Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam về khả năng áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp

Một phần của tài liệu Tư pháp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (Trang 75 - 81)

79 Hội thảo Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế tháng 10 năm

3.2.2 Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam về khả năng áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp

dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư

Nếu như thời gian trước đây, khi VCCI tiến hành khảo sát cho biết 76% doanh nghiệp Việt Nam khơng biết gì về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), trong khi một khảo sát khác khẳng định có tới 40,9% doanh nghiệp khơng biết TPP. Thì hiện nay, khi được hỏi về mức độ sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh, hơn 80% doanh nghiệp tự tin khẳng định họ đã chuẩn bị đầy đủ hoặc tương đối đầy đủ80.

80 http://tiepthithegioi.vn/uncategorized/tu-tin-truoc-tpp-doanh-nghiep-viet-gay-bat-ngo/ (ngày truy cập 16/4/2016, giờ truy cập 21:10) 16/4/2016, giờ truy cập 21:10)

68

Theo Báo cao của 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2016, do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam Vietnam Report thực hiện trong tháng 1/2016 và công bố ngày 24/02/2016, hơn 76% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh nhằm tận dụng tối đa những cơ hội tăng trưởng mới, 22,1% số doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh như năm trước, trong khi chỉ 1,6% doanh nghiệp có ý định thu hẹp quy mơ kinh doanh. Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới81.

Nếu như thời điểm tháng 8 năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam mới đầu tư tổng cộng 200 dự án ra nước ngồi82, thì chỉ riêng 10 tháng năm 2015, con số dự án đầu tư đã là 102 dự án83. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước noài gần 20 tỷ USD84. Thị trường đầu tư ra nước ngoài tập trung tại một số quôc gia truyền thống như Lào, Cam – pu – chia. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đầu tư sang Hoa Kỳ (18 dự án mới và 4 dự án tăng vốn) và Liên Bang Nga, Singapore,

81 http://tiepthithegioi.vn/uncategorized/tu-tin-truoc-tpp-doanh-nghiep-viet-gay-bat-ngo/ (ngày truy cập 18/3/2016, giờ truy cập 21:10) 18/3/2016, giờ truy cập 21:10)

82 http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/tt_baochi/nr041126171753/ns070907152611 (ngày truy cập 29/4/2016, giờ truy cập 21:50) 29/4/2016, giờ truy cập 21:50)

83 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/4073/Tinh-hinh-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-cua-doanh-nghiep-Viet-Nam-10-thang-nam-2015 (ngày truy cập 14/4/2016, giờ truy cập 11:10) nam-2015 (ngày truy cập 14/4/2016, giờ truy cập 11:10)

84 http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/viet-nam-da-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-gan-20-ty-usd-20150215073824952.chn (ngày truy cập 23/4/2016, giờ truy cập 20:10) (ngày truy cập 23/4/2016, giờ truy cập 20:10)

69

Đức, Australia, Hàn Quốc…85. Như vậy, các NĐT của Việt Nam cũng đã tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh của mình sang các quốc gia thành viên khác của TPP nhưu Hoa Kỳ, Singapore, Ausatralia. Các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi có thể kể tới Vinamilk đầu tư vào Hoa Kỳ86, Mitsusatar đầu tư vào Hoa Kỳ87, …

Khi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các quốc gia thành viên TPP, các tranh chấp về đầu tư (về các chính sách của quốc gia đó đối với NĐT Việt Nam, về việc các quốc gia thực hiện các nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc với Việt Nam…) sẽ xuất hiện. Do đó, việc các doanh nghiệp nắm vững cơ chế giải quyết tranh chấp trong TPP sẽ hữu dụng khi các NĐT Việt Nam muốn khởi kiện các nước tiếp nhận đầu tư là thành viên TPP.

Mặt khác, như đã phân tích tại phần chủ thể khởi kiện theo TPP tại mục 2.1.1, khái niệm cơ quan nhà nước trong TPP có thể bao gồm cả các doanh nghiệp (có thể là các doanh nghiệp tư) khi thực hiện ủy quyền của cơ quan nhà nước. Việc quy định như vậy sẽ gây nên một số trở ngại, ví dụ: NĐT Việt Nam thực hiện hợp đồng đầu tư với một doanh nghiệp của quốc gia A mà doanh nghiệp này có sự ủy quyền của quốc gia A. Nếu việc xử lý và nộp đơn khởi kiện không được trọn vẹn, NĐT Việt Nam sẽ không thể kiện quốc gia A về tranh chấp đầu tư (quốc gia A có thể phủ nhận sự liên quan với doanh nghiệp). Mặt khác cũng sẽ làm giảm khả năng các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đầu tư ra nước ngoài khởi kiện quốc gia tiếp nhận đầu tư. Do đó, các bên cần chuẩn bị cho mình nền tảng pháp lý kỹ càng cho từng quốc gia và từng lĩnh vực mình định phát triển đầu tư.

Đối với các Doanh nghiệp, cần thiết cần xem xét các vấn đề sau khi là một bên tranh chấp trong tranh chấp đầu tư.

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ pháp chế doanh nghiệp chuyên nghiệp, chất lượng,

cập nhất các văn bản pháp luật trong nước cũng như quốc tế kịp thời. Việc xây dựng ban Pháp chế hầu như chỉ được chú trọng tại các Công ty, Tập đồn kinh tế lớn, cịn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khơng có phịng ban này. Tuy nhiên, trong

85 http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/4073/Tinh-hinh-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-cua-doanh-nghiep-Viet-Nam-10-thang-nam-2015 (ngày truy cập 12/4/2016, giờ truy cập 22:10) nam-2015 (ngày truy cập 12/4/2016, giờ truy cập 22:10)

86 http://www.baohaiquan.vn/Pages/Dau-tu-ra-nuoc-ngoai-loi-nhuan-lon-cho-DN.aspx (ngày truy cập 19/3/2016, giờ truy cập 11:10) 19/3/2016, giờ truy cập 11:10)

87 http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/tt_baochi/nr041126171753/ns070907152611 (ngày truy cập 19/432016, giờ truy cập 11:15) 19/432016, giờ truy cập 11:15)

70

bối cảnh đầu tư quốc tế tăng cao như hiện nay, việc có một ban pháp chế sẽ tránh được những rủi ro về pháp luật khi các doanh nghiệp mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

Thứ hai, liên hệ chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ Cơng thương, Chính phủ Việt

Nam khi có tranh chấp xảy ra. Việc giải quyết tranh chấp đầu tư sẽ có thể cịn mới, cịn xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam (vốn chưa từng là nguyên đơn trong một vụ kiện tranh chấp đầu tư nào). Do đó, để có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt pháp lý, các doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành liên quan cũng như Chính phủ để có sự chuẩn bị kỹ càng nhất khi cuộc tranh chấp không giải quyết được qua biện pháp ngoại giao mà phải thực hiện bằng Trọng tài. Đặc biệt, đối với Hiệp định TPP, các nước thành viên của Hiệp định đa số là các nước phát triển hoặc có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam.

Kết luận chương 3:

Pháp luật Việt Nam luật hóa rất muộn cơ chế giải quyết tranh chấp giữa NĐTNN và NTNĐT. Chỉ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, cơ chế này mới được ghi nhận, mức độ ghi nhận còn sơ sài. Trải qua nhiều năm đổi mới, số lượng các Hiệp định thương mại tư do Việt Nam tham gia cũng như các Hiệp định xúc tiến và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam ký kết, các quy định về ISDS mới được đa dạng và cụ thể hơn.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, một nước tiếp nhận đầu tư là chủ yếu, do đó, Việt Nam thường đứng ở vị trí bị đơn trong các vụ tranh chấp đầu tư. Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia vào 17 vụ tranh chấp quốc tế liên quan đến cơ quan nhà nước, doanh nghiệp (DN) nhà nước. Đây là con số khơng hề nhỏ và cịn có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.

Thơng qua việc phân tích các số iệu và tình hình thực tế về số lượng các vụ tranh chấp đầu tư của Việt Nam, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị để vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư trong thời gian tới nhằm hạn chế tối đa những sự bị động, những ảnh tiêu cực đối với không chỉ cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đối với nhóm kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp đầu tư, tác giả đưa ra các biện pháp tập trung vào việc bổ sung các khái niệm cịn chưa thơng nhất giữa TPP và pháp luật Việt Nam; cân nhắc, xem xét việc gia nhập các Công ước quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa NĐTNN và nước tiếp

71

nhận đầu tư, đặc biệt là Công ước ICSID; tăng cường thông tin pháp luật cho các NĐTNN; xây dựng Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trở thành một địa chỉ giải quyết tranh chấp đầu tư uy tín, tin cậy, được các bên đồng ý giải quyết tranh chấp; Nâng cao trình độ của các cơ qua nhà nước, đội ngũ luật sư của Việt Nam; Có các biện pháp phịng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế.

Đối với nhóm kiến nghị dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả tập trung vào việc xây dựng đội ngũ pháp chế doanh nghiệp chuyên nghiệp, chất lượng, cập nhất các văn bản pháp luật trong nước cũng như quốc tế kịp thời và sự liên kết giữa doanh nghiệp với Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Chính phủ Việt Nam khi có tranh chấp xảy ra.

Với sự chung tay góp sức thay đổi từng bước một các biện pháp kiến nghị, chắc chắn, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa NĐTNN và NTNĐT sẽ không thể gây khó khăn cho chính phủ Việt Nam hay các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam từ chỗ bị động yếu thế sẽ chủ động, vận dụng linh hoạt và có lợi các quy định về ISDS của hiệp định TPP.

72

KẾT LUẬN

Đầu tư là việc một cá nhân hoặc pháp nhân sử dụng các loại tài sản mà mình sở hữu hoặc có quyền quản lý thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận. Việc một nhà đầu tư của quốc gia này tiến hành hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ một quốc gia khác rất dễ nảy sinh những tranh chấp với chính nước tiếp nhận đầu tư. Khi tranh chấp đầu tư phát sinh, vấn đề đầu tiên là các bên tranh chấp phải mau chóng thực hiện các cơ chế giải quyết tranh chấp đã được ký kết giữa nước tiếp nhận đầu tư và nước NĐT mang quốc tịch. Việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp ISDS càng nhanh, càng chuẩn xác giúp hạn chế những thiệt hại phát sinh hay sự leo thang tranh chấp.

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư không phải là một vấn đề mới mẻ cho cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Kể từ thời điểm năm 1959 có hiệp định đầu tư song phương đầu tiên trên thế giới, đến nay, đã có hơn 3000 BIT và FTA được ký kết trên toàn thế giới với những quy định về cơ chế ISDS ngày càng phong phú, đa dạng và cụ thể hơn. Trong vòng gần 30 năm kể từ vụ việc đầu tiên được giải quyết bằng cơ chế ISDS, đến nay, số lượng các tranh chấp đầu tư giữa NĐTNN và NTNĐT đã gia tăng với số lượng lớn và cịn có xu hướng mở rộng số lượng các vụ tranh chấp. Do đó, các FTA thế hệ mới đều có quy định khác chặt chẽ về cơ chế này.

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương là một trong bốn FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết vào năm 2015. Hiệp định TPP này có vị trí vơ cùng quan trọng trong thương mại thế giới. Cũng giống như các hiệp định thương mại khác, trong TPP cũng quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa NĐTNN và NTNĐT. Trong đó, nếu biện pháp tham vấn và thương lượng khơng đạt được kết quả, NĐTNN có thể khởi kiện nước tiếp nhận đầu tư ra trọng tài. Trừ điều 9.18 của Mục B, còn lại tất cả các điều của Mục này đều tập trung làm rõ điều kiện khởi kiện, trình tự tố tụng, luật áp dụng… trong thủ tục trọng tài. Các điều khoản này về cơ bản giống với Công ước ICSID về giải quyết tranh chấp đầu tư.

Các quy định về cơ chế ISDS của TPP với số lượng các điều khoản nhiều nhất và tập trung chủ yếu nhất vào phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Với các quy định của mình, các quy định về vận dụng phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư bằng trọng tài sẽ được các quốc gia nghiên cứu vận dụng một cách tương đối dễ dàng.

73

Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều về sự có mặt của cơ chế ISDS trong TPP. Chúng ta có thể dễ dàng đọc được các bài bình luận về cơ chế ISDS với những luận điểm thể hiện sự phản đối gay gắt của cá nhân người viết đối với cơ chế ISDS. Các luật gia hiện đại cho rằng, ISDS dần trở thành gót chân “Achiles” trong các cuộc đàm phán và ký kết các FTA thế hệ mới, ln có bộ phận các chính khách, cơng dân các quốc gia phản đối các điều khoản về ISDS88. Phần lớn các tranh cãi nằm trong hồn cảnh đó có rất ít sự đồng thuận về chính trị, kinh tế và pháp lý về bản chất của ISDS. Hiện nay, đã và đang có rất nhiều nghiên cứu về sự kết nối giữa những bất đồng quan điểm này và bản chất thực tế của hệ thơng ISDS, từ đó, đi tìm sự thực liệu hệ thống ISDS có khả năng chứng minh sự khơng thiên vị của mình89. Tuy nhiên, với sự sẻ chia những bất đồng, xung đột trong quá trình đàm phán chương 9 của hiệp định TPP, các quốc gia đã có những quan điểm khác nhau bảo vệ lợi ích và địa vị của quốc gia mình. Tựu chung lại, các quốc gia thành viên TPP hầu hết đều có sự đồng thuận với cơ chế ISDS được ghi nhận trong hiệp định TPP. Theo đó, các quốc gia nhất trí ghi nhận điều khoản ISDS, và khi bản chính thức của hiệp định TPP được công bố, điều khoản về giải quyết tranh chấp đầu tư đã được ghi nhận.

Thông qua việc đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề giải quyết tranh chấp đầu tư, khóa luận cũng cấp các điểm tương đồng cũng như hạn chế của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Từ đó đưa ra một số biện pháp để nhà nước Việt Nam (với vị thế chủ yếu là bị đơn – nước tiếp nhận đầu tư) và các NĐT Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư tại các quốc gia thành viên TPP (lúc này, địa vị tố tụng của các NĐT Việt Nam là nguyên đơn – chủ thể khởi kiện tranh chấp đầu tư) trong thời gian TPP có hiệu lực sẽ có những thay đổi phù hợp, tích cực với các quy định trong TPP.

Đối với mỗi biện pháp cụ thể đối với nhà nước Việt Nam hay đối với doanh nghiệp Việt Nam đều đòi hỏi sự thực hiện nghiêm túc, cụ thể và cầu thị của các bên liên quan. Mỗi biện pháp mà chính phủ Việt Nam thực hiện tốt sẽ tương tác với các biện pháp bảo vệ cho các doanh nghiệp của Việt Nam, và ngược lại. Do đó, việc

Một phần của tài liệu Tư pháp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (Trang 75 - 81)