Tiêu dùng các sản phẩm sách, báo, tạp chí

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 58 - 62)

2.2. Nội dung tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà

2.2.4. Tiêu dùng các sản phẩm sách, báo, tạp chí

Cùng với văn hóa nghe - nhìn thì văn hóa đọc cũng giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của SV tại các trường đại học nói chung và SV ĐHNV nói riêng. Ngồi giáo trình, danh mục tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung môn học trong CTĐT mà SV được giới thiệu và yêu cầu đọc để có thể tiếp thu kiến thức, hồn thành các bài tập, đáp ứng việc đánh giá môn học thì SV cịn quan tâm đến sách, báo, tạp chí, hướng đến đáp ứng nhu cầu giải trí cũng như có thêm sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong đời sống hay đơn giản là để cập nhật tin tức hàng ngày.

Về mức độ tiêu dùng, so với phim ảnh hay âm nhạc, mức độ thường xuyên đọc sách, báo, tạp chí ít hơn nhiều. 82/200 ý kiến được khảo sát thường xuyên xem phim, 146/200 ý kiến thường xuyên nghe nhạc trong khi chỉ có 40/200 SV lựa chọn thường xuyên đọc sách, báo, tạp chí, 124/200 chỉ “thỉnh thoảng” đọc sách, báo, tạp chí. Điều

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Chi phối đến gu thời trang

Chi phối đến lối sơng,

cách suy nghĩ Trở nên cá tính hơn Trở nên mộng mơ và lãng mạn

này phần nào phản ánh thực tế văn hóa nghe nhìn có vẻ “lấn lướt” hơn, chiếm sự quan tâm của đại đa số hơn (Đặng Thị Thu Hương, 2016) [19], một mặt bởi nó phù hợp với nhịp sống nhanh chóng, tiện lợi của con người trong xã hội hiện đại. Nếu như với các thế hệ SV thuộc lứa tuổi 8X, 9X trở về trước, sách, báo, tạp chí giấy là món ăn tinh thần chính, khơng thể thiếu thì thế hệ Gen Z hiện nay có phần ít quan tâm đến các sản phẩm sách giấy, tạp chí giấy, sách in. Hình ảnh SV chen nhau lên thư viện để đọc tài liệu cũng như tìm kiếm các đầu sách khác thưa vắng đi rất nhiều. Trước đây sách báo thường là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu thì nay sách in, báo giấy đang phải cạnh tranh với nhiều phương tiện thơng tin đại chúng khác, các loại hình nghệ thuật khác.

SV quan tâm đọc sách thuộc nhiều chủ đề khác nhau, trong đó nhiều nhất là sách self-help (sách kĩ năng sống) (106/200 ý kiến). Các tựa sách được người trẻ đọc nhiều có thể kể đến như Đắc nhân tâm, Quẳng gánh lo đi và vui sống, 7 thói quen của

bạn trẻ thành đạt, Tơi tài giỏi bạn cũng thế, Đọc vị bất kì ai, Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ, Nghĩ giàu làm giàu, Tony buổi sáng, Cuộc sống rất giống cuộc đời, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu… Lựa chọn này hoàn toàn phù hợp với kết quả 136/200 ý kiến cho

rằng sách báo, tạp chí giúp cải thiện kĩ năng sống. Rất nhiều SV là “tín đồ” của dịng sách này, xem đây là “sách gối đầu giường”, là “kim chỉ nam” cho cuộc sống. Sách self-help hay còn được gọi là sách “tự lực”, được tạo nên từ những câu chuyện, kinh nghiệm cá nhân của người viết nhằm tạo động lực, truyền cảm hứng cho người đọc, gợi mở và hướng dẫn người đọc tự giải quyết các vấn đề cá nhân. Nội dung của sách self-help từng được nhiều nơi quảng cáo là những “cuốn sách làm thay đổi cuộc đời”, đa phần cũng cấp thêm kĩ năng giải quyết vấn đề, dạy cách ứng xử:

“Sách self-help cho em những bài học rõ ràng, cụ thể về cuộc sống, về cách đối nhân xử thế. Đây là dịng sách có tính ứng dụng cao. Dịng sách này cũng truyền cảm hứng, gợi mở và giúp em có động lực để làm những điều em yêu thích” (P.V.Đ – SV năm thứ ba – ngành Quản trị nhân lực).

“Sách self-help rất đa dạng, về kiếm tiền, kinh tế, về con người, cuộc sống. Nếu có vấn đề gì trong cuộc sống, sách self-help sẽ có cuốn trả lời ngay vấn đề của mình” (N.V.T – SV năm thứ ba – ngành Văn hóa truyền thơng).

“Em nhìn thấy nhiều vấn đề của mình khi đọc sách self-help. Lắm khi cứ như tác giả đang viết về tình huống chính em đang gặp phải” (T.H.V – SV năm

Tuy nhiên, nhiều SV lại cho rằng dịng sách này nặng về khẩu hiệu, hơ hào, tuyên ngôn “đao to búa lớn” như thay đổi thế giới nhưng cách để làm nó thì lại khơng rõ ràng hoặc chỉ khiến con người ta ảo tưởng, nằm nhà mơ mộng mình trở thành Bill Gates hay Warren Buffett một ngày nào đó. Một số SV bày tỏ sự “vỡ mộng” khi áp dụng những gợi ý trong các cuốn sách đó vào thực tế nhưng khơng đem lại kết quả như mong đợi và cho rằng “nó chỉ đúng ở trên sách, không đúng với đời thực” (T.N.M – SV năm thứ tư, ngành Quản lý văn hóa).

Để giải trí, thể loại truyện, tiểu thuyết cũng được SV lựa chọn nhiều (96/200 ý kiến), truyện ngơn tình (34/200 ý kiến được khảo sát). Phần lớn SV chọn đọc tiểu thuyết ngơn tình thường là giới nữ. Một số tựa sách được SV chọn đọc nhiều có thể kể đến như Nhà giả kim, Cây cam ngọt của tôi, Giết con chim nhại… Một số nam SV bày tỏ thích đọc thể loại truyện trinh thám, li kì, rùng rợn với những tình tiết bí ẩn, ma qi. Ngồi ra, SV cũng quan tâm đến sách khoa học, sách lịch sử…

Việc lựa chọn sách nào để đọc cũng thường bị chi phối bởi quảng cáo hoặc độ “hot” của sách như chia sẻ của T.A, SV năm thứ nhất, ngành Quản lý văn hóa:

“Đôi khi em cũng bị tị mị, khơng hiểu quyển đó có gì mà người ta mua

rầm rầm, khơng mua thì hết, chờ tái bản thì mất độ “hot” nên em cũng tìm mua ln”.

Biểu 6: Các loại sách SV thường đọc

0 20 40 60 80 100 120

Sách khoa học Truyện, tiểu thuyết Sách kĩ năng sống (selfhelp)

Truyện ngơn tình

Riêng với báo, tạp chí, nếu như SV của hai thập kỉ trước thường thích đọc và đặt mua Sinh viên Việt Nam (tờ báo của Hội Sinh viên Việt Nam) hay một số tờ báo về làm đẹp, đời sống gia đình như Phụ nữ, Hạnh phúc gia đình… thì nay đa số SV

chọn đọc các báo điện tử, tạp chí điện tử qua internet, vừa khơng mất chi phí để mua, vừa tiện lợi, đọc được ở mọi lúc mọi nơi. Có 153/200 ý kiến được khảo sát cho rằng thường xuyên tiếp cận với báo, tạp chí qua điện thoại, ipad, máy tính cá nhân. Các trang báo điện tử mà SV ĐHNV thường tìm đọc bao gồm: Sinh viên Việt Nam8, Ybox.vn – kênh thông tin giành cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam9, trang thông tin điện tử Kenh14 - nơi cập nhật nhiều tin tức mới mẻ, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của đời sống như giải trí, pháp luật, văn hóa, thể thao…10; trang Zingnew mang đến nguồn tri thức trực tuyến đa dạng11; Yan.vn chia sẻ nhiều tin tức về những người nổi tiếng, tin tức về showbiz, cung cấp nhiều mẹo hay cho các bạn trẻ12, kênh ngoisao.net 13 cập nhật tin tức về các ngơi sao trong làng giải trí… Đối với nhiều SV nữ được hỏi thì chủ đề quan tâm tìm kiếm thường là về đời sống giải trí, thế giới người nổi tiếng, làm đẹp, tình u, hơn nhân… SV nam thường quan tâm đến tin tức thể thao, đời sống giải trí, các trị chơi điện tử mới ra mắt… Nhiều SV thường dõi theo cuộc sống của người nổi tiếng hoặc thần tượng mà mình hâm mộ. Đa phần SV thích đọc sách nhanh, mỏng và đọc lướt, thích xem báo điện tử có nhiều hình ảnh. Khi đọc, SV có xu hướng đọc trên mạng internet, trên điện thoại di động, việc đọc sách in, sách giấy ngày càng giảm. Như vậy văn hóa đọc của SV rõ ràng cũng chịu tác động từ các phương tiện nghe nhìn như báo điện tử, sách điện tử, báo mạng…

8 https://svvn.tienphong.vn/ 9 https://ybox.vn/ 10 https://kenh14.vn/ 11 https://zingnews.vn/ 12 https://www.yan.vn/ 13 Ngoisao.net

Biểu 7: Sách báo tác động đến SV

Việc đọc sách /báo/ tạp chí mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau trong đời sống của SV. Phần lớn SV đều cho rằng tiêu dùng các loại sản phẩm này giúp mình cải thiện kĩ năng sống (136 ý kiến), trở nên hiểu biết hơn (143 ý kiến), trở nên tự tin hơn (61 ý kiến), tôn trọng và khoan dung với những người khác mình (62 ý kiến). Và như vậy, mặc dù văn hóa đọc đang bị lấn lướt bởi văn hóa nghe nhìn nhưng ý nghĩa, giá trị của sách/ báo/ tạp chí rõ ràng vẫn tác động đến SV theo nhiều cách khác nhau. Sách vở vẫn là kho kinh nghiệm gián tiếp vô cùng phong phú bổ khuyết cho những hạn hẹp của kinh nghiệm trực tiếp mà SV khi còn ngồi trên ghế giảng đường chưa có nhiều cơ hội để tích lũy. Điều này cũng cho thấy sự chủ động của SV trong hành trình học tập và trưởng thành tại trường đại học.

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)