Nguồn:http://www.thongkeinternet.vn
2.1.1.2 Hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam
Trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, các hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet đã dần trở nên quen thuộc với một bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là giới nhân viên văn phịng, sinh viên tại các đơ thị lớn.
Trên thực tế, theo số liệu từ Bộ Thương mại, nguồn thu từ TMĐT của Việt Nam đạt gần 2 tỷ USD, tương đương 2,5% GDP, và được dự báo lên con số 6 tỷ USD vào năm 2015. Và ngày càng có nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đã ra đời với nhiều mơ hình dịch vụ đa dạng và phong phú. Trong đó, nổi trội nhất và thu hút được nhiều người tham gia nhất vẫn là các dịch vụ mua sắm trực tuyến. Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây cũng xuất hiện nhiều các kênh mua sắm trực tuyến với nhiều mơ hình hoạt động khác nhau như 5giay, muare, enbac, rongbay, muachung, hotdeal...
Hơn 1/3 người sử dụng Internet tại Việt Nam truy cập các trang bán hàng hoặc đấu giá trực tuyến; hơn 1/2 người dùng Internet tại Việt nam tin rằng mùa hàng trực tuyến giúp cho họ tiếp cận với các danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú hơn (Báo cáo “Trực tuyến và xu hướng sắp tới: Tác động của Internet đối với các quốc
gia đang lên” Công ty tư vấn và quản lý tồn cầu McKinsey&Company). Ở góc độ
nhìn nhận của ngưịi tiêu dùng, theo kết quả “Nghiên cứu giám sát người tiêu dùng với thương mại điện tử năm 2012” do Visa thực hiện vừa cơng bố cho thấy, có 98% người tham gia nghiên cứu tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ trên mạng trong vòng 12 tháng qua. Trong đó, 71% đã mua hàng trực tuyến và 90% đối tượng khảo sát cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng cách mua bán này trong tương lai. Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng mua sắm online và tin tưỏng hơn vào biện phát bảo mật trực tuyến của các website.
Hình thức mua bán qua Internet phổ biến nhất hiện nay là mua bán hàng hóa và dịch vụ qua các website TMĐT. Đi đầu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp (đồ điện tử, điện thoại di động, máy tính, sách, tour du lịch, phòng khách sạn, nước hoa, hoa tươi…). Một số doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho sinh hoạt của các hộ gia đình như điện, nước, viễn thơng cũng đã triển khai thu phí dịch vụ qua Internet. Phương thức thanh toán được các doanh nghiệp thực hiện rất linh hoạt, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua từ thanh toán trực tuyến (…), chuyển khoản sau khi đặt hàng cho đến thanh toán khi nhận hàng.
Sự phát triển của hoạt động TMĐT cùng với thói quen sử dụng Internet của người dân đã tạo dựng một thị trường phân phối các sản phẩm hàng hóa dịch vụ rất tiềm năng. Cũng như nhiều công ty cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán ứng dụng thanh toán điện tử, ngân hàng đã bước chân vào thị trường hấp dẫn này.
2.1.2 Tình hình ứng dụng Internet trong phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam Nam
Sự thâm nhập mạnh mẽ của công nghệ thông tin, điện tử viễn thơng vào ngành tài chính ngân hàng đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới với hàm lượng cơng
nghệ cao, trong đó có dịch vụ ngân hàng điện tử. Dịch vụ ngân hàng điện tử hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Đây là một loại hình dịch vụ ngân hàng đã được hình thành và phát triển ở một số nước trên thế giới từ năm 1995, còn ở Việt Nam dịch vụ này mới xuất hiện một vài năm gần đây tại một số NHTM. Tuy mới xuất hiện, nhưng dịch vụ ngân hàng điện tử đã gây được sự chú ý lớn của các NHTM, cũng như của khách hàng do tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi lúc, mọi nơi vô cùng thuận tiện của nó.
Bên cạnh sự phát triển nhanh của thị trường thẻ và các phương thức thanh toán ứng dụng thẻ, trong vài năm trở lại đây, nhiều dịch vụ thanh toán mới, hiện đại khác trên cơ sở ứng dụng internet được nhiều ngân hàng tại Việt Nam cung cấp như Internet Banking, Mobile Banking, … đã xuất hiện và đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
+ Internet Banking
Nếu năm 2004, mới chỉ có 3 ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thì đến năm 2007 con số này lên đến 18 ngân hàng và cho đến thời điểm cuối năm 2011 có tới 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking, chiếm 90% trong tổng số 50 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam (Báo cáo TMĐT 2011). Không chỉ gia tăng về số lượng ngân hàng cung cấp, các tiện ích với hỗ trợ từ sự phát triển của công nghệ và đường truyền Internet đã được cải thiện rõ rệt. Với dịch vụ ngân hàng trực tuyến hiện nay, khách hàng ngồi truy cập thơng tin tài khoản, xem số dư, tra cứu tài khoản theo thời gian, thông tin các loại thẻ một cách thuận tiện, nhanh chóng, cịn có thể thực hiện những dịch vụ mua bán hàng qua mạng, thanh tốn phí của nhiều cơng ty dịch vụ bằng hệ thống thanh toán trực tuyến. Đặc biệt là dịch vụ chuyển mạch tài chính, tạo liên kết trong hệ thống giữa các ngân hàng Việt Nam và các tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card, Amex…