành Văn hóa truyền thơng thể hiện sự quan tâm đến các công việc như content marketing, thiết kế đồ họa, graphic designer, tiktoker, biên tập viên tự do… SV ngành Văn hóa du lịch quan tâm nhiều đến nghề tổ chức sự kiện, hướng dẫn viên du lịch, tourist blogger… SV ngành Quản lý văn hóa thích được trở thành nhân viên tổ chức sự kiện, nhà báo phụ trách mảng văn hóa, nhân viên phụ trách mảng văn hóa trong các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức văn hóa nghệ thuật ngoài nhà nước… SV mong muốn làm những cơng việc có xu hướng tự do, sáng tạo, phù hợp với xu thế, có mức lương khởi điểm cao hơn nhiều so với khi làm trong các cơ quan nhà nước. Ngồi việc tiêu dùng văn hóa là phổ biến và thiết yếu đối với tất cả con người, hướng tới thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần, xây dựng và hình thành nhân cách tồn diện thì những định hướng nghề nghiệp cũng có tác động khơng nhỏ đến việc tiêu dùng văn hóa. SV có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm văn hóa hơn khi ngành học và công việc tương lai gắn liền với các sản phẩm văn hóa. Ngồi ra, bản chất của nhiều công việc mới hiện nay địi hỏi sự sáng tạo, tìm kiếm những nội dung mới, cách thể hiện mới nên việc cập nhật xu hướng hay những hiện tượng văn hóa mới ln được SV quan tâm theo dõi.

Những phân tích ở trên cho thấy đây là nhóm được đặc trưng bởi những đặc điểm như: năng động, thích khám phá, am hiểu và thành thạo cơng nghệ, có định hướng nghề nghiệp. Trong giai đoạn này, ngồi những trải nghiệm trực tiếp mang lại kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp thì tiêu dùng văn hóa cũng là một “kênh” mở rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm gián tiếp, trở thành một phần quan trọng trong hành trang cuộc đời của họ. Hiểu biết, kiến thức, kĩ năng, thái độ trong giai đoạn này là “chất liệu” quan trọng định hình nên con người họ sau khi đã tốt nghiệp và chính thức bước chân vào thế giới nghề nghiệp, trở thành những cá nhân trưởng thành, độc lập và tự chủ.

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)