Thực tiễn các vụ tranh chấp giữa NĐTNN và Việt Nam

Một phần của tài liệu Tư pháp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (Trang 67 - 70)

Kết luận chương 2:

3.1.2 Thực tiễn các vụ tranh chấp giữa NĐTNN và Việt Nam

Báo cáo của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) công bố tháng 5/2015 cho thấy, trong số các vụ kiện nảy sinh, 60% các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi là bị đơn do các nguyên đơn là NĐT nước ngoài đến từ các quốc gia phát triển khởi kiện theo các điều khoản giải quyết tranh chấp71.

71 http://unctad.org/en/PublicationsLibrary/webdiaepcb2015d2_en.pdf (ngày truy cập 14/4/2016, giờ truy cập 23:10) 23:10)

60

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, một nước tiếp nhận đầu tư, do đó, Việt Nam đứng ở vị trí bị đơn trong đa số các vụ tranh chấp đầu tư. Số lượng các vụ tranh chấp mà Việt Nam là một bên trong tranh chấp cũng có số lượng khơng hề nhỏ. Trong giai đoạn 2010 – 2013, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành địa phương giải quyết 17 vụ tranh chấp quốc tế liên quan đến cơ quan nhà nước, doanh nghiệp (DN) nhà nước. Trong đó có vụ tranh chấp đầu tư quốc tế phải giải quyết tại Hội đồng trọng tài quốc tế (vụ thắng kiện nhà đầu tư South Fork của Mỹ - địi tỉnh Bình Thuận bồi thường gần 4 tỉ USD, vụ DialAsie); các vụ liên quan đến DN kiện nhau nhưng phía nước ngồi đề nghị có sự can thiệp của Chính phủ Việt Nam (vụ AYAD Kuwait, vụ Recofi); các vụ Việt Nam kiện nước ngoài (vụ kiện tôm với Mỹ ở WTO và vụ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kiện các cơng ty hóa chất Mỹ). Nhiều vụ đã phải giải quyết thông qua thương lượng hòa giải như vụ VTV, vụ đại lộ Đơng Tây…72 Cịn tính đến ngày 12/01/2016, khơng tính các vụ kiện trực tiếp phát sinh từ hợp đồng đầu tư (như hợp đồng BOT), trong đó có quy định rõ về cơ chế giải quyết tranh chấp, Việt Nam chính thức là bên bị kiện trong ba tranh chấp đầu tư trên cơ sở các Hiệp định bảo hộ đầu tư theo quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL. Ba vụ việc này bao gồm: vụ Trịnh Vĩnh Bình, vụ DialAsie và vụ

72 http://nld.com.vn/cau-chuyen-hom-nay/ung-pho-tranh-chap-quoc-te-20140122221738682.htm#first (ngày truy cập 14/4/2016, giờ truy cập 19:20) truy cập 14/4/2016, giờ truy cập 19:20)

61

McKenzie/South Fork. Trong đó, vụ việc Trịnh Vĩnh Bình được giải quyết thông qua thương lượng; vụ DialAsie và vụ McKenzie/South Fork Chính phủ Việt Nam giành chiến thắng trước các NĐTNN tại Trung tâm trọng tài quốc tế Lahaye.

Sau hơn ba năm theo đuổi vụ kiện McKenzie/South Fork kể từ ngày 18-11- 2010 với sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan ban ngành và các luật sư nước ngoài, Việt Nam đã thực sự thành cơng khi thốt khỏi nguy cơ phải trả 3,7 tỉ đô la Mỹ, được bồi thường hơn 1 triệu đơ la Mỹ chi phí theo kiện và phần nào khẳng định uy tín của mình trong mơi trường đầu tư tồn cầu73.

Trong vụ kiện của Dial Asie với chính phủ Việt Nam. Ngày 17/11/2014, HĐTT tại Tòa Trọng tài thường trực tại La Haye đã ban hành phán quyết với nội dung chính: Khơng có bất cứ một cơ quan Nhà nước nào của Chính phủ Việt Nam vi phạm Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt - Pháp, vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc thực hiện bất cứ một hành vi sai trái nào; mọi hành động của Saigon Co.op hoàn toàn tuân theo pháp luật Việt Nam và không thể quy các hoạt động của Saigon Co.op là hành động của Chính phủ Việt Nam.Theo đó, Hội đồng trọng tài quốc tế La Haye đã bác bỏ toàn bộ nội dung khởi kiện của nguyên đơn đối với Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Việt Nam khơng phải bồi thường cho nguyên đơn bất cứ một chi phí nào theo yêu cầu khởi kiện. Đây là thắng lợi thứ 2 của Chính phủ Việt Nam sau thắng lợi của vụ South Fork, đã ra phán quyết vào tháng 12- 201374.

Có thể thấy việc Việt Nam mở cửa mạnh mẽ thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngồi thì việc Việt Nam trở thành bị đơn trong các vụ kiện với các NĐTNN có xu hướng tăng cao. Đặc biệt, trong trường hợp của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Mỹ là một trong những trụ cột chính của Hiệp định, sẽ là một trong những đối tác lớn nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với các quốc gia thành viên Hiệp định. Trên thực tế, trong mọi Hiệp định, Chính phủ Hoa Kỳ ln tìm mọi cách tạo thuận lợi cho các NĐT nước mình, và các NĐT Hoa Kỳ luôn sẵn sang mang các tranh chấp ra Trọng tài thì việc Việt Nam cần phải xây dựng một lộ trình cho cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư là vấn đề cần được chú trọng nghiêm túc.

73 http://viac.vn/tin-tuc/giai-quyet-tranh-tu-quoc-te:-khong-de-a255.html

62

Một phần của tài liệu Tư pháp cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư (Trang 67 - 70)