Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh du lịch bình thuận (Trang 33 - 41)

Nhƣ đã đề cập ở trên, thấy rằng có khá nhiều nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch và đã tạo ra số lƣợng lớn mơ hình lý thuyết đƣợc áp dụng trọng thực tế, một số mơ hình tiêu biểu cụ thể: Nghiên cứu của Crouch G.I (2007) nhận định các yếu tố: Địa lý và khí hậu; Kết hợp các hoạt động du lịch; Cấu trúc thƣợng tầng du lịch; Văn hóa và lịch sử; Nhận thức và hình ảnh điểm đến; Các sự kiện du lịch đặc biệt; Giải trí; Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng tiếp cận; Định vị /xây dựng thƣơng hiệu có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh điểm đến. Nghiên cứu của M. Porter (2008) xác định năng lực cạnh tranh địa phƣơng trong du lịch bao gồm 4 yếu tố chính và 18 yếu tố thành phần; với cách kết hợp nhƣ vậy thì mơ hình là một tập hợp các yếu tố có thể sử dụng đƣợc để đo lƣờng năng lực cạnh tranh của bất kỳ địa phƣơng nào và các biện pháp khách quan, chủ quan đƣợc xác định từ các yếu tố chính trong mơ hình cạnh tranh chung. Nghiên cứu của Dwyer và Kim (2003) với đề tài nghiên cứu yếu tố ảnh hƣởng năng lực cạnh tranh điểm đến: yếu tố thứ nhất bao gồm các nguồn lực: Nguồn lực tự nhiên và các di sản đƣợc thừa hƣởng; nguồn lực sáng tạo; các nhân tố và nguồn lực hỗ trợ, đây là các nguồn lực tạo ra sự khác biệt và cũng chính là cơ sở để tạo ra năng lực cạnh tranh. Yếu tố thứ hai là việc quản lý điểm đến và yếu tố nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các nhân tố, nguồn lực hỗ trợ.

Ở trong nƣớc, nghiên cứu của tác giả Phạm Việt Hùng và các cộng sự (2016) xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bao gồm: năng lực Marketing du lịch, thƣơng hiệu, công nghệ, quản trị, tổ chức liên kết hoạt động, trách nhiệm xã hội, sản phẩm và dịch vụ du lịch, nguồn nhân lực, tài chính; hạ tầng – cơ sở vật chất, chiến lƣợc về giá và chiến lƣợc doanh nghiệp; trong

19

đó một số yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhƣ là nguồn nhân lực, thƣơng hiệu hay sản phẩm và dịch vụ. Ngồi ra cịn có yếu tố trách nhiệm xã hội, chiến lƣợc doanh nghiệp. Trong nghiên cứu của tác giả Thái Thị Kim Oanh (2015) về đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách” thì nhận định một mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh tốt cần có các yếu tố: yếu tố về phân cấp và mức độ phổ biến; chính sách, kế hoạch phát triển du lịch; quản lý; tài nguyên du lịch chủ chốt; phụ trợ; thị trƣờng. Đây là những yếu tố chính tập hợp từ các tiêu chí cụ thể với 5 yếu tố tác động cụ thể. Đồng thời cũng chỉ rõ tài nguyên du lịch, các vấn đề thuộc về phía cầu, quản lý du lịch cũng nhƣ sự tƣơng tác, liên hệ giữa các yếu tố là đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch” của tác giả Nguyễn Nam Thắng (2015) xác định một tập hợp 8 yếu tố: Nguồn tài nguyên tự nhiên; nguồn tài nguyên văn hóa; cơ sở hạ tầng; năng lực cạnh tranh giá trong ngành du lịch; các điều kiện về nguồn lực; an toàn và an ninh; các quy dịnh chế độ chính sách, kế hoạch, chiến lƣợc du lịch; mối quan hệ liên kết hợp tác phát triển du lịch là tổng thể để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong lĩnh vực du lịch. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã trình bày trên là cơ sở để tác giả đề xuất mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Căn cứ cơ sở lý thuyết và nội dung nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu; cũng nhƣ qua thực hiện khảo sát trực tiếp cán bộ, chuyên gia và khách du lịch tại Bình Thuận theo hƣớng dẫn và cho phép của Ban Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bình Thuận. Từ kết quả thảo luận chuyên gia (Tác giả gửi thƣ mời và thông báo nội dung thảo luận tới các Cán bộ, chuyên gia và lãnh đạo các đơn vị liên quan. Trong buổi thảo luận, tác giả đặt ra những câu hỏi mang tính gợi mở để các thành viên cùng trao đổi, chia sẽ ý kiến. Tham khảo phụ lục số 01), tác giả đề xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận đƣợc xác định là: Thể chế, chính sách bao gồm các quy định pháp luật, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tƣ hay kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ, ngành nghề, địa bàn (Dwyer và Kim, 2003). Chính sách đồng bộ, phù hợp và mang tính đột phá là yếu tố quan trọng, quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển du lịch (Grouch G.I, 2007; Goff G, 2012). Thị trƣờng du

20

lịch của các địa phƣơng: là sự quan tâm đầu tƣ phát triển du lịch của các tỉnh, thành phố với các chính sách có thể khuyến khích cho sự phát triển du lịch và thu hút du khách (Dwyer và Kim, 2003; Crouch G.I, 2007). Tác động của việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch (Dwyer và Kim, 2003; Thái Thị Kim Oanh, 2015).

Để đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh du lịch Bình Thuận, tác giá đề xuất 6 yếu tố: (1) Tài nguyên du lịch, (2) Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và Maketing, (3) Điểm đến An toàn, (4) Kết cấu hạ tầng, kỹ thuật (5) Nguồn nhân lực ngành du lịch, (6) Quản lý và chính sách phát triển của điểm đến. Ý nghĩa của 6 yếu tố cụ thể nhƣ sau:

(1)Tài nguyên du lịch:

Trong nghiên cứu của Nguyễn Nam Thắng ( 2015) thì tài ngun du lịch có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch, là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con ngƣời; tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên, cùng cảnh quan nhân văn có thể đƣợc sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay tham quan của du khách. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017) thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hố, cơng trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Theo Dwyer và Kim (2003) trong mơ hình xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến xác định tài nguyên du lịch đƣợc phân bổ riêng nhƣ là yếu tố hỗ trợ bao gồm 2 yếu tố: Tài nguyên tự có (tự nhiên và di sản); Tài nguyên tự tạo (cơ sở hạ tầng du lịch, các sự kiện đặc biệt). Trong đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của World Economic Forum (2013) và nghiên cứu của Hoàng Thanh Liêm (2016) thì tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con ngƣời tạo dựng nên. Các yếu tố này luôn tồn tại và gắn liền với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội đặc thù của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này đƣợc

21

phát hiện, đƣợc khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch.

H1: Tài nguyên du lịch ảnh hưởng cùng chiều (+) đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận.

(2) Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và Maketing:

Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc biệt, nó bao gồm một chuỗi các sản phẩm – dịch vụ đƣợc cung cấp bởi các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến (Dwyer và Kim, 2003). Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cở sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chất luợng sản phẩm, dịch vụ có ảnh huởng đến năng lực cạnh tranh đuợc nghiên cứu bởi các tác giả Dwyer và Kim (2003); Tsai, Song và Wong (2009). Trong lĩnh vực du lịch, cùng với chất lƣợng, sự đa dạng về chủng loại của sản phẩm; thì hoạt động marketing đóng một vai trị quan trọng, nó giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, phản ứng với đối thủ cạnh tranh, thích ứng với biến đổi của mơi truờng, cải thiện chất luợng mối quan hệ với khách hàng và đối tác (Nguyễn Thành Long, 2016). Theo Benedetto và cộng sự (2008) thì năng lực marketing giúp doanh nghiệp thực hiện các chƣơng trình marketing một cách hiệu quả hơn. Chính năng lực này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình cung cấp, từ đó có cơ sở đƣa ra những sản phẩm dịch vụ mới phù hợp hơn.

Trong nghiên cứu này, sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và Maketing ở đây đƣợc hiểu là sản phẩm dịch vụ có nhiều loại, phong phú để khách du lịch tự do lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình (nhiều sản phẩm truyền thống của các dân tộc, sản phẩm từ nông nghiệp, thủy hải sản….); và ngƣời tiêu dùng cần tìm kiếm sự trãi nghiệm nên họ phải di chuyển để tiêu thụ sản phẩm – dịch vụ; đồng thời, nhà quản lý cần phải nắm bắt kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, từ đó làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và đáp ứng đƣợc với những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh.

H2: Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và Maketing ảnh hưởng cùng chiều (+) đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận.

22

(3) Điểm đến an toàn:

An toàn trong du lịch là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng, bên cạnh các yếu tố chất lƣợng về tài nguyên du lịch, chất lƣợng sản phảm, dịch vụ, thƣơng hiệu, quản trị.. thì yếu tố an tồn khơng đƣợc thiếu. Nếu có một điểm nào đó khơng đảm bảo an tồn, an ninh cho du khách sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến hình ảnh, thƣơng hiệu điểm đến đến du lịch, cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của nó. Trong nghiên cứu này, an toàn đƣợc hiểu là an tồn cả về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho du khách khi đến du lịch; an toàn về an ninh trật tự, an toàn về vệ sinh thực phẩm (Thái Thị Kim Oanh, 2015; Nguyễn Quyết Thắng, 2016).

H3: Điểm đến An toàn ảnh hưởng cùng chiều (+) đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận.

(4)Kết cấu hạ tầng, kỹ thuật:

Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đƣợc xem là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh phát triển du lịch (Dwyer và Kim, 2003). Yếu tố đều đƣợc đánh giá và làm rõ trong hầu hết các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh về du lịch. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phát triển và đƣợc duy trì tốt sẽ là nền tảng vững chắc cho hoạt động của ngành du lịch phát triển mạnh. Nhƣ vậy cơ sở hà tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tốt, đồng bộ góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, thoả mãn nhu cầu của du khách và thúc dẩy DL phát triển, là điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch; ngƣợc lại, làm chậm bƣớc phát triển và làm giảm năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch (Nguyễn Thị Quỳnh Hƣơng, 2018). Kết cấu tầng, kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch hồn thiện, đƣờng giao thơng đi lại thuận tiện, thông xuốt; điện, nƣớc, hệ thống thông tin liên lạc ổn định; nhiều điểm vui chơi, giải trí, thể thao... đạt chuẩn sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Bình Thuận. (World Economic Forum, 2013; Marfariga, 2014; Nguyễn Thị Quỳnh Hƣơng, 2018).

H4: Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng cùng chiều (+) đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận.

(5)Nguồn nhân lực ngành du lịch:

Nguồn nhân lực du lịch, đây là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành du lịch, cũng nhƣ cho sự phát triển du lịch và theo Nguyễn

23

Thành Long (2016) tổng hợp từ nghiên cứu của Manmohan thì nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm những nỗ lực, kỹ năng và khả năng của tất cả những nguời làm việc trong doanh nghiệp. Nhân lực du lịch là đội ngũ cán bộ quản lý sở, ngành, chính quyền địa phƣơng, các chun gia đầu ngành có kiến thức chun mơn, am hiểu sâu về du lịch; lãnh đạo doanh nghiệp, lực lƣợng lao động làm việc tại các khu, điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn... bao gồm các nhà quản lý du lịch, nhân viên, hƣớng dẫn viên, lái xe, bảo vệ… (Nguyễn Quyết Thắng và cộng sự, 2016; Nguyễn Thành Long, 2016; Phan Thanh Thảo, 2018).

H5: Nguồn nhân lực ngành du lịch ảnh hưởng cùng chiều (+) đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận.

(6) Quản lý và chính sách phát triển điểm đến:

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hƣơng (2018) nêu: Quản lý điểm đến là việc quản lý mang tính phối hợp của tất cả các yếu tố tạo nên một điểm đến; việc quản lý điểm đến mang lại phƣơng pháp tiếp cận chiến lƣợc nhằm liên kết các thực thể hoặc đối tƣợng riêng biệt cho việc quản lý các điểm dến tốt hơn. Sự kết hợp quản lý có thể tránh sự trùng lặp trong những nỗ lực liên quan đến việc quảng bá, các dịch vụ, đào tạo, hỗ trợ kinh doanh và nhận biết bất cứ thiếu sót quản lý nào mà không đƣợc giải quyết. Đây là yếu tố cấu thành giữ vai trò thúc đẩy và làm gia tăng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch.

Chính sách phát triển du lịch: Du lịch đƣợc nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc, là điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, nhận thƣc của ngƣời dân. Để du lịch thực sự phát triển thì chính quyền địa phƣơng phải có cơ chế chính sách phát triển du lịch phù hợp, bao gồm chính sách dài hạn, chính sách cấp bách và thể hiện trong chiến lƣợc, quy hoạch, các chƣơng trình, đề án phát triển du lịch (Nguyễn Nam Thắng, 2015). Trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu trƣớc, tác giả nhận định quản lý và chính sách phát triển điểm đến: Bao gồm quản lý của khu vực công và quản lý thuộc khu vực tƣ; Quản lý và chính sách phát triển đó là các yếu tố tăng cƣờng khả năng khai thác tài nguyên, cải tiến chất lƣợng, hiệu suất các tài nguyên phụ trợ và thích ứng tốt nhất với các điều kiện hồn cảnhcơng tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công

24

nghệ, điều tra, khảo sát (Dwyer và Kim, 2003; Crouch G.I, 2007); chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch (Dwyer và Kim, 2003; Nguyễn Quyết Thắng và cộng sự, 2016); chính sách đầu tƣ kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, xúc tiến du lịch (Nguyễn Nam Thắng, 2015)…khả năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch (Mai Hồng Hà, 2017). Chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp du lịch nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững và cƣ dân địa phƣơng cùng nhận thức tầm quan trọng các chính sách phát triển du lịch bền vững (Dwyer và Kim, 2003; Nguyễn Thành Long, 2016).

H6: Quản lý và chính sách phát triển điểm đến ảnh hưởng cùng chiều (+) đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận.

H1+ H2+ H3+ H4+ H5+ H6+ Hình 2.4 Mơ hình các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận

Nguồn: Tác giả thiết kế (2019)

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, tác giả đƣa ra cơ sở lý thuyết để khái quát nội dung nghiên cứu và giới thiệu một số cơng trình, mơ hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc về các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận. Dựa trên các mơ hình lý thuyết, các nghiên cứu trên liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tác giả đề xuất mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh du lịch bình thuận (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)