Quản trị dòng tiền tệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ tại công ty scavi , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 62)

2.3. Điểm mạnh và yếu của Scavi

2.3.2.3. Quản trị dòng tiền tệ

Do dòng tiền tệ của chuỗi cung ứng gắn liền với hoạt động của hoạt động của

dòng vật chất cho nên quản trị nguyên vật liệu và lưu kho nguyên vật liệu còn nhiều

điểm yếu dẫn tới hoạt động của dịng tiền tệ chưa hiệu qủa. Ví dụ như:

- Chất lượng nguyên vật liệu không ổn định cho nên những nguyên vật liệu khác phục vụ cho hợp đồng đó cũng khơng xuất ra phục vụ cho sản xuất được vì kế

hoạch sản xuất đã bị thay đổi. Như vậy vốn mua nguyên vật liệu bị lưu trong kho.

- Quản trị và lưu trữ kho khơng khoa học gây thất thốt ngun vật liệu, tương ứng thất thoát tiền tệ.

- Hợp đồng nhận nhiều hơn khả năng thực có cho nên giao hàng trễ, bị khách hàng phạt hoặc phải trả phí vận chuyển hàng khơng.

2.3.2.4. Quản trị dịng thơng tin. a. Hệ thống thông tin rời rạc. a. Hệ thống thông tin rời rạc.

Thông tin giữa các bộ phận chưa liên kết với nhau trong 1 hệ thống phần mềm, mỗi bộ phận tự quản lý cơng việc của mình bằng hệ thống riêng của bộ phận hay của mỗi nhân viên. Đồng thời việc cập nhật thông tin giữa các bộ phận lẫn nhau cũng chưa

được thực hiện tốt. Ví dụ như thơng tin về chất lượng sản phẩm chỉ bộ phận MS và

Giám Định nắm bắt, không thường xuyên cập nhật cho bộ phận MPS và Sourcing,

những bộ phận đi tìm nguồn ban đầu, cho nên các bộ phận này vẫn tiếp tục phát triển mẫu mã với các chủ hàng có chất lượng và dịch vụ kém.

b. Dữ liệu thơng tin.

Bộ phận IT chưa có nhân viên chuyên về lập trình web cho nên trang website của cơng ty ít khi được cập nhật. Thơng tin trên website chỉ là những thông tin cơ bản

về công ty và sản phẩm của công ty chưa phản ánh hết hoạt động và tiềm năng của

công ty. Đồng thời vấn đề cập nhật thông tin hay phát triển website cho những mục

đích khác như đấu thầu mua ngun vật liệu, khách hàng có tra cứu thơng tin về đơn

hàng của mình… chưa được quan tâm.

Hệ thống EDI của cơng ty thực tế duy trì nhiều phần mềm cho mỗi bộ phận và hệ thống GMS sẽ dùng chung cho các bộ phận trong tương lai thì lại khơng đủ mạnh

để hoạt động tốt. Sở dĩ hệ thống GMS đã được thực hiện và cải tiến hơn 2 năm qua

nhưng hoạt động vẫn không hiệu qủa và mọi người vẫn sử dụng hệ thống file quản lý riêng của mỗi người do hệ thống chưa thích ứng với cơng việc hiện tại của nhân viên, và đôi khi làm giảm tốc độ làm việc của nhân viên∗.

Thông tin trong hệ thống GMS không được cập nhật đầy đủ do mọi người vẫn cịn có thói quen sử dụng file Excel riêng. Khi cần dữ liệu hay thông tin nhân viên phải

đi hỏi người nắm bắt cơng việc đó và gây khó khăn cho phản ứng nhanh, xử lý tình

huống cấp bách. Hiện tại các bộ phận đã quen sử dụng Excel trong cơng việc trong khi

đó Excel khơng đáp ứng được yêu cầu cao của chuỗi cung ứng do:

- Việc thiết lập môi trường cộng tác và thừa hưởng dữ liệu trong Excel rất khó bởi vì các trang dữ liệu có thể bị phá vỡ khi hợp nhất trọng hệ thống.

- Sự phức tạp của dữ liệu trong file ngày càng tăng cùng với sự phát triển hoạt động của doanh nghiệp. File này có thể bị ngưng hoạt động do dung lượng ngày càng lớn, tốc độ xử lý ngày càng chậm.

- Excel vẫn cịn thiếu một số cơng cụ và mơ hình phân tích, thống kê cần dùng trong doanh nghiệp.

c. Trao đổi và xử lý thông tin.

Việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận hiện tại thường sử dụng các mẫu tự phát, khơng có mẫu chuẩn và trao đổi, ký nhận với nhau bằng giấy tờ. Cách làm việc này gây khó khăn cho cá nhà quản lý, và những người mới gia nhập tổ chức, thường bị hụt hẫng hay tự mày mò để quen với những mẫu khác nhau của cùng một vấn đề.

∗ Kết qủa điều tra cho thấy 100% nhân viên sử dụng 2 hệ thống để làm việc, GMS và file lưu trữ riêng. Lý do: GMS chưa đáp ứng đủ các chức năng công việc và chưa

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy qua chương 2 chúng ta đã hiểu được cơ cấu và hoạt động chuỗi cung

ứng hiện tại của Scavi cũng như ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này.

Với những phân tích về yếu kém rong quản lý dịng vật chất, tiền tệ và dịng thơng tin cho thấy Scavi áp dụng chưa tốt mơ hình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ. Hơn nữa với thực tế hoạt động của chuỗi cung ứng hiện tại, và so sánh với qúa trình phát triển của chuỗi cung ứng trên thế giới ta thấy hoạt động của cung ứng nội bộ của công ty Scavi mới chỉ ở giai đoạn cuối những năm 1960s và đầu những năm 1970

của quản trị chuỗi cung ứng trên thế giới. Giai đoạn bắt đầu có phần mềm quản lý

kho và hệ thống MRP - hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.

Do đó để phát triển và tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới và để đạt được mục tiêu là một trong những công ty hàng đầu của Châu Á tới năm 2010, Scavi

cần phải từng bước thiết lập và xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng nội bộ trong thời gian tối đa 2 năm. Chi tiết các bước xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng nội bộ của

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MƠ HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NỘI BỘ TẠI

CÔNG TY SCAVI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ tại công ty scavi , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)