Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 58 - 62)

nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

Trên cơ sở đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương, có thể rút ra một số vấn đề quan trọng, nổi lên dưới dạng mâu thuẫn cần tập trung giải quyết, góp phần đẩy mạnh q trình phát triển CNCNC ở Tỉnh thời gian tới, đó là:

Một là, mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển CNCNC với quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách hiện hành của Tỉnh chưa đầy đủ và đồng bộ

Mặc dù, những năm gần đây tỉnh Bình Dương đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển cơng nghiệp nói chung và CNCNC nói riêng. Song, quy hoạch sản xuất CNCNC còn chưa phù hợp, chưa tận dụng hết những điều kiện thuận lợi của Tỉnh để phát triển CNCNC, gây lãng phí về tài nguyên, vốn đầu tư và nguồn nhân lực; nhiều chính sách ban hành cịn chồng chéo, chưa bám sát thực tiễn, hiệu quả, hiệu lực chưa cao. Điều đó địi hỏi cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội và doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, đề xuất, giúp UBND Tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với cơ chế thị trường và các cam kết quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển CNCNC.

Để phát triển CNCNC hướng tới bền vững với các tiêu chí: Tỷ trọng giá trị gia tăng sản xuất cơng nghiệp cao, sử dụng tiết kiệm nguồn tài ngun, ít ơ nhiễm mơi trường,... thì việc kiện tồn các cơ chế, chính sách là vấn đề

quan trọng, cần chỉ rõ lĩnh vực kinh doanh chủ đạo, sản phẩm chủ lực hiện tại và trong tương lai; xây dựng cơ chế tài chính và hệ thống hỗ trợ tín dụng để cung cấp tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp CNCNC. Sắp xếp các doanh nghiệp CNCNC vào nhóm các doanh nghiệp được ưu đãi về thuế (thuế thu nhập các nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu), giảm hoặc miễn các loại thuế nhập khẩu máy móc CNCNC mà trong nước chưa sản xuất được để giảm giá thành sản phẩm, kích thích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất sản phẩm CNCNC, ưu tiên cho các cơ sở CNCNC vay vốn trung và dài hạn với lãi suất phù hợp để đổi mới công nghệ.

Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về trình độ cơng nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu về vốn với hạn chế trong huy động các nguồn lực hiện có cho phát triển CNCNC

Trình độ cơng nghệ sản xuất: Các doanh nghiệp CNCNC ln địi hỏi

những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và giá trị gia tăng cao, tính chính xác về kỹ thuật,… đáp ứng tiêu chuẩn của những doanh nghiệp CNCNC. Nhưng thực tế, trình độ cơng nghệ sản xuất của các doanh nghiệp CNCNC Bình Dương cịn hạn chế (chủ yếu là chuyển giao công nghệ từ công ty mẹ sang công ty con ở Việt Nam hoặc nhận chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi cho trong nước). CNCNC ở Tỉnh chủ yếu sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu do CNCNC trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu.

Về trình độ người lao động: Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố

cốt lõi và là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu trong q trình phát triển CNCNC. Máy móc, trang thiết bị hiện đại phải được sử dụng bởi người lao động có khả năng làm chủ được KH&CN. Trên thực tế, trình độ của người lao động ở các doanh nghiệp CNCNC của tỉnh Bình Dương chưa tương xứng với yêu cầu sản xuất CNCNC hiện đại đặt ra. Nhiều doanh nghiệp CNCNC có vốn đầu tư nước ngồi (có cơng nghệ tiên tiến) muốn đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh, nhưng do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao nên họ chưa tha thiết

đầu tư, hoặc chỉ đầu tư ở mức độ thăm dị, quy mơ vừa phải, thậm chí chuyển dự án đầu tư sang địa phương khác nơi có điều kiện về nguồn nhân lực chất lượng cao tốt hơn. Như vậy, để CNCNC phát triển thì ngồi đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy móc cịn cần phải đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ cao, đủ sức tiếp thu cơng nghệ tiên tiến của khu vực và trên thế giới.

Về vốn: phát triển CNCNC ngoài yêu cầu về vốn đầu tư ban đầu lớn còn

phải duy trì một lượng vốn để duy trì sản xuất, tiến hành các hoạt động R&D, tìm kiếm thị trường cho SPCNC. Đặc điểm này là trở ngại lớn nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trong CNCNC ở tỉnh Bình Dương gặp phải.

Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu cao trong hợp tác, liên kết doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa với thực trạng sản xuất khép kín của doanh nghiệp CNCNC trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tăng cường liên kết trong sản xuất và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là xu thế chung nhằm phát huy lợi thế so sánh, giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng suất lao động và tăng tính cạnh tranh của CNCNC. Song, ở Bình Dương sự liên kết giữa các doanh nghiệp CNCNC, giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn hạn chế, sản xuất mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, khép kín khơng cịn phù hợp trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới Bình Dương cần có những chính sách và giải pháp cụ thể phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp, dự án hoạt động CNCNC và cung ứng DVCNC. Đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động mở rộng liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước chen chân được vào hệ thống sản xuất của các tập đoàn này và giúp các DNCNC trong nước có đầu ra cho SPCNC và DVCNC.

* * *

Phân tích thực trạng phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương cho thấy, trong những năm qua CNCNC trong vùng bước đầu đã có sự phát triển tương đối nhanh về số lượng, quy mô, chất lượng, cơ cấu. Theo đó, CNCNC đã có đóng góp quan trọng vào quy mơ và tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao. Các lĩnh vực CNCNC đã thực sự trở thành động lực lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. CNCNC ở tỉnh Bình Dương bước đầu đã và đang hình thành những tổ chức hoạt động CNC, trong đó có một vài dự án quy mô lớn.

Tuy nhiên, phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như số lượng các doanh nghiệp, dự án CNCNC cịn ít, quy mơ nhỏ, chất lượng CNCNC ở Tỉnh cịn thấp, cơ cấu còn nhiều bất cập nên chưa thực sự hình thành CNCNC. Thực trạng này xuất phát từ lý do khách quan và chủ quan khác nhau đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cho phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương. Theo đó, chương 3 đã chỉ ra các vấn đề cần được giải quyết trong thời gian tới là: cần sớm đề ra kế hoạch phát triển một số lĩnh vực CNCNC phù hợp với đặc điểm của tỉnh Bình Dương; tạo dựng mơi trường pháp lý và chính trị - xã hội thuận lợi cho phát triển CNCNC; khai thác có hiệu quả nguồn vốn, cơng nghệ… từ đầu tư trực tiếp nước ngoài, từng bước nâng cao năng lực công nghệ quốc gia; tăng cường liên kết trong phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w