Khoả n3 Điều 9.23 TPP

Một phần của tài liệu Tư pháp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (Trang 54 - 59)

47

q trình tố tụng (thậm chí cả phán quyết cũng khơng được cơng khai tồn bộ, các phán quyết được công bố chủ yếu đưa ra các lập luận cơ bản về việc giải quyết), các thủ tục (thời gian, địa điểm diễn ra phiên họp giải quyết tranh chấp đầu tư, phiên điều trần…) cũng khơng được cơng khai. Chính những yếu tố này đã làm nên sức thu hút của phương thức giải quyết tranh chấp giữa NĐTNN và nước tiếp nhận đầu tư bằng trọng tài so với Tòa án. Việc quy tắc minh bạch thủ tục có thể được coi như việc xét xử tại “tòa án”, và “tòa án trọng tài” ở đây chỉ khác “tịa án quốc gia” ở tính khơng chịu sự quản lý của quốc gia nào, còn vấn đề mấu chốt được quan tâm nhất là tính bí mật thì hồn tồn tương đồng.

Hai là, về tính pháp lý. Quy tắc trọng tài của ICSID vốn có uy tín và được sử

dụng nhiều nhất để giải quyết tranh chấp giữa NĐTNN và nước tiếp nhận đầu tư cũng tuân thủ nguyên tắc không cơng khai và đảm bảo tính bí mật giữa các bên. Khi TPP đã dẫn chiếu tới việc áp dụng quy tắc tố tụng của ICSID để giải quyết tranh chấp thì phải hồn tồn tuyệt đối tuân và tôn trọng theo ý chí và mong muốn của các bên khi giải quyết tại ICSID. Trong đó, cách giải quyết và cách thức giải quyết vốn có là bí mật của ICSID (đây là mong muốn mà các bên tranh chấp hướng tới khi giải quyết tranh chấp tại Trọng tài).Việc TPP vừa dẫn chiếu tới lại ICSID vừa áp dụng nguyên tắc của mình giống như một việc “tự hỏi và tự trả lời” và vô nghĩa khi dẫn chiếu tới.

Ba là, về tính thực tiễn. Việc phải cơng khai tất cả các thông tin sẽ là bất lợi

lớn đối với nước nhận đầu tư, vì dù phán quyết trọng tài chỉ có giá trị đối với các bên tranh chấp nhưng nếu tồn bộ thơng tin về cuộc tranh chấp được cơng khai thì các NĐTNN khác cũng sẽ dựa vào phán quyết trọng tài đã tuyên đó để kiện nước tiếp nhận đầu tư về những vấn đề tương tự vì các NĐT này biết chắc rằng sẽ nhận được một phán quyết tương tự. Mặt khác, trong quá trình giải quyết tranh chấp, sẽ tồn tại tương đối lớn các thông tin quan trọng mà nếu các NĐTNN khác hay quốc gia khác biết được sẽ gây bất lợi cho nước tiếp nhận đầu tư.

Như vậy, việc xây dựng nên nguyên tắc minh bạch thủ tục trọng tài hầu hết chỉ có lợi cho NĐTNN mà gây bất lợi hoàn toàn cho nước tiếp nhận đầu tư.

c) Gửi đơn kiện

Quá trình xét xử trọng tài chỉ bắt đầu khi có đơn kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Đơn khởi kiện đó sẽ xác định mục tiêu vụ tranh chấp và do đó xác định nhiệm

48

vụ của Trung tâm Trọng tài. Việc gửi đơn kiện lên trọng tài được quy định độc lập tại Điều 9.18 Hiệp định. . Nội dung chương 9 và toàn bộ vấn đề giải quyết tranh chấp đầu tư do phía Hoa Kỳ đề xuất, do đó, quy định về quy trình thủ tục được phía Hoa Kỳ xây dựng dự trên những các thức mà Hoa Kỳ đã áp dụng trong các FTA với các quốc gia khác. Việc này giúp tạo thuận lợi cho NĐT Hoa Kỳ.

Đơn khởi kiện phải được gửi tới cho bị đơn theo những cách thức đã được quy định nhằm bảo đảm tính hợp pháp của việc bị đơn có quyền tranh tụng (xuất phát từ nguyên tắc quyền được trình bày của các bên trong tranh chấp). Thiếu điều này, quá trình tố tụng trọng tài có thể bị hủy, bên bị đơn có thể yêu cầu phản đối bằng văn bản.

d) Thành lập hội đồng trọng tài

Việc thành lập hội đồng trọng tài (HĐTT) được bắt đầu bằng việc lựa chọn trọng tài viên (TTV). Đây là bước có vai trị quan trọng trong diễn biến của trình tự tố tụng trọng tài. Nếu hai bên khơng thỏa thuận từ trước thì tại hầu hết các quy tắc tố tụng trọng tài thì phần lớn đều có quy định để mỗi bên chọn một trọng tài viên, hai trọng tài viên sẽ do các bên tranh chấp lựa chọn. Nguyên tắc chỉ đạo trong việc bổ nhiệm Tịa trọng tài là ngun tắc bình đẳng giữa các bên.

Điều 9.21 Hiệp định TPP quy định về HĐTT như sau:

Về số lượng: Các bên có thể thỏa thuận về số lượng TTV, HĐTT phải tôn

trọng lựa chọn của các bên về số lượng thành viên HĐTT. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận khác thì HĐTT gồm ba TTV.Mỗi bên tranh chấp chỉ định một TTV và sẽ thỏa thuận chọn ra một TTV thứ ba. Việc các bên được chỉ định một TTV giúp đảm bảo được các bên có thể thể hiện rõ việc đặt sự tin tưởng của mình vào một TTV, tránh được sự áp đặt cho các bên ngay từ khi HĐTT còn chưa đi bắt đầu nhiệm vụ. Mặt khác, các bên được cùng nhau lựa chọn TTV thứ ba là một điểm khác với đa số các cơ chế thành lập HĐTT tại các CƯ, HĐ khác. Ta có thể thấy, trong Hiệp định TPP, ý chí của các bên trong GQTC được thể hiện xuyên suốt, các bên đều có quyền ngang nhau, có cơ hội để được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình tốt nhất. Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận chọn lựa

49

được TTV thì Tổng Thư ký của Trung tâm trọng tài ICSID đang thực hiện việc giải quyết tranh chấp sẽ có trách nhệm chỉ định TTV66.

Việc quy định như vậy tránh việc một trong hai bên tranh chấp cố tình kéo dài thời gian lựa chọn TTV để tẩu tán bằng chứng, hoặc trì hỗn thời gian tham gia tranh tụng tại HĐTT.

Ta có thể thấy, các thủ tục liên quan đến việc lựa chọn TTV trong TPP phù hợp với thơng lệ quốc tế và lợi ích của các bên liên quan. Việc Tổng Thư ký ICSID chỉ định TTV phải thỏa mãn người này không phải là công dân của bị đơn và vị trí TTV người này nắm giữ khơng phải là chủ trì vụ kiện67.

Về thời gian thành lập: Khoản 3, Điều 9.21 Hiệp định TPP đã quy định rõ

thời hạn thành lập HĐTT là 75 ngày sau thời điểm nộp hồ sơ khởi kiện lên trọng tài. 75 ngày là một khoảng thời gian hợp lý mà trong đó TTTT có thể xem xét vụ kiện có thuộc phạm vi giải quyết của TTTT hay không.

Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có thẩm quyền tài

phán đối với trách chấp liên quan tới việc vi phạm nghĩa vụ của nước tiếp nhận đầu tư trong khuôn khổ hiệp định, về sự vi phạm chấp thuận đầu tư, hợp đồng đầu tư giữa NĐTNN và nước tiếp nhận đầu tư.

e) Trao đổi giấy tờ trình bày

Có thể nói rằng thủ tục viết chiếm ưu thế trong tố tụng trọng tài và được thể hiện qua sự trao đổi các giấy tờ trình bày như: đơn yêu cầu, giấy trả lời…trong những thời hạn xác định theo luật tố tụng.

Các bên có thể trình bày các yêu cầu của mình, đưa lý lẽ, nêu ra các chứng cứ chứng minh kèm theo. Thời hạn thông thường để lập ra các giấy tờ trình bày do HĐTT ấn định, với nguyên tắc càng nhanh càng tốt68. Các loại giấy tờ kể trên được chuyển cho các trọng tài viên và bên kia trong tranh chấp theo nguyên tắc tranh tụng. Các yêu cầu phản tố có thê được nêu ra nếu thuộc phạm vi của thỏa thuận trọng tài.

f) Phiên họp trọng tài

66 Khoản 2, Điều 9.21 Chương Đầu tư, Hiệp định TPP. 67 Khoản 3, Điều 9.21 Chương Đầu tư, Hiệp định TPP. 67 Khoản 3, Điều 9.21 Chương Đầu tư, Hiệp định TPP. 68 Điểm a, Khoản 4, Điều 9.22 TPP

50

Đây là nguyên tắc trong lĩnh vực trọng tài song các bên có thể thỏa thuận việc Hội đồng Trọng tài khơng phải tổ chức ra phiên xét xử mà đơn giản chỉ cần xem xét đơn và các tài liệu, chứng cứ các bên đã xuất trình. Trong phiên xét xử, có thể xem xét thực tế, thực địa hoặc đối tượng của vụ tranh chấp khi cần thiết.Thơng thường thì chính Trung tâm Trọng tài đứng ra tổ chức phiên tịa khi thấy thích hợp trừ trường hợp có quy định cụ thể của các bên.

Các nguyên tắc cơ bản phải được tôn trọng, đảm bảo như quyền được trình bày và lắng nghe, quyền bình đẳng giữa các bên và quyền tranh tụng của các bên.

Một đặc điểm của các phiên tòa xét xử của Trung tâm Trọng tài là có các cuộc tranh luận thực sự các bên hoặc người đại diện của họ và Trung tâm Trọng tài. Đây là yếu tố cơ bản của thủ tục tố tụng Trọng tài vì nó dành cho các bên được bày tỏ quan điểm của mình trước sự có mặt của bên kia đồng thời lắng nghe ý kiến của bên kia cũng như đáp lại các câu hỏi của Hội đồng Trọng tài. Các bên có thể có được hịa giải trong giai đoạn này. Khi đã có những thơng tin đầy đủ thì Hội đồng Trọng tài tuyên bố kết thúc giai đoạn điều tra và hậu quả của nó là khơng chuyển giao các loại giấy tờ cũng như bổ sung lý lẽ và chuyển sang việc nghị án và ra quyết định. Việc nghị án thường được giữ kín và kết quả là ra 1 quyết định. Phần lớn các phiên tòa xét xử trọng tài đều xử kín. Bất kỳ loại thơng tin thuộc diện bảo mật nào sau khi được trình bày lên HĐTT đề được bảo vệ để không bị tiết lộ ra ngoài theo đúng trình tự thủ tục tại khoản 4, Điều 9.23 Hiệp định TPP.

Khi xét xử, HĐTT đồng thời có thể quyết định giải quyết các vấn đề nảy sinh như sự phản bác thẩm quyền của tòa án trọng tài, thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời hay yêu cầu giám định. Nhìn chung với các vấn đề này, HĐTT có thể ra những quyết định từng phần để giải quyết hoặc cùng phán xử trong cùng 1 quyết định với vụ tranh chấp.

g) Phán quyết trọng tài

Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, các bên khơng được kháng cáo.

Nếu các bên có u cầu thì HĐTT phải thông nào nội dung quyết định hoặc phán quyết dự kiến của mình đến các bên tranh chấp trước khi chính thức ban hành phán quyết đó. Các bên trong thời hạn 60 ngày có thể trình bày ý kiến của mình về

51

nội dung phán quyết. Tối đa 45 ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến của các bên tranh chấp, HĐTT sẽ ra phán quyết chính thức69. Do phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, để tránh trường hợp có sai sót dẫn đến việc phải sửa lại nội dung phán quyết, Hiệp định TPP đã quy định ln cho các bên được trình bày quan điểm của mình về bản phán quyết “trù bị” này. Thơng qua các phản hồi, HĐTT có thể xem xét thêm một lần nữa, lúc này, những quan điểm của các bên đã được ghi nhận, xem xét.Nếu hợp lý, HĐTT có thể sửa đổi một số phần hay tồn bộ phán quyết. Việc quy định như vậy đảm bảo tính thực thi của phán quyết trọng tài.

Hình thức của phán quyết: phán quyết được lập thành văn bản có chữ ký của

các Trọng tài viên, Trong trường hợp một trong số các Trọng tài viên từ chối ký thì sự xác nhận sự khước từ đó của hai Trọng tài viên cịn lại cũng đủ xác nhân sự tồn tại của việc nghị án và tuyên quyết định.

Hình thức của quyết định phải tuân thủ theo luật tố tụng Trọng tài mà các bên đã lựa chọn hoặc tòa án trọng tài quyết định cũng như Trung tâm trọng tài phải lưu ý tôn trọng về hình thức theo luật mà quyết định đó được tuyên cũng như tại nơi mà quyết định đó có thể được thi hành.

Nhìn chung, một quyết định trọng tài gồm 3 phần mà sự kết hợp dành cho tịa án trọng tài:

Một là, Phần trình bày u cầu của các bên

Hai là, Phần lý giải, nhận định của Tòa án trọng tài Ba là, Phần quyết định

Những yếu tố không thể thiếu phải được ghi trong quyết định như địa điểm tuyên, ngày tuyên cũng như chữ ký của các Trọng tài viên để đảm bảo tính hợp pháp cho 1 quyết định trọng tài.

Nội dung của phán quyết: Toàn bộ nội dung về phán quyết trọng tài được TPP

quy định cụ thể trọn vẹn trong Điều 9.28. Theo đó, trong q trình đưa ra phán quyết cuối cùng, Hội đồng trọng tài có thể ban hành phán quyết đối với toàn bộ vụ kiện hoặc đối với từng khía cạnh riêng lẻ của vụ kiện như tiền bồi thường thiệt hại và lãi phát sinh, hoàn trả lại tài sản. Đối với trường hợp này, phán quyết trọng tài quy định nước tiếp nhận đầu tư thanh toán tiền bồi thường thiệt hại và lãi phát sinh

Một phần của tài liệu Tư pháp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (Trang 54 - 59)