42
những bất lợi, cản trở khơng đáng có giữa hai nhà nước trong việc hợp tác quốc tế trong tương lai.
Tuy nhiên, do tính khơng bắt buộc thi hành nên thoả thuận đạt được sau quá trình thương lượng, trung gian hoặc hồ giải vẫn có nguy cơ khơng được một trong các bên thi hành.Trong trường hợp này, nhà đầu tư nước ngồi có thể viện dẫn đến cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc toà án.
1.2.3 Trọng tài
Trọng tài thực chất là phương thức giải quyết tranh chấp tư, được các bên tranh chấp lực chọn như là cách thức để chấm dứt xung đột giữa họ mà khơng cần viện đến tịa án. Phương thức trọng tài được thực hành tại nhiều nước với những đặc tính về pháp lý và văn hóa khác nhau, và dưới các hình thức vơ cùng đa dạng, không theo quy chuẩn cụ thể nào62.
Trong việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, các bên đều tập trung đến những mặt thuận lợi chiếm đa số của cơ chế này. Những điểm thuận lợi này bao gồm:
Một là, tính bí mật.Tương tự như ưu điểm của các biện pháp giải quyết tranh
chấp đầu tư bằng biện pháp ngoại giao, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài giúp giữ bí mật về quy trình và kết quả giải quyết tranh chấp. Tính bí mật được quy định ngay trong pháp luật trọng tài của các nước, quy tắc của các trung tâm trọng tài cũng như thỏa thuận của các bên tranh chấp. The đó, các cá nhân, tổ chức liên quan (kể cả các chuyên gia) sẽ có nghĩa vụ khơng tiết lộ thông tin liên quan đến vụ việc xét xử của trọng tài, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Các NĐTNN cũng như các nước tiếp nhận đầu tư ln muốn sử dụng các quy trình kín bởi vì họ khơng muốn bị rị rỉ những thơng tin về doanh nghiệp và những hoạt động đầu tư kinh doanh của mình, về các hạn chế trong pháp luật, chính sách của nước tiếp nhận đầu tư, về loại tranh chấp mà các chủ thể phải giải quyết. Và các NĐTNN cũng như nước tiếp nhận đầu tư không muốn công khai một phán quyết bất lợi cho mình trong giải quyết tranh chấp.
Hai là, tính chuyên biệt.Các bên trong tranh chấp đầu tư hồn tồn có quyền
lựa chọn trọng tài viên với chun mơn phù hợp và lựa chọn q trình tố tụng tối ưu