Kết luận chương 2:
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư nước ngồi và chính phủ Việt Nam
nhà đầu tư nước ngồi và chính phủ Việt Nam
Với số lượng 17 vụ kiện đầu tư quốc tế trong giai đoạn gần đây, đã đến lúc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng các vấn đề liên quan, từ các hiệp định đầu tư song phương, chính sách thu hút đầu tư nước ngồi cho tới các vấn đề kỹ thuật trong việc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư.
Theo thống kê, thế giới hiện có khoảng hơn 3.000 BIT và riêng Việt Nam đã có 66 BIT. Theo thống kê, các nước có thu nhập trung bình khá chỉ nhận được 10% nguồn vốn FDI toàn cầu nhưng phải đối mặt với 46% số vụ khiếu kiện về đầu tư. Các nước có thu nhập tương đối thấp chỉ nhận 9% nguồn FDI toàn cầu nhưng phải đối mặt với 29% số vụ kiện và các tỷ lệ này của các nước có thu nhập kém nhất là ít hơn 1% nguồn vốn FDI tồn cầu và 5% số vụ kiện về đầu tư.
Nếu xét giá trị phải bồi thường của các nước đang phát triển theo phán quyết của trọng tài đầu tư trong cơ cấu kinh tế của các nước này thì thực sự đáng lo ngại.
Theo đó, giá trị trung bình mà các nước đang phát triển phải bồi thường hiện chiếm 0,53% ngân sách hàng năm trong khi tỷ lệ này của Canada chỉ là 0,003%. Do đó, nguy cơ phải bồi thường theo phán quyết trọng tài đầu tư có tác động khơng hề nhỏ tới nền kinh tế của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo nhận định của giới chuyên môn, khoảng 50% nguy cơ thiệt hại kinh tế sẽ là một yếu tố phải xem xét khi đánh giá rủi ro trong việc tham gia các BIT hay FTA75. Theo nghiên cứu của Publis Citizen (một tổ chức xã hội tại Hoa Kỳ), việc định nghĩa đầu tư rộng như vậy gây nên nguy cơ chính phủ các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với vô vàn các vụ kiện bởi các NĐTNN, nhất là NĐT đến từ các nước phát triển. Trong rất nhiều trường hợp, các nước đã phải đền bù hàng triệu đô từ nguồn thuế của người dân cho các ĐTNN trong các vụ kiện theo cơ chế giải quyết nhà nước – NĐT. Nguy hiểm hơn, với cơ chế giải quyết tranh chấp này,
75 http://viac.vn/tin-tuc/giai-quyet-tranh-tu-quoc-te:-khong-de-a255.html (ngày truy cập 11/4/2016, giờ truy cập 21:10) cập 21:10)
63
các NĐTNN có thể gây sức ép tới các Chính phủ khi ban hành hoặc thực thi các chính sách và quy định về bảo vệ môi trường, xã hội và sức khỏe cho người dân76.
Do đó, để việc tiếp cận TPP và phịng chống các tranh chấp có thể xảy ra trong tương lại, Việt Nam cần cân nhắc một số giải pháp sau:
Thứ nhất, bổ sung các khái niệm còn chưa thống nhất giữa TPP và pháp luật
Việt Nam. Pháp luật Việt Nam khơng có định nghĩa về “khoản đầu tư” mà chỉ có khái niệm về “vốn đầu tư”, “dự án đầu tư”, và “(hoạt động) đầu tư kinh doanh”. BLDS có khái niệm về “tài sản” gần giống với các dạng thức của khoản đầu tư như các liệt kê của TPP. Tuy nhiên, khái niệm “tài sản” khơng có giới hạn ở các tiêu chí về tính chất và mục đích lợi nhuận như khái niệm “khoản đầu tư” trong TPP. Nếu ta kết hợp hai khái niệm “vốn đầu tư” ở Luật Đầu tư và “tài sản” trong BLDS với nhau thì sẽ thấy khơng có sự mâu thuẫn với TPP. Tuy nhiên, khái niệm “khoản đầu tư” trong TPP có ảnh hưởng trực tiếp tới các “khoản đầu tư” thuộc diện điều chỉnh của TPP, vì cậy, việc khơng có thuật ngữ hoặc định nghĩa tương đương sẽ khiến cho Việt Nam bị khó khăn khi xác định nghĩa vụ của mình đối với các trường hợp cụ thể. Do đó, trong tương lai tới, pháp luật Việt Nam cần đưa định nghĩa “khoản đầu tư” vào trong định nghĩa từ ngữ trong văn bản thực thi TPP về đầu tư. Mặt khác, cùng là một thuật ngữ “Investment” nhưng các bản dịch các BIT hay BTA, FTA đều dịch là “đầu tư”, việc không thống nhất các thuật ngữ hay thậm chí dịch sai thuật ngữ dẫn đến sự nhầm lẫn khơng đáng có và tính khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn của các cơ quan quản lý nhà nước.
Mặt khác, thuật ngữ “nhà đầu tư” giữa văn bản pháp luật của Việt Nam và TPP còn chưa thống nhất, Việt Nam có thể xem xét đưa thuật ngữ “nhà đầu tư” vào phần giải thích từ ngữ dùng cho văn bản áp dụng thực thi TPP về đầu tư. Việc quy định thống nhất sẽ giúp việc tiếp cận các quy định của hiệp định dễ dàng hơn, đáp ứng được nhu cầu về tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các quy định trong cơ chế giải quyết tranh chấp NĐTNN và nước tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh đó, cần phải quy định rõ ràng nguyên tắc lựa chọn pháp luật trong các quy định về giải quyết tranh chấp của Việt Nam. Những quy định này phải chỉ ra cụ thể cho các bên tranh chấp những điều kiện cụ thể để lựa chọn pháp luật giải
76 http://www.hoinhap.org.vn/chuyen-de-hoi-nhap/hiep-dinh-da-ky-ket/tpp/tin-tuc-tpp/7832-cap-nhat-tinh-hinh-dam-phan-van-de-dau-tu-trong-tpp-den-vong-thu-16.html hinh-dam-phan-van-de-dau-tu-trong-tpp-den-vong-thu-16.html
64
quyết tranh chấp. Bên cạnh việc chuẩn hóa các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là vấn đề thừa nhận các tiêu chuẩn quốc tế về nguyên tắc luật áp dụng công nhận và lựa chọn pháp luật trong giải quyết tranh chấp không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật và trật tư công cộng.
Thứ hai, gia nhập các Công ước quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa NĐTNN
và nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là Công ước ICSID. Trong hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài, chúng ta hiện nay còn yếu và thiếu về mảng giải quyết tranh chấp giữa NĐTNN và chính phủ hoặc cơ quan quản lý Nhà nước của Việt Nam. Việc chúng ta chưa tham gia Công ước Wasington 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa NĐTNN và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư đã làm giảm một phần sức hấp dẫn của hệ thống pháp luật đầu tư. Trong các FTA và BIT Việt Nam ký kết đã dần xuất hiện các cơ chế giải quyết tranh chấp dạng này, đặc biệt, cụ thể trong TPP đã xuất hiện. Vấn đề tạo ra lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng và các nước chủ nhà đã áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi dành cho NĐTNN. Khi Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư nước ngồi thì luật quốc tế cũng như các hiệp định đóng vai trị hết sức tích cực trong việc giải quyết tranh chấp giữa chính phủ nước tiếp nhận đầu tư và các NĐTNN77. Trong Hiệp định TPP đã dẫn chiếu đến các trường hợp giải quyết tranh chấp đầu tư theo ICSID, việc trở thành một thành viên của Công ước này cũng giúp Việt Nam tránh khỏi trường hợp bị đương nhiên chấp thuận giải quyết bằng trọng tài. Nếu là thành viên của ICSID, Việt Nam có thể đưa ra một số điều khoản loại trừ về việc đồng thuận kép như hiệp định. Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hơn 60 Hiệp định bảo hộ đầu tư, do đó, trong bối cảnh đầu tư nước ngồi gia tăng, Việt Nam hồn tồn có thể là ngun đơn hoặc bị đơn trong các hợp đồng này. Trên thế giới đã có 146 quốc gia tham gia Cơng ước ICSID, trong số 390 vụ tranh chấp đầu tư trên thế giới thì có 245 vụ được giải quyết theo cơ chế của ICSID78. Như vậy, việc Việt Nam gia nhập Công ước sẽ mang lại những thuật lợi rất lớn cho việc giải quyết tranh chấp đầu tư. Trong EVFTA cũng dẫn chiếu tới việc giải quyết tranh chấp đầu tư thông qua ICSID.