Trung tâm WTO – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Khuyến nghị phương án đàm phán:

Một phần của tài liệu Tư pháp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (Trang 39 - 40)

32

trường hợp NĐTNN lợi dụng hoặc dùng ISDS để gây sức ép, buộc các cơ quan quản lý nhà nước của nước tiếp nhận đầu tư thơng qua các chính sách có lợi cho NĐTNN. Như vậy, cơ chế này đã có khả năng sẽ trực tiếp gây ra sự bất bình đẳng giữa NĐT trong nước và NĐTNN (vì chỉ NĐTNN mới có quyền khởi kiện Nhà nước còn NĐT trong nước phải thực hiện theo thủ tục tố tụng hành chính).

2.1.4 Thời hạn và thời hiệu khởi kiện

Bên cạnh điều kiện về chủ thể, TPP cũng đã quy định rõ điều kiện về thời hạn và thời hiệu để nguyên đơn có thể gửi đơn khởi kiện tới Trọng tài. TPP xác định nếu vụ tranh chấp đầu tư khơng được giải quyết trong vịng 6 tháng kể từ này nhận được văn bản yêu cầu bàn bạc và thương lượng từ bên bị đơn”49 thì bên nguyên đơn được quyền khởi kiện.

Sau thời hạn 6 tháng mà các bên khơng tự thương lượng, hịa giải được thì bên nguyên đơn có quyền gửi đơn khởi kiện của mình lên trọng tài. Về nguyên tắc, thời gian dành cho tham vấn và hòa giải càng dài, càng tốt cho nước tiếp nhận đầu tư có thời gian nghiên cứu, xem xét vụ việc và đàm phán với NĐT để có thể tìm ra phương án hòa giải, thương lượng tốt nhất cho cả hai tránh phải đưa ra giải quyết bằng trọng tài tốn kém và mất thời gian. Việc quy định thời gian thương lượng, hịa giải 6 tháng rồi mới có quyền khởi kiện tại trọng tài là hồn tồn phù hợp, giúp các bên cân bằng và tính tốn kỹ trước khi khởi kiện tại trọng tài. Trước khi khởi kiện, các bên đã có thời gian thương lượng, hịa giải.

Thơng thường, để các bên có thể khởi kiện ra Trọng tài cần có sự chấp thuận về việc giải quyết tranh chấp của các bên bằng trọng tài. Tuy nhiên, trong Hiệp định TPP, tại khoản 1 điều 9.19 quy định: “Mỗi bên chấp thuận giải quyết vụ kiện qua

thủ tục trọng tài theo quy định của Mục này tuân thủ theo Hiệp định này”50. Điều này có nghĩa là khi có tranh chấp đầu tư, NĐT có quyền tự động kiện ra Trọng tài mà không cần sự đồng ý của nhà nước tiếp nhận đầu tư trong vụ việc liên quan. Trong các BTA và BIT Việt Nam ký kết với các quốc gia khác, Việt Nam cũng đã chấp nhận điều kiện được tự động chấp thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Một phần của tài liệu Tư pháp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)