Các phương thức tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 66 - 70)

Nội

Phương thức tiêu dùng phổ biến nhất đối với tất cả các sản phẩm văn hóa của SV ĐHNV là xem, nghe, đọc trực tiếp trên mạng internet qua các phương tiện như điện thoại thơng minh, máy tính xách tay hoặc máy tính cá nhân. 153 ý kiến thường tiếp cận với sách/ báo/ tạp chí qua điện thoại, ipad, máy tính, 99 ý kiến thường xuyên đọc sách giấy, 50 ý kiến thường nghe sách nói, 36 ý kiến thường đọc sách điện tử (e- book). Tương tự như vậy, số lượng lớn SV thường xuyên xem phim tại nhà, qua internet chiếm số lượng lớn (180 ý kiến) hay nghe nhạc tại nhà qua điện thoại (190 ý kiến), chơi trò chơi điện tử qua máy tính, điện thoại.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Thiết kế sáng tạo Khả năng tương tác cao Trực tiếp tham gia như một nhân vật trong

game

Thu hút sự tưởng tượng

Bảng 10: Phương thức tiêu dùng văn hóa của SV

Các thế hệ trước thường đọc sách giấy, đọc báo, tạp chí giấy nhưng nay giới trẻ có nhiều sự lựa chọn mang tính “hiện đại”, nhanh chóng, thời thượng và “trendy” hơn. Hình ảnh đọc sách giấy vì vậy cũng đang thưa vắng dần, thay vào đó là đọc sách điện tử, đọc các tác phẩm văn học mạng, đọc báo mạng, nghe sách nói... tranh thủ trong lúc di chuyển trên xe bus hay lúc làm việc nhà. Nghe nhạc qua băng đĩa giảm đi rất nhiều, thay vào đó là nghe qua mạng internet, qua Spotify (trả phí hoặc khơng trả phí) - với tính năng cá nhân hóa nhu cầu của khán giả - cho phép lưu lại cũng như gợi ý cho người dùng những tác phẩm gần gũi với “gu thẩm mĩ”, thị hiếu thẩm mĩ của người nghe nhất. Hình ảnh SV với đơi tai nghe (có dây/khơng dây) là hình ảnh thường thấy khi bắt gặp họ trong khuôn viên trường, trên xe bus, tại điểm chờ xe bus, trên đường đến trường, trong công viên (khi tập thể dục),... Xem phim theo những cách truyền thống như đến rạp thường thì sẽ đi cùng với bạn bè hoặc đi cùng bạn trai/bạn gái như một cách để thay đổi khơng khí, cập nhật xu thế, cịn đa phần các bạn trẻ có thể xem qua truyền hình như kênh K+ - kênh truyền hình có trả phí hoặc qua các nền tảng như Netflix.

Đối với SV đến từ các vùng nông thôn, việc cập nhật xu hướng của các em thường có phần chậm hơn, nhất là trong năm học đầu tiên tại trường. Trong đại dịch Covid 19, khi SV thay vì đến trường thì phải học online qua phần mềm Trans, bắt đầu lộ ra những khó khăn trong việc tiếp cận với việc học cũng như với các hình thức giải trí. Một số SV ở những vùng khơng có sóng điện thoại, phải ra thị trấn cách nhà cả chục km để đọc tin tức lớp gửi trên zalo, facebook, và cũng mất thời gian để có thể

theo được việc học. Vì vậy, việc tiếp cận với các hình thức giải trí mới là tương đối khó khăn.

2.4. Tiêu dùng văn hóa, thị hiếu và lối sống

2.4.1. Tiêu dùng văn hóa: phương thức giải trí phổ biến của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Từ kết quả khảo sát cũng như phỏng vấn sâu và trị chuyện cùng SV, có thể thấy việc tiêu dùng văn hóa của SV diễn ra khá sơi động, dưới nhiều hình thức với nhiều loại hình sản phẩm, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy, tiêu dùng văn hóa hướng đến đáp ứng nhu cầu giải trí là xu hướng khá phổ biến trong SV ĐHNV. Phần lớn hoạt động tiêu dùng văn hóa của SV được diễn ra trong thời gian rỗi: 136 ý kiến đối với việc xem phim, nghe nhạc (98 ý kiến), chơi game (101 ý kiến) 148 ý kiến đối với đọc sách/báo/ tạp chí. Hầu hết SV đều xem đây là những cách để giải trí và cân bằng cuộc sống. Thời gian rỗi của SV thường là sau giờ học và giờ sinh hoạt tập thể tại trường, sau thời gian đi làm thêm hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác. Một số SV đi xe bus đến trường thì thời gian di chuyển cũng có thể trở thành thời gian nghe nhạc, nghe sách nói hoặc xem các video ngắn trên điện thoại.

Biểu 11: Thời gian SV

thường sử dụng các sản phẩm văn hóa

Trong số nhiều phương thức giải trí như đã đề cập đến ở chương 1 thì tiêu dùng văn hóa với việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật như đọc sách báo, xem phim,

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Xem phim Nghe nhạc Đọc sách/báo/tạp chí Chơi trị chơi điện tử

SV thường sử dụng các sản phẩm văn hóa khi:

nghe nhạc… là phương thức giải trí phổ biến nhất, được nhiều SV lựa chọn vì phù hợp với đa số điều kiện, hồn cảnh của SV. Hình thức giải trí vận động và trải nghiệm như đi phượt, dancesport, hiphop hay parkour thường chỉ thu hút những nhóm rất nhỏ hoặc rất ít cá nhân tham gia. SV cũng thi thoảng đi phượt bằng xe máy cùng nhau, theo lớp hoặc theo nhóm đến các địa điểm gần Hà Nội như Vườn quốc gia Ba Vì, làng cổ Đường Lâm, Tam Đảo… Việc có những chuyến đi phượt xa hơn là rất ít. Giải trí bằng các hoạt động tiêu dùng như đi ăn uống, đi mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, các cửa hàng thời trang… cũng là một hình thức khá phổ biến, tuy nhiên địi hỏi SV phải có khả năng chi trả. Các thực hành giải trí đám đơng như câu lạc bộ hâm mộ thần tượng (fan club)[6]thu hút số ít SV tham gia. Có thể nói tiêu dùng các sản phẩm văn hóa thơng qua truy cập vào mạng xã hội, vào các trang như facebook, youtube, tiktok là xu hướng khá phổ biến. Đây là hình thức được SV đánh giá là “ngon

- bổ - rẻ và hợp với túi tiền” (P.H.M – SV năm thứ 4, ngành Văn hóa du lịch) vì khơng

địi hỏi nhiều kinh phí lại tiện lợi, có thể đáp ứng nhu cầu mọi lúc mọi nơi. Giải trí online vì thế được xem là một trào lưu mới của SV hiện nay, khác với cách thức giải trí của các thế hệ trước.

Nhiều thế hệ SV trước đây do hạn chế về nguồn lực nên việc tiêu dùng văn hóa thường mang tính tập thể, hội nhóm: cùng đi xem các buổi hội diễn văn nghệ, cùng xem phim tại hội trường của kí túc xá, cùng đọc và truyền tay nhau một cuốn sách… thì SV hiện nay tiêu dùng văn hóa theo hướng cá nhân hóa. Hầu như mỗi SV đều sở hữu điện thoại thơng minh nên có thể tùy ý xem/đọc/nghe theo sở thích riêng, vì thế một hình ảnh vẫn thường thấy khi các nhóm SV ngồi cùng nhau ở quán nước, quán café hay ở các không gian công cộng là mỗi người sẽ chăm chú vào màn hình điện thoại của mình. Thay vì tương tác với nhau trong đời thực thì các mối quan hệ bạn bè cũng dần được chuyển sang thế giới “ảo”, nhất là trong thời kì đại dịch Covid 19 khi mà các tiếp xúc vật lý, trực tiếp bị hạn chế. Các nhà sản xuất âm nhạc, trò chơi điện tử, các nhà xuất bản… cũng nhanh chóng đón đầu xu hướng, mở rộng thị trường sang môi trường số và mang lại doanh thu tăng gấp nhiều lần. Không gian ảo đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong những trải nghiệm hàng ngày của SV, nơi họ được tự do thiết lập danh tính mới, tương tác cùng bạn bè và khám phá kho sản phẩm văn hóa vơ cùng vơ tận. Các tương tác và trải nghiệm vật lý dần dần ít đi, SV ít đi nghe nhạc tại các quán café âm nhạc, các liveshow, các sự kiện âm nhạc, ít dần việc ra rạp

xem phim, ít đọc sách báo giấy. Thế giới ảo và các hình thức giải trí trên khơng gian mạng đang ngày càng định hình lại thói quen, tính cách của SV. Điều này cũng đem đến những chia rẽ lớn trong xã hội, tạo ra sự xa cách về mặt thể chất, các kết nối cũng trở nên lỏng lẻo, rời rạc và kéo theo nhiều hệ lụy như đã được đề cập tới trên diễn ngôn báo chí: trầm cảm, lo lắng, hoang mang trong người trẻ.

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)