Tiêu dùng các sản phẩm âm nhạc

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 55 - 58)

2.2. Nội dung tiêu dùng văn hóa của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà

2.2.3. Tiêu dùng các sản phẩm âm nhạc

Âm nhạc hiện diện thường xuyên và là một phần khơng thể thiếu trong đời sống giải trí của SV. Âm nhạc sử dụng âm thanh, nhịp điệu để miêu tả, thể hiện tâm trạng, cảm xúc của con người. Một số nghiên cứu đã nhận ra và đánh giá cao vai trị của âm nhạc như một cơng cụ quan trọng để giáo dục thẩm mĩ cho SV. Tác giả Lê Trọng Nin (2020) chỉ ra rằng âm nhạc giúp nâng cao tình cảm thẩm mỹ, làm phong phú thị hiếu

thẩm mỹ, bồi dưỡng lý tưởng thẩm mỹ và hơn hết là kích thích hoạt động sáng tạo thẩm mỹ, hình thành các quan điểm thẩm mỹ đa dạng trong SV [29].

Ý kiến khảo sát cũng cho thấy thị hiếu của SV đối với các sản phẩm âm nhạc là khá đa dạng: 101/200 ý kiến thường nghe nhạc pop, 95/200 ý kiến thường nghe K- pop, 56/200 thích nghe nhạc rap, 45/200 thích nghe nhạc mang âm hưởng dân gian… K-pop (Korean pop – nhạc pop Hàn Quốc) là một dòng nhạc của Hàn Quốc đang khá thịnh hành trên thị trường âm nhạc khu vực và thế giới. Các ca khúc, bản “hit” của nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc thể hiện sự trẻ trung, năng động với ca từ đơn giản, dễ nhớ, vũ đạo khỏe khoắn thường khá thu hút SV. Mặc dù phần lớn ca khúc bằng tiếng Hàn (một số ca khúc có xen lẫn lời tiếng Anh) nhưng SV đều thích thú ở cảm xúc mà các sản phẩm này mang lại cũng như tạo nên sự giao lưu, kết nối.

Một tỉ lệ nhỏ SV còn quan tâm đến nhạc Trịnh (33/200), nhạc tiền chiến (16/200), nhạc cách mạng (28/200). Đây phần lớn là các sáng tác từ thế kỉ trước, có thời gian khá xa so với thế hệ SV hiện nay, do vậy tồn tại một “khoảng cách lớn” trong việc tiếp nhận những giá trị từ các tác phẩm này. Nếu như trong những sinh hoạt tập thể của thế hệ 7X, 8X và đầu 9X trước đây thường thấy sự xuất hiện của các ca khúc cách mạng như Nối vịng tay lớn, Trường Sơn đơng Trường Sơn tây… với âm điệu sôi nổi, hào hùng, lan tỏa tinh thần yêu nước, tuy nhiên hiện nay SV ít nghe lại những ca khúc cách mạng cũng như ít sử dụng các ca khúc này trong các buổi sinh hoạt tập thể. Một số ý kiến cho rằng mục đích chính của việc nghe nhạc là để giải tỏa căng thẳng, trong khi thể loại này khơng cịn phù hợp với bối cảnh cũng như tâm trạng của SV – những người vốn sinh ra trong thời bình và rất khó để hình dung những gì đã từng xảy ra trong thời chiến.

Một số lượng nhỏ SV quan tâm đến nhạc indie (nhạc độc lập) với những phong cách không thể xếp được vào những thể loại hiện có hay âm nhạc giàu tính triết lý (nhạc của tác giả trẻ Lê Cát Trọng Lý), nhạc mô tả cuộc sống chân thực, giàu tính chiêm nghiệm như nhạc của Đen Vâu (Đi về nhà, Mang tiền về cho mẹ, Trốn tìm…), Ngọt (Em dạo này, Khơng làm gì, Cá hồi…). Các ca khúc này chia sẻ đặc điểm chung là giàu chất tự sự, ngẫu hứng, cảm xúc chân thật, truyền tải “rất thấm” các thông điệp xã hội khiến SV tiếp nhận một cách rất tự nhiên và thích thú.

Các sản phẩm âm nhạc mà giới trẻ lựa chọn thường là nhạc pop, Kpop, nhạc rap vì nhiều lý do khác nhau như phản ánh được suy nghĩ, cảm xúc của giới trẻ (107/200

ý kiến), phù hợp với cá tính (111/200), thơng điệp xã hội được truyền tải một cách sinh động (87/200), vũ đạo sôi động (47/200), ca từ dễ nhớ dễ thuộc (97/200). Trước đây, trên các phương tiện truyền thơng từng phản ánh hiện tượng người trẻ có “gu” âm nhạc “hời hợt”, thiếu chiều sâu, thích những tác phẩm có ca từ dễ dãi trong sự so sánh với cách thưởng thức âm nhạc của thế hệ đi trước vốn chỉ chú trọng vào vẻ đẹp của ca từ, giai điệu. Tuy nhiên, thực tế nhiều SV đã bộc lộ cách đánh giá khá rõ ràng về các sản phẩm âm nhạc. Nhiều ý kiến bày tỏ quan điểm với những sản phẩm âm nhạc mà mình khơng thích, khơng hứng thú vì có nội dung sơ sài, sáo rỗng; ca từ đơn giản lặp đi lặp lại, khơng có tính sáng tạo hay cách ăn mặc của nghệ sĩ.

Biểu 4: Lý do các sản phẩm âm nhạc cuốn hút SV

SV rất thích nghe nhạc trên nền tảng Spotify, một phần vì đó là kho âm nhạc khổng lồ nhưng quan trọng hơn là vì nền tảng này đã cá nhân hóa gu âm nhạc của người nghe thơng qua việc tự động phân tích thói quen nghe nhạc của người tiêu dùng. SV vì thế rất dễ dàng có được danh sách các sản phẩm âm nhạc phù hợp với sở thích, cảm xúc và tâm lý của mình. Ngồi ra, phần lớn SV nghe nhạc miễn phí trên các trang web như Nhac.vn, Zing.mp3, Chiasenhac.vn…qua điện thoại di động hoặc máy tính cá nhân.

Các sản phẩm âm nhạc ảnh hưởng đến SV theo nhiều cách khác nhau: như chi phối đến gu thời trang, đến lối sống, cách suy nghĩ… Nhiều SV thường có thói quen nghe nhạc trong lúc học “vì nó giúp em tập trung hơn và không bị xao nhãng bởi những

0 20 40 60 80 100 120 Ca từ dễ nhỡ, dễ thuộc Thông điệp xã hội được truyền tải một cách sinh động Vũ đạo sôi động Nghệ sĩ có ngoại hình đẹp Chủ đề mới lạ Phản ánh suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân Phù hợp với cá tính Lý do các sản phẩm âm nhạc cuốn hút SV

âm thanh xung quanh” (L.T - SV năm thứ nhất - ngành Văn hóa truyền thơng) hay

nghe nhạc khi căng thẳng, khi buồn chán và cần có sự chia sẻ.

Biểu 5: Tác động của sản phẩm âm nhạc tới SV

Như vậy có thể thấy, dù đều chia sẻ những đặc điểm chung về độ tuổi, đều thuộc “giới trẻ” nhưng rõ ràng không thể quy “gu” âm nhạc của SV ĐHNV vào cùng một nhóm đối tượng với những điểm nhận dạng chung bởi thực tế, mỗi cá nhân sẽ có những “gu” riêng, phản ánh cái tơi cá nhân cũng như nhu cầu học hỏi, mở mang kiến thức và tìm hiểu thế giới.

Một phần của tài liệu Tiêu dùng văn hóa của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)