Mở rộng mạng lưới Eximbank

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP XNK việt nam chi nhánh TP HCM (eximbank TP HCM) (Trang 106 - 108)

Hình 3 .22 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

4.2 Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu

4.2.2.3.2 Mở rộng mạng lưới Eximbank

Hiện nay mạng lưới giao dịch của Eximbank mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế trọng điểm chứ chưa bao phủ khắp cả nước như một số ngân

hàng khác. Đây cũng là một hạn chế tạm thời tại Eximbank. Tuy nhiên việc mở thêm

chi nhánh, phòng giao dịch hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nhất là kinh phí của ngân hàng, nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là việc xin giấy phép của Ngân

hàng nhà nước và chính quyền địa phương. Việc này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình

kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là tỉ lệ nợ xấu tại ngân hàng đó có đạt mức cho phép hay khơng? Ngồi ra, Eximbank cũng cần phải khảo sát, nghiên cứu thị trường ở những địa phương định mở chi nhánh và phòng giao dịch, để biết được mức độ của việc phát triển mạng lưới này mang lại lợi ích kì vọng như thế nào?

 Chiến lược mở rộng mạng lưới Eximbank nên ưu tiên tại các vùng kinh tế trọng

điểm, các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Tiếp đến mở rộng ra các

 Tăng cường mở các điểm giao dịch tại các siêu thị, trung tâm thương mại, sân bay,

nhà ga, các điểm du lịch, các trường và các làng đại học. Lợi ích của việc làm này là chi phí đầu tư và bảo vệ thấp, thời gian hoạt động dài, khối lượng khách hàng nhiều.

Một hạn chế thường bắt gặp tại Eximbank đó chính là sự phân bố không đồng đều,

Eximbank đã quá tập trung vào một số khu vực, cụm dân cư nhất định, mà bỏ qua rất

nhiều khu vực tiềm năng khác. Điển hình là Eximbank quá chú trọng đầu tư ở khu vực miền Nam, cụ thể là tại TP HCM mà đã bỏ qua rất nhiều cơ hội đầu tư ở rất nhiều vùng miền khác, miền Bắc thì kém cỏi, cịn miền Trung thì hầu như vắng bóng Eximbank.

Trong đó, tại TP HCM Eximbank cũng phân bố khơng hợp lý, ngân hàng quá chú trọng

một số khu vực như trung tâm Chợ Lớn, khu vực Quận 1. Tại các khu vực này, mọi

người có thể thấy Eximbank mọc ở khắp nơi, chen chút, cạnh tranh và thậm chí đấu đá

lẫn nhau, có nơi chỉ trên một đoạn đường ngắn cách nhau chỉ hơn chục căn nhà là đã thấy một điểm giao dịch khác của Eximbank xuất hiện, khách thì có hạn mà các điểm giao dịch Eximbank thì mọc như nấm, tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, nói xấu, giành giật khách hàng lẫn nhau giữa các điểm giao dịch Eximbank (điển hình là khu vực gần ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3/2) là một vấn đề có thực mà ban lãnh đạo Eximbank cần chú trọng giải quyết. Trong khi đó có một số khu vực có người cịn khơng biết Eximbank là cái gì? Bởi ở những nơi này khó khăn lắm mới kiếm được một điểm giao dịch của Eximbank, mà những điểm giao dịch này lại nhỏ xíu và rất tềnh tồng, khơng tạo được lịng tin của những khách hàng nơi đây. Ví dụ như khu vực Quận 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh, …

 Vì thế, những nhà lãnh đạo Eximbank nên xem xét và thẩm định lại hiệu quả kinh tế

ở các điểm giao dịch, cắt giảm bớt một số điểm giao dịch không cần thiết. Đồng thời

mở thêm một số điểm giao dịch tiềm năng ở những khu vự mới nhằm giảm chi phí đầu

tư, tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị phần, thu hút được nhiều nguồn khách hàng tiềm năng ở nhiều khu vực khác nhau.

 Thiết lập và mở rộng hệ thống ATM, POS: Tiến hành khảo sát và nghiên cứu các

minh với các tổ chức tín dụng khác để tạo nhiều thuận lợi cho việc sử dụng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP XNK việt nam chi nhánh TP HCM (eximbank TP HCM) (Trang 106 - 108)