.4 Kết quả đánh giá ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam thông qua internet (Trang 56 - 58)

I Sản phẩm dịch vụ Mã hóa Giá trị

1.1 Sản phẩm dịch vụ NHBL của VCB thường xuyên được

phát triển mới SP1 3.90

1.2 Bạn ngày càng tiếp cận nhiều với các sản phẩm NHBL

trực tuyến SP2 3.89

1.3 VCB nắm bắt được các nhu cầu mong muốn của khách

hàng SP3 3.81

1.4 Sản phẩm dịch vụ của VCB đa dạng SP4 3.81

1.5 VCB luôn thực hiện đúng cam kết về dịch vụ trực tuyến SP5 3.84

1.6 Anh/chị hài lòng với sản phẩm dịch vụ NHBL của VCB Hailong1 4.08

Qua kết quả điều tra về sản phẩm dịch vụ tại Vietcombank cho thấy khách hàng đánh giá khá sản phẩm Vietcombank: trong đó, sự thường xuyên được phát triển và đẩy mạnh dòng sản phẩm NHBL trực tuyến đạt mức điểm cao nhất 3.90 và 3.89. Tuy nhiên, sự đa dạng và tính đáp ứng nhu cầu lại được đánh giá thấp hơn hết trong các tiêu chí, khi chỉ đạt 3.81. Điều này cũng phần nào thể hiện rõ thực tế hiện nay: trong khi mảng sản phẩm tín dụng cá nhân của Vietcombank, mảng dịch vụ được đánh giá có thể tạo ra nhiều đột phát về phát triển sản phẩm và đem lại nhiều doanh thu, vẫn chưa thực sự hấp dẫn và tương xứng với tiềm năng thị trường; đổi lại khách hàng Vietcombank đang được tiếp cận ngày càng nhiều với dịch vụ ngân hàng trực tuyến hiện được các ngân hàng khai thác và khá giống nhau về các tiện ích.

2.3.2 Chính sách giá

Internet thực sự mang đến một sự thay đổi có tính cách mạng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng khi làm thay đổi cấu trúc chi phí truyền thống. Với việc đầu tư phát triển hệ thống Corebanking hiện đại cho phép Vietcombank thực hiện nhiều ứng dụng công nghệ mạnh trong mở rộng kênh phân phối các dịch vụ truyền thống: khách hàng có thể thực hiện đăng ký sử dụng và thay đổi một số hạn mục của dịch vụ SMS-B@nking, B@nking-Plus,

thậm chí ngay cả với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ… chỉ với thao tác máy hết sức đơn giản trên website thay vì đến trực tiếp quầy giao dịch. Điều này giúp tiết giảm chi phí hoạt động, tăng sự thuận tiện, phong phú sự lựa chọn và gia tăng thông tin cho khách hàng.

Về lãi suất, Vietcombank không ngừng nghiên cứu đưa ra các mức lãi suất hợp lý hơn để gia tăng khả năng cạnh tranh với các NHTMCP hiện đang tung ra rất nhiều sản phẩm có lãi suất hấp dẫn. Tất nhiên, việc hạ lãi suất cho vay phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế, tính chất của từng loại sản phẩm cũng như xếp hạng tín dụng của từng khách hàng. Tuy nhiên, điểm khó khăn hiện nay là mức lãi suất giữa các ngân hàng hiện khơng có nhiều sự chênh lệch nên Vietcombank cố gắng giữ lãi suất hợp lý cùng với nâng cao về chất lượng dịch vụ để xây dựng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Về chi phí dịch vụ, hiện các ngân hàng bắt đầu hướng tới tính phí đối với khách hàng khi sử dụng bất kỳ một dịch vụ nào của ngân hàng, sự kiện gây sự chú ý gần đây nhất là việc ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng đồng loạt thu thu phí ATM. Vietcombank cũng có những chính sách phí cho các đối tượng phù hợp với điều kiện tình hình như: ưu đãi giảm và miễn phí cho đối tượng khách hàng tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên khắp cả nước, ưu đãi phí cho vay đối với một số đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực y tế cộng đồng... Vấn đề tính giá công khai cũng được Vietcombank triển khai thực hiện tại một số khoản mục dịch vụ liên quan đến tài khoản với việc các biểu phí dịch vụ thường xuyên được cập nhật và đăng tải trên website Vietcombank.Vietcombank hiện đang thử nghiệm một số hình thức tính phí và định giá tùy thuộc vào kênh phân phối nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng những hình thức ít tốn kém chi phí hơn như dịch vụ VCBMobile-B@nking, VCB-iB@nking.

Theo đánh giá của các chuyên gia, về vấn đề giá cả, hoạt động NHBL của Vietcombank cũng còn một số hạn chế: chính sách lãi suất không nhiều linh hoạt cho các đối tượng khách hàng, các chương trình ưu đãi miễn, giảm giá, phí cho khách hàng một cách tương đối “tùy tiện”, thiếu căn cứ, không phát huy được hiệu

quả mà ngun nhân chính là do chưa có cơ chế tính tốn, phân bổ lợi nhuận, doanh thu và chi phí theo sản phẩm và theo khách hàng, do đó chưa có cơ sở để tính tốn hiệu quả và lợi ích cụ thể mà mỗi khách hàng hay mỗi dòng sản phẩm dịch vụ mang lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam thông qua internet (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)