Sửdụng các sản phẩm văn hóa trong dạy học

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 86 - 119)

3.2. Tiêu dùng văn hóa và một số hàm ý cho việc dạy học

3.2.2. Sửdụng các sản phẩm văn hóa trong dạy học

Việc sử dụng các sản phẩm văn hóa trong dạy học là một trong những cách thức để giáo dục về nghệ thuật, tạo ra những hiểu biết nền tảng cũng như chuyên sâu từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm văn hóa nghệ thuật. Tư duy tích hợp mơn học, giảng dạy liên mơn ở các cấp học dưới có thể cho phép thực hiện cách thức này dễ dàng hơn. Tuy nhiên tại môi trường trường đại học, do mục tiêu đào tạo gắn với định hướng nghề nghiệp nên nội dung nhiều CTĐT khơng mấy liên quan đến các sản phẩm văn hóa, đặc biệt là các khối ngành về kinh tế, quản lý, quản trị, hệ thống thông tin… do vậy GV và SV thường khơng có nhiều cơ hội sử dụng các sản phẩm văn hóa trong q trình dạy học ở các ngành này.

Trong chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa du lịch, Văn hóa truyền thơng, Thơng tin thư viện của ĐHNV có một số học phần cung cấp, trang bị cho người học kiến thức khái quát về nghệ thuật. Có thể kể đến các mơn học như Mĩ học đại cương có chương giới thiệu về nghệ thuật (khái niệm nghệ thuật, đặc trưng của nghệ thuật, chức năng xã hội của nghệ thuật, giới thiệu một số loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc); môn học

chúng; Các loại hình nghệ thuật Việt Nam cũng trang bị kiến thức về nghệ thuật và đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, văn học... Học phần

Tổ chức sự kiện tuy khơng dạy về nghệ thuật nhưng trong q trình học và thực hành

môn học này lại liên quan khá nhiều đến các sản phẩm nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Khi dạy và học các học phần này đều cần sử dụng đến nhiều ngữ liệu, ví dụ từ các tác phẩm nghệ thuật thuộc các loại hình khác nhau. Mức độ sử dụng, cách thức sử dụng các sản phẩm văn hóa trong q trình dạy học là khác nhau do mục tiêu của môn học. Nếu như các môn học như Mĩ học đại cương, Các loại hình nghệ thuật Việt Nam, Dàn

dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp, Văn hóa đại chúng… yêu cầu người học phải

làm việc trực tiếp với tác phẩm, thưởng thức, cảm thụ tác phẩm qua đó khái quát lên các vấn đề lý thuyết về đặc trưng của loại hình nghệ thuật thì một số các mơn học khác như Tổ chức sự kiện, Các ngành cơng nghiệp văn hóa khơng u cầu những phân tích chun sâu về nội dung mà cần hiểu biết rộng về thực tiễn của văn hóa nghệ thuật trong và ngồi nước.

Từ việc tạo cơ hội cho người học trải nghiệm tác phẩm trong các bài tập được giao đến khái quát các vấn đề lý thuyết về nghệ thuật sẽ trang bị cho người học vốn hiểu biết về nghệ thuật, khơi dậy niềm u thích và từ đó có mong muốn, nhu cầu được thưởng thức nghệ thuật. GV khi giảng dạy các học phần này cũng cần có những lưu ý khi giới thiệu hoặc chọn lựa tác phẩm là ngữ liệu học tập. Thay vì áp đặt, chọn hộ, chọn thay cho SV và yêu cầu SV làm theo hướng dẫn, GV nên để SV tự lựa chọn các tác phẩm mà SV muốn tìm hiểu, tơn trọng sự lựa chọn này và khéo léo hướng ngữ liệu này phục vụ cho những vấn đề lý thuyết của mơn học. Việc phải tự tìm hiểu, phân tích các tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho bài tập cũng như việc đánh giá mơn học cũng góp phần thúc đẩy SV tiêu dùng văn hóa nhiều hơn, thường xuyên hơn. Tuy nhiên điều này đòi hỏi GV phải cập nhật, biết và hiểu về những tác phẩm SV lựa chọn để hướng dẫn hoặc đồng hành cùng SV.

Tên môn học Tên các CTĐT trong trường

QLVH VHDL VHTT TTTV QTVP VTLT

Mĩ học đại cương x x x x x

Đại cương nghệ thuật biểu diễn

Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp

x

Văn hóa đại chúng x x

Tổ chức sự kiện x Các ngành cơng nghiệp văn hóa x Các loại hình nghệ thuật Việt Nam x x

Văn hóa dân gian Việt Nam

x x x

Bảng thống kê các học phần liên quan đến nghệ thuật trong CTĐT các ngành học

Các học phần này cung cấp kiến thức về nghệ thuật như đặc trưng các loại hình nghệ thuật như điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, văn học, kiến trúc, điêu khắc (Mĩ học đại

cương, Đại cương nghệ thuật biểu diễn, Văn hóa dân gian Việt Nam), kiến thức về sản

phẩm văn hóa đại chúng như phim ảnh, âm nhạc, truyền hình… (Văn hóa đại chúng); ứng dụng những hiểu biết về nghệ thuật để tổ chức các chương trình nghệ thuật (Tổ

chức sự kiện, Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp). Các học phần này chủ yếu

thuộc các CTĐT ngành Quản lý văn hóa, Văn hóa học (chuyên ngành Văn hóa du lịch, Văn hóa truyền thơng). Khi giảng dạy, các nội dung lý thuyết về nghệ thuật cũng được làm rõ qua các ngữ liệu là các tác phẩm nghệ thuật, GV khi dạy cần khuyến khích người học trực tiếp trải nghiệm, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.

Trong nhiều cách truyền tải kiến thức đến người học, học tập thơng qua trị chơi là một phương pháp thể hiện việc ứng dụng các trò chơi vào dạy học đưa đến những hiệu quả bất ngờ. Các trò chơi điện tử vốn thu hút SV vì tính tương tác cao, địi hỏi phản xạ nhanh, kích thích tư duy. Ưu điểm đó đã bắt đầu được nhiều GV nhận ra và sử dụng trong dạy học theo hướng thiết kế lồng ghép kiến thức trong khi chơi, kết hợp vừa chơi vừa học. Nhiều trò chơi đã được thiết kế để giúp người học tìm hiểu, khám phá hay củng cố kiến thức (như quizizz, kahoot), phá vỡ sự nhàm chán, đơn điệu khi phải ngồi trước màn hình máy tính nghe giảng, nhất là trong bối cảnh dạy học trực tuyến trong thời kì dịch bệnh Covid 19. Hơn nữa, tính hiệu quả của việc áp dụng phương pháp này cũng đến từ lý do các con đường tự kiến tạo tri thức của SV. “Học

sinh chỉ nhớ 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 30% nếu họ nhìn thấy hình ảnh liên quan đến vấn đề họ nghe, 50% nếu họ vừa được xem người ta làm vừa giải thích, nhưng học sinh có thể nhớ đến 90% nếu họ tự mình thực hiện, ngay cả khi chỉ là trải nghiệm qua chương trình mơ phỏng”. Dù việc áp dụng này cũng trong giai đoạn

đầu, còn nhiều mới mẻ (tại Việt Nam) nhưng học tập qua các trị chơi có thể cung cấp đến người học nhiều kiến thức. GV nên quan tâm nhiều hơn đến việc kết hợp việc chơi game trong thiết kế bài giảng, các hoạt động giảng dạy, gia tăng sự tương tác, giảm áp lực trong học tập cũng như tăng khả năng giải quyết vấn đề cho người học.

Tiểu kết chương 3

Việc tiêu dùng văn hóa của mỗi SV hồn tồn mang tính tự do, chủ động, từ việc tìm kiếm, lựa chọn đến quyết định chi trả, thưởng thức. Phát triển tiêu dùng văn hóa cho SV khơng phải là những biện pháp áp đặt từ trên xuống, bắt buộc SV phải thực hiện theo mà thực chất là tạo ra những không gian, điều kiện thuận lợi cũng như trang bị kiến thức để SV tự thực hiện q trình này.

Hệ thống thiết chế văn hóa tại trường như thư viện, các CLB nghệ thuật đã được xây dựng và tồn tại trong nhiều năm qua, hỗ trợ đáng kể cho đời sống văn hóa của SV. Tuy nhiên nội dung cũng như cách thức hoạt động còn chưa đa dạng, chưa cập nhật với những thay đổi của xã hội cũng như của chính SV qua các thế hệ khác nhau. Vì thế, nhà trường cần hỗ trợ và đầu tư thêm cho hoạt động của các thiết chế này để thư viện hay các CLB nghệ thuật thực sự là khơng gian gắn bó với SV, thúc đẩy SV tham gia, thưởng thức và sáng tạo văn hóa. Ngồi ra, để tiêu dùng văn hóa trở thành nhu cầu nội tại, thiết yếu của mỗi cá nhân SV, việc giáo dục nghệ thuật trong đó nhấn mạnh việc cung cấp, trang bị kiến thức về nghệ thuật thực sự cần được đẩy mạnh. Ngoài một số CTĐT có mơn học liên quan đến văn hóa nghệ thuật, nhiều CTĐT cịn lại của nhà trường gần như không xuất hiện các mơn học về nghệ thuật, vì vậy cần đa dạng và linh hoạt trong giáo dục nghệ thuật bằng nhiều biện pháp khác nhau: sử dụng ngữ liệu là các tác phẩm văn học nghệ thuật trong giảng dạy, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về nghệ thuật, thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật tạo sân chơi rộng lớn cho SV.

Tiêu dùng văn hóa của SV cũng mang đến nhiều hàm ý cho việc dạy học của GV. Để hiểu sâu sắc hơn về người học, GV cần quan tâm đến đời sống tinh thần của SV, cập nhật và chia sẻ với những sở thích, xu hướng mới của SV. GV có thể sử dụng

và khai thác các sản phẩm văn hóa trong dạy học phù hợp với đặc thù của môn học, ngành học. Tất cả những việc làm này đều gián tiếp hay trực tiếp tạo điều kiện cho SV tiếp cận, sử dụng nhiều hơn các sản phẩm văn hóa.

KẾT LUẬN

1. Thưởng thức sản phẩm văn hóa là một hoạt động quen thuộc, phổ biến trong lịch sử tồn tại và phát triển của con người, làm giàu đời sống tinh thần, mang đến sự cân bằng cho đời sống bên cạnh những nhu cầu về vật chất. Tuy vậy những vấn đề lý thuyết về tiêu dùng văn hóa cũng chỉ được nói đến nhiều trong bối cảnh sự ra đời của xã hội tiêu dùng, sự phát triển của các ngành cơng nghiệp văn hóa, cơng nghiệp sáng tạo trên thế giới. Tiêu dùng văn hóa để chỉ việc sử dụng các sản phẩm văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, giảm bớt sự căng thẳng, mang lại niềm vui, ngồi ra cịn đem đến nhiều chức năng khác như nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ… Tiêu dùng văn hóa nhấn mạnh sự chủ động của cá nhân trong việc tìm kiếm, lựa chọn loại sản phẩm cũng như phương thức, phương tiện nào để tiêu dùng. Khác với tiêu dùng vật chất, tiêu dùng văn hóa mang nặng tính tâm lý, tính trào lưu, tính tầng bậc, đem đến những trải nghiệm khác nhau cho mỗi chủ thể tiêu dùng. Trong bối cảnh hiện đại, q trình tồn cầu hóa, sự phát triển của internet và truyền thông cũng như sự mở rộng nhanh chóng của thị trường sản phẩm văn hóa đang đem lại nhiều cơ hội, nhiều lựa chọn tiêu dùng hơn cho giới trẻ nói chung và SV nói riêng.

2. Được định vị trong lý thuyết tiêu dùng văn hóa, nghiên cứu này là một nỗ lực khám phá thế giới của sinh viên tinh thần của SV ĐHNV thơng qua tiêu dùng văn hóa. Việc tiêu dùng văn hóa vốn đã rất quen thuộc với SV, tuy nhiên đến giai đoạn là SV tại một trường đại học, việc tiêu dùng này còn bị chi phối bởi các đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi cũng như những định hướng nghề nghiệp. SV ĐHNV trong lứa tuổi từ 18 – 25, thuộc nhóm xã hội đặc biệt, đến từ nhiều vùng miền khác nhau, năng động, giàu sức trẻ, luôn khao khát học hỏi và bộc lộ bản thân. SV đều thể hiện rõ sự quan tâm tiêu dùng ở mức độ khác nhau đối với các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, sách/ báo/ tạp chí, âm nhạc, trị chơi điện tử. Xu hướng tiêu dùng số là xu hướng nổi trội trong tiêu dùng văn hóa của SV khi mà tần suất xem phim, nghe nhạc, đọc sách báo qua internet, trên các phương tiện cá nhân như máy tính, điện thoại di động khá thường xuyên, vượt trội so với các hình thức truyền thống như xem phim qua ti vi, xem phim chiếu rạp, đọc sách báo giấy, nghe nhạc qua radio… Việc lựa chọn thưởng thức sản phẩm nào cũng bị chi phối bởi xu hướng, trào lưu đang thịnh hành trong giới trẻ vì như vậy thường mang lại cho SV cảm giác hiện đại, sành điệu và cập nhật. Thị hiếu tiêu dùng văn hóa của SV ĐHNV cũng khá đa dạng, bộc lộ rõ cá tính, phản ánh điều kiện sống,

vốn sống, vốn văn hóa của mỗi cá nhân. Chỉ trong thời gian 4 năm nhưng tiêu dùng văn hóa khi là SV có tác động lớn đến sự phát triển tồn diện, dần định hình “gu thẩm mỹ”, tạo dựng hiểu biết và kinh nghiệm sống cho SV.

3. Việc hiểu về tiêu dùng văn hóa của SV cịn mang đến nhiều ý nghĩa với việc dạy học của GV cũng như với nhiều bộ phận chức năng khác trong trường học. Để thúc đẩy q trình phát triển tồn diện của người học thơng qua tiêu dùng văn hóa, nhà trường cần có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu dùng văn hóa của SV. Ngồi việc hồn thiện nội dung và hình thức hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa trong trường học như thư viện, các câu lạc bộ, nhà trường cần tăng cường việc giáo dục nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau như lồng ghép trong dạy các mơn học, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về nghệ thuật, tạo dựng thêm nhiều sân chơi về nghệ thuật cho SV có cơ hội được tham gia và thể hiện. GV khi lên lớp cũng cần quan tâm, thấu hiểu đời sống tinh thần của người học, cập nhật những sản phẩm văn hóa mà giới trẻ ưa thích để có thể dễ dàng trị chuyện, kết nối với SV, tạo ra sự gần gũi, chia sẻ, từ đó đem đến khơng khí cởi mở hơn trong các giờ học.

4. Thế giới tinh thần đa dạng, sống động của SV là một phần quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách con người tồn diện với các trụ cột “đức - trí - thể - mỹ”. Có nhiều phương thức để xây dựng nên bức tranh nhiều màu sắc đó nhưng tiêu dùng văn hóa đã, đang và sẽ chiếm giữ vị trí quan trọng. Tiêu dùng văn hóa của SV nói chung, SV ĐHNV nói riêng vì vậy vẫn là chủ đề cịn mở ngỏ cho nhiều nghiên cứu khác khi mà bối cảnh xã hội cũng như xu hướng, thị hiếu của SV luôn luôn thay đổi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Phương Châm (2013), Internet: mạng lưới xã hội và sự thể

hiện bản sắc, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Đinh Thị Vân Chi (2001), Luận án Nhu cầu giải trí của thanh niên (nghiên cứu khn mẫu giải trí của thanh niên và sự đáp ứng nhu cầu giải trí tại Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà

Nội.

3. Đoàn Văn Chúc (1997), Xã hội học văn hóa, Nxb. Văn hóa – Thơng tin, Hà Nội

4. Nguyễn Đăng Điệp (2020), Văn học đại chúng trong bối cảnh văn hóa

Việt Nam đương đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Lê Văn Dương – Lê Đình Lục – Lê Hồng Vân (2007), Giáo trình Mĩ học

đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

6. Đinh Việt Hà (2017), Văn hóa giải trí của giới trẻ Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5 (173), tr 41-50. 7. Đinh Việt Hà (2018), Một số nội dung nghiên cứu về văn hóa giới trẻ,

Tạp chí Văn hóa dân gian, số 5 (179), tr 67-74.

8. Đinh Việt Hà (2021), Hâm mộ thần tượng trong đời sống giới trẻ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội.

9. Mai Văn Hai – Mai Kiệm (2009), Xã hội học văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

10. Phạm Thị Hằng (2013), Vấn đề tiếp nhận văn hóa nước ngồi của sinh viên hiện nay, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 350 (8.2013).

11. Đặng Thị Thúy Hằng (2015), “Tiêu dùng văn hoá của cư dân ven biển Hà Tĩnh trong bối cảnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, Tạp chí Văn hố

Nghệ thuật, (372), tr.27-30

12. Đặng Thị Thúy Hằng (2015), Đời sống văn hóa của cư dân ven biển Hà

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 86 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)