Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 25 - 33)

nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

* Nhân tố khách quan

Một là, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tỉnh

Bình Dương là địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh có vị trí địa kinh tế và địa chính trị quan trọng của đất nước, có ưu thế vượt trội so với các địa phương khác về cơ sở hạ tầng, cơ quan nghiên cứu, nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng. Bình Dương có hệ thống giao thương đường bộ, đường sắt, đường thủy tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho phát triển công nghiệp nói chung và CNCNC

nói riêng. Đồng thời, Bình Dương với điều kiện đất đai phần lớn là đồng bằng thuận lợi cho triển khai xây dựng hạ tầng và phát triển các Khu CNCNC. Bình Dương gần thành phố Hồ Chí Minh là nơi có các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai KH&CN của quốc gia sẽ là điều kiện thuận lợi để tiếp cận các nguồn lực cho phát triển CNCNC, đặc biệt là nguồn nhân lực CNC.

Tuy nhiên, do Bình Dương chưa có sẵn các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển CNCNC như các khu CNC, các cơ sở nghiên cứu KH&CN hiện đại nên gây trở ngại cho việc thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư vào các lĩnh vực CNCNC. Mặt khác, do Bình Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các địa phương xung quanh cũng có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn sẽ có nhiều lợi thế so sánh để cạnh tranh việc thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển CNCNC.

Hai là, các yếu tố của thị trường

Thị trường bao gồm thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra, thị trường trong nước và quốc tế là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương bởi DNCNC ln phải hướng đến và xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Thị trường các yếu tố đầu vào cho phát triển CNCNC ở Tỉnh trong thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho khả năng thực hiện đầu tư, phát triển sản xuất các ngành CNCNC. Bình Dương thuộc vùng Đơng Nam bộ có tỉ lệ dân số cao trong cả nước sẽ là khu vực tiềm năng để tiêu thụ các sản phẩm công nghệ cao, DVCNC và thị hiếu của người tiêu dùng Việt đang có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm cơng nghệ thông minh cao cấp nên đây là nhân tố thuận lợi để phát triển thị trường trong nước. Thế giới nói chung và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng có mơi trường với tốc độ phát triển rất nhanh về sáng tạo kỹ thuật số nên sẽ là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp tạo lập thị trường ngách, thị trường nhỏ ở các nước thuộc khu vực này.

Thành tựu của cuộc CMCN 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Tỉnh nắm bắt được CNC mới có tính đột phá thì hồn tồn có thể chinh phục thị trường ở các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, thị trường các yếu tố đầu vào ở Tỉnh mới chỉ là bước phát triển ban đầu và tình hình tranh chấp thương mại giữa những nước lớn cũng sẽ khiến cho phát triển thị trường cho CNCNC ở Tỉnh gặp phải những khó khăn. Thị trường đầu ra cho các SPCNC do các doanh nghiệp ở Tỉnh gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt cả trong nước và quốc tế, nhất là các sản phẩm cùng loại do các cơng ty, tập đồn lớn có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ, hệ thống marketing hiện đại.

Ba là, sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới

CMCN làm cho cơ cấu các ngành công nghiệp ở Tỉnh có sự chuyển dịch phù hợp với các xu thế phát triển của KH&CN, hình thành nên ngành CNCNC. Đặc biệt, CMCN 4.0 sẽ tạo ra những khả năng sản xuất mới và phát triển một số ngành cơng nghiệp mới đại diện cho cơng nghiệp trình độ cao, trở thành những ngành công nghiệp chủ chốt của Tỉnh. Những thành tựu mà CMCN mang lại làm thay đổi phương thức sản xuất, tạo nên bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất, trong đó hình thành nên đội ngũ nhân lực CNC. Vì vậy, CMCN sẽ là cơ hội để Tỉnh rút ngắn khoảng cách bằng cách tận dụng những thành tựu KH&CN mới để thúc đẩy CNCNC phát triển.

Tuy nhiên, CMCN cũng mang lại nhiều thách thức cho phát triển CNCNC của Tỉnh, đặc biệt là CMCN 4.0. Bởi nó giúp cho năng suất lao động tăng lên, các khâu của quá trình sản xuất được rút ngắn, sản phẩm thông minh của các đối thủ trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ tạo nên sức cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ đối với các DNCNC của Tỉnh. Cùng với điểm xuất phát và trình độ cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, DNCNC phần lớn là doanh nghiệp nhỏ, nhận thức về đổi mới sáng tạo cịn chưa cao thì phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương sẽ gặp những khó khăn, thách thức khơng nhỏ để đối phó CMCN 4.0, đặc biệt trong cạnh tranh với các đối thủ sản xuất SPCNC trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một là, quan điểm, chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển CNCNC của Nhà nước và Tỉnh

Phát triển CNCNC là một trong những nội dung được Đảng và nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong những năm qua, xem đó là bước đột phá để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp

quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu cụ thể đến

năm 2030, tỉ trọng giá trị sản phẩm CNCNC trong các ngành chế biến, chế tạo nước ta đạt tối thiểu 45% [3, tr.3].

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra Chương trình quốc gia phát

triển CNC đến năm 2020 gồm 03 Chương trình thành phần, trong đó có Chương trình phát triển một số ngành CNCNC do Bộ Cơng thương chủ trì và Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNC do Bộ

KH&CN chủ trì liên quan đến phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương.

Chương trình quốc gia phát triển CNC giữ vai trị quyết định đến phát

triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương, không chỉ định hướng cho CNCNC ở Tỉnh phát triển mà còn bảo đảm những điều kiện vật chất để thực hiện những định hướng ấy. Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương phải căn cứ Chương trình quốc gia để xác định phương hướng, quy mô, tốc độ và bước đi phát triển các ngành CNCNC dựa trên tiềm năng và lợi thế của địa phương. Theo đó, các cơ quan quản lý ở Tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển CNCNC theo hướng khai thác tối đa lợi thế của địa phương để tham gia có hiệu quả vào q trình phân cơng và hiệp tác giữa các tỉnh, thành.

Tuy nhiên, nếu cơ chế, chính sách về phát triển CNCNC khơng đồng bộ, thiếu nhất quán cũng như việc thực thi pháp luật về CNCNC của các cơ quan quản lý còn chồng chéo, gây phiên hà sẽ cản trở các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư hoặc mở rộng sản xuất sản phẩm CNCNC. Mặt khác, Tỉnh không

chủ động trong xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển CNCNC phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH của địa phương sẽ gây trở ngại cho đầu tư, sản xuất đối với các DNCNC và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có tiềm lực về khoa học cơng nghệ.

Hai là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh

Trình độ phát triển KT - XH của tỉnh Bình Dương bao gồm tổng hợp các nhân tố tạo nên nguồn lực và lợi thế so sánh của Tỉnh như tình hình chính trị xã hội; tăng trưởng kinh tế hiện tại; cơ cấu các ngành cơng nghiệp; trình độ KH&CN; dân số; lao động và các điều kiện chính trị, xã hội khác.

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đơng Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Trong những năm qua, tình hình chính trị - xã hội của Bình Dương cơ bản ổn định tạo thành môi trường thuận lợi cho thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước phát triển CNCNC. Đồng thời, đây là nhân tố đảm bảo mở rộng quan hệ giao thương với các nước trong khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác KH&CN phục vụ phát triển CNCNC.

Các yếu tố thuộc về thể chế tác động đến hoạt động phát triển CNCNC theo chiều hướng tạo điều kiện thuận lợi hoặc có thể gây cản trở, khó khăn đối với phát triển CNCNC. Việc thực thi hệ thống pháp luật và sự hành xử của cơ quan quản lý nhà nước ở Tỉnh phù hợp thì nó thúc đẩy CNCNC phát triển và ngược lại thì nó kìm hãm sự phát triển.

Bình Dương là một trong những địa phương thu hút đầu tư lớn của cả nước, cơ cấu nhóm ngành kinh tế kỹ thuật đã có sự chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, đã hình thành một số nhóm ngành cơng nghiệp chủ lực như điện tử - CNTT, cơ kim khí… Tỉnh cịn là nơi tập trung các doanh nghiệp có quy mơ lớn trong và ngồi nước nên có thể huy động thuận lợi với quy mơ lớn các nguồn lực tài chính cho phát triển CNCNC.

Với tình hình dân số hiện tại và có nhiều cơ sở về giáo dục - đào tạo nên thế mạnh nổi bật của Bình Dương sẽ thuận lợi cho huy động nguồn nhân lực với số lượng lớn, chất lượng cao và các nguồn lực về KH&CN, đảm bảo cho quá trình thương mại hóa CNC, thúc đẩy gắn kết giữa KH&CN với sản xuất SPCNC diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc đầu tư của Tỉnh vào các lĩnh vực CNCNC mặc dù có tăng nhưng so với các địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh là cịn hạn chế cả về số vốn và số dự án. Trình độ KH&CN của Tỉnh cịn thấp so một số thành phố lớn trong nước và các nước trên thế giới sẽ dẫn đến việc huy động cơng nghệ khó khăn và khả năng ứng dụng CNC vào sản xuất hạn chế sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển CNCNC ở Tỉnh. Số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của Tỉnh chưa bảo đảm về số lượng và chất lượng so với yêu cầu nên chưa thu hút được nhiều tập đồn lớn có tiềm lực về khoa học công nghệ tiến hành đầu tư.

Ba là, hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp công nghệ cao của Tỉnh

Hợp tác quốc tế tạo nên cơ hội cũng như thách thức đối với phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương. Các quan hệ kinh tế quốc tế của Tỉnh được thiết lập tạo điều kiện cho các hoạt động trong phát triển CNCNC diễn ra thuận lợi cho xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, bí quyết cơng nghệ, sáng chế phát minh trong lĩnh vực CNC; thuê nước ngồi gia cơng các SPCNC và gia cơng th cho nước ngồi; đầu tư quốc tế và hợp tác quốc tế về KH&CN. Trong đó, các hoạt động như chun mơn hóa và hợp tác quốc tế trong sản xuất; hợp tác quốc tế về nghiên cứu KH&CN; chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNC… là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển CNCNC ở Tỉnh.

Mặt khác, hợp tác quốc tế giúp mở rộng và thuận lợi về tài chính,

tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương - CPTPP, các doanh nghiệp của Bình Dương sẽ được tiếp cận thị trường tồn diện, giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan; tham gia vào chuỗi cung ứng giữa các nước trong khối và sẽ giúp cho các doanh nghiệp hội nhập sâu hơn vào tài chính thế giới, tiếp cận nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp.

Tuy nhiên, các DNCNC ở tỉnh Bình Dương phải đối mặt với môi trường hoạt động đầy rủi ro, xuất hiện nhiều “đối thủ” cạnh tranh khiến cho quá trình cạnh tranh gay gắt, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. SPCNC nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh do giảm thuế quan, khiến cho doanh nghiệp của Tỉnh đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần các SPCNC nội địa sẽ bị thu hẹp, có nguy cơ mất thị phần nội địa.

Mặt khác, thách thức đặt ra đối với DNCNC ở Tỉnh trong vấn đề thu hút và giữ chân người lao động, bởi vì các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực CNC cũng tràn vào Việt Nam sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu chất xám từ những doanh nghiệp Việt Nam sang những doanh nghiệp nước ngoài FDI. Đây là một thách thức rất lớn đối với phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

* * *

Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương hiện nay là hoạt động chủ động, tích cực của các chủ thể bằng việc vận dụng tổng thể các cách thức, biện pháp tạo nên sự chuyển biến gia tăng về số lượng và quy mô, nâng cao về chất lượng, hoàn thiện về cơ cấu của các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu... nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất SPCNC và cung ứng DVCNC ở Tỉnh.

Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan như: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tỉnh, các yếu tố của thị trường; thành tựu đạt được của các cuộc CMCN trên thế giới; cơ chế, chính sách; trình độ phát triển KT – XH và hợp tác quốc tế trong phát triển CNCNC của Tỉnh. Những nhân tố này mang lại những điều kiện thuận lợi đồng thời đặt ra những thách thức cho phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương như: sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất và tiêu thụ SPCNC cả trong nước và quốc tế; việc thu hút và giữ chân người lao động có trình độ và hiện tượng chảy máu chất xám. Do đó, cần đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân để từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp đúng đắn, hiệu quả để phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w