Thực trạng ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng đông nam bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2000 2015 (Trang 60 - 63)

2.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành nơng nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản

2.2.3.2. Thực trạng ngành lâm nghiệp

- Giá trị sản xuất lâm nghiệp:

Giá trị sản xuất lâm nghiệp của Đơng Nam Bộ năm 2000 là 345,6 tỷ

đồng, năm 2003 là 379,1 tỷ đồng, năm 2005 là 375,8 tỷ đồng và đến năm

2007 đạt 399,4 tỷ đồng. Tính theo phần trăm thì năm 2007, giá trị sản xuất

- Diện tích rừng :

Diện tích rừng năm 2007 của vùng giảm 7,1% so với năm 2006, cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều giảm. Các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh,

Bình Dương và Đồng Nai vẫn giữ được tương đối ổn định diện tích rừng;

trong khi đĩ Bình Thuận giảm nhiều nhất, diện tích rừng tự nhiên của tỉnh năm 2007 chỉ cịn 264,1 nghìn ha, giảm 10,68% so với năm 2006; rừng trồng cũng giảm đáng kể, năm 2006 cĩ 59 nghìn ha, thì năm 2007 chỉ cịn 28,4

nghìn ha, giảm 51,86%. Thành Phố.Hồ Chí Minh cũng cĩ diện tích rừng trồng giảm sút rõ nét, từ 22,4 nghìn ha năm 2006, cịn 2,8 nghìn ha năm 2007. (bảng 12, phụ lục)

Biểu đồ 10: Phân bố diện tích rừng hiện cĩ của ĐNB giai đoạn 2000- 2007

1 10 100 1000 10000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Diện tích rừng trồng tập trung (nghìn ha) Diện tích rừng bị chặt phá (ha)

Diện tích rừng bị cháy (ha)

Nguồn : Niên giám thống kê 2007

Biểu đồ trên cho thấy diện tích rừng trồng tập trung cĩ xu hướng giảm từ 12,6 nghìn ha năm 2000 xuống cịn 8,7 nghìn ha năm 2007. Đối với rừng trồng, tỷ lệ thành rừng thấp (chỉ đạt 60 – 70%), năng suất khơng cao bình

thước nhỏ, cịn gỗ cĩ kích thước lớn vẫn cịn hạn chế. Về cây trồng, những lồi cây bản địa vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được trồng thành rừng trên diện rộng mà chủ yếu vẫn là những lồi cây nhập nội, mọc nhanh như bạch đàn, keo (chiếm 34% so với tổng diện tích rừng trồng).

Diện tích rừng bị chặt phá năm 2000 là 984,0 ha, tăng mạnh vào năm 2006 là 1598,7 ha và đến năm 2007 giảm xuống cịn 407,9 ha. Vấn đề đáng

quan tâm là rừng bị chặt phá tập trung hầu hết ở Bình Phước, cao điểm vào

năm 2005 và 2006 lần lượt chiếm 98%; 97,5% diện tích rừng bị chặt phá của tồn vùng. Đến năm 2007, tuy số lượng cĩ giảm cịn 380,4 ha rừng bị chặt phá nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tồn vùng là 93,25%. Vấn đề bảo vệ

rừng, trồng rừng cần được vùng chú trọng và quan tâm nhiều hơn trong những năm tiếp theo.

Diện tích rừng bị cháy tăng nhanh vào năm 2003 là 414,0 ha, chủ yếu

ở Bình Thuận (293,0 ha), đến năm 2005 là 355,8 ha rừng của vùng bị cháy

(Tây Ninh 263,4 ha). Thấp nhất là năm 2006, diện tích rừng bị cháy chỉ cịn 38,7 ha, đến năm 2007, diện tích rừng bị cháy là 41,2 ha. (bảng 13, phụ lục)

- Sản lượng gỗ khai thác :

Xã hội ngày càng phát triển địi hỏi nhiều gỗ và lâm sản. Sản lượng gỗ khai thác ĐNB năm 2000 là 160,0 nghìn m3 đến năm 2004 giảm cịn 110,6

nghìn m3. Năm 2005 tăng lên 130,4 nghìn m3 và tiếp tục tăng năm 2007 là 146,3 nghìn m3. Gỗ khai thác tập trung chủ yếu ở Tây Ninh, Bình Thuận và

Đồng Nai. Bên cạnh đĩ, việc khai thác bất hợp lý dẫn đến rừng tự nhiên của

Đơng Nam Bộ ngày càng nghèo kiệt về trữ lượng gỗ, diện tích bị thu hẹp

(bảng 14, phụ lục); cơng tác bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng của vùng cịn rất kém, đất lâm nghiệp đã được giao khốn nhiều nhưng trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của chủ rừng chưa được xác lập rõ ràng, chưa cân xứng nên

chưa tạo ra động lực tốt để bảo vệ, phát triển và kinh doanh rừng. Các mơ

hình quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng bền vững cịn ít.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vùng đông nam bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2000 2015 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)