nghệ cao ở tỉnh Bình Dương
Một là, doanh nghiệp, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Tỉnh với số lượng ít, quy mơ nhỏ
* Về số lượng
Hiện nay, Bình Dương mới có 01 DNCNC Bộ KH&CN cơng nhận và 02 doanh nghiệp được chứng nhận dự án ứng dụng CNC, con số này là quá ít. Nếu tính riêng số lượng DNCNC thì so với thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã có 07 doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, Bộ KH&CN không chứng nhận thêm doanh nghiệp hoặc dự án hoạt động CNC ở Tỉnh.
Chương trình phát triển CNC quốc gia do Bộ KH&CN chủ trì, đã có 03 đề tài đã chuyển giao CNC vào sản xuất trên tổng số 10 đề tài trên cả nước, cịn chương trình do Bộ Cơng thương chủ trì có 10 dự án nghiên cứu sản xuất SPCNC và cung ứng DVCNC trên tổng số 13 dự án cả nước. Chương trình phát triển CNC quốc gia thực hiện được 10 năm, nhưng đến nay Bình Dương chưa có đề tài, dự án nào tham gia các chương trình này, điều này chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của Tỉnh.
Số lượng doanh nghiệp địa phương tham gia cung ứng sản phẩm hỗ trợ cho CNCNC ở tỉnh Bình Dương cịn quá ít. Tỷ lệ tham gia của các
doanh nghiệp Việt Nam trong liên kết với các doanh nghiệp FDI không đáng kể. Trong số 25 nhà cung cấp linh phụ kiện cho Cơng ty TNHH II-VI, chỉ có 04 doanh nghiệp Việt Nam. Theo khảo sát ở tỉnh Bình Dương, đến năm 2018 Cơng ty TNHH Sài Gịn Stec có 03 doanh nghiệp trong nước ở Tỉnh cung cấp sản phẩm hỗ trợ [Phụ lục 4].
Về số lượng nguồn nhân lực, sự thiếu hụt nguồn lực đào tạo trong lĩnh vực CNC đang là một trong những trở ngại lớn đối với phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương. Các DNCNC ở Tỉnh hiện đang thiếu hụt nhân lực CNC khi đầu tư xây dựng các nhà máy quy mô lớn. Khi mới vào Việt Nam, Cơng ty TNHH II-IV thuộc tập đồn II-VI Incorporated (Mỹ) muốn tuyển dụng hàng trăm kỹ sư có chun mơn trong lĩnh vực CNC, nhưng trên thực tế tuyển dụng được là rất ít. Từ các số liệu thống kê về các tổ chức hoạt động CNC cho thấy, nhân lực của CNCNC ở tỉnh Bình Dương bước đầu mới được hình thành với một số lượng không nhiều, chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng lao động của Tỉnh.
* Về quy mô
Các doanh nghiệp tham gia sản xuất SPCNC ở tỉnh Bình Dương hầu hết là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. SPCNC ở Tỉnh chủ yếu thuộc lĩnh vực linh kiện điện tử, kính tiết kiệm năng lượng, nhưng cho đến nay ở Tỉnh chưa có một cơ sở cơng nghiệp sản xuất phần mềm thuộc lĩnh vực CNC đủ mạnh, đa số các công ty này ở Tỉnh có quy mơ nhỏ về vốn, về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị cịn hạn chế. Hiện chưa có doanh nghiệp trong nước nào ở Tỉnh được Bộ KH&CN chứng nhận là DNCNC mà chỉ có 01 doanh nghiệp tham gia sản xuất SPCNC (Cơng ty kính nổi Viglacera VIFG) với số lượng vốn ban đầu nhỏ hơn nhiều so với 02 doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực CNC còn lại [Biểu đồ 2.2].
Biểu đồ 2.2. Tổng số vốn doanh nghiệp công nghệ cao trong nước so với tổng số vốn doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài
Nguồn: [11]
Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNC có vốn đầu tư nước ngồi với quy mơ cũng khơng lớn nếu so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khác ở tỉnh Bình Dương. Tổng số vốn ban đầu của 02 DNCNC ở tỉnh Bình Dương cịn lại (Cơng ty TNHH II-VI Việt Nam, Cơng ty TNHH Sài Gịn Stec) chỉ bằng 60,03% (164,5/274) tổng số vốn ban đầu của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (vốn FDI Đài Loan) đầu tư vào khu công nghiệp Bàu Bàng.
Biểu đồ 2.3. Tổng số vốn các DNCNC và dự án ứng dụng CNC ở tỉnh Bình Dương so với Công ty TNHH Polytex Far Eastern
Nguồn: [11].
Thực trạng về số lượng, quy mơ DNCNC dẫn đến đóng góp cho phát triển KT - XH ở tỉnh Bình Dương là chưa nhiều, cịn mờ nhạt, chưa rõ nét.
Chính vì vậy, trong các báo cáo của Sở KH&CN; Sở Công thương của Tỉnh hầu như khơng đề cập đến sự đóng góp của các ngành CNCNC.
Hai là, chất lượng công nghiệp công nghệ cao ở Tỉnh còn thấp
* Các doanh nghiệp, dự án sản xuất SPCNC và cung ứng DVCNC chưa chú trọng đến hoạt động R&D
Đối với các doanh nghiệp CNCNC, mặc dù là đã dành tỷ lệ cao cho R&D (đều trên 1% tổng số doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp) nhưng số lượng đầu tư cho R&D khơng cao vì quy mơ doanh nghiệp nhỏ, doanh thu hàng năm không lớn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp của Tỉnh tham gia sản xuất SPCNC nhưng tỷ lệ dành cho R&D còn thấp (dưới 1% tổng số doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số doanh nghiệp chưa được cơng nhận DNCNC vì chưa đảm bảo tiêu chí về R&D.
Các doanh nghiệp sản xuất SPCNC có vốn đầu tư nước ngồi ở tỉnh Bình Dương chỉ là những cơ sở vệ tinh cho các cơng ty mẹ ở nước ngồi, công việc R&D chủ yếu thực hiện ở nước ngồi, các cơng ty con ở Tỉnh ít đầu tư cho hoạt động R&D nên hiệu quả hoạt động R&D chưa cao, chưa nghiên cứu, phát minh được các CNC nguồn, có giá trị kinh tế xã hội cao.
Trình độ sản xuất cịn thấp, cơ sở vật chất chưa hiện đại. Các doanh nghiệp sản xuất SPCNC nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ hơn so với các chi nhánh sản xuất ở nước ngồi nên trình độ trang thiết bị với hệ thống dây chuyền sản xuất chưa hiện đại bằng. Mức độ hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ và sản xuất của các doanh nghiệp còn hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước chưa tiếp cận được CNC nguồn tiên tiến, hiện đại của khu vực và quốc tế. Một số doanh nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất nhưng tỷ lệ tổng doanh thu từ SPCNC trên tổng doanh thu cịn thấp (nhỏ hơn 70%) nên chưa được cơng nhận là DNCNC.
Các doanh nghiệp có vốn tư nước ngồi thơng qua con đường chuyển giao công nghệ đã thực hiện các dự án đầu tư sản xuất SPCNC ở Việt Nam, tuy nhiên trình độ cơng nghệ trong các dự án này mà các công ty mẹ ở nước ngồi chuyển giao cho các cơng ty con ở Tỉnh hầu hết khơng phải là CNC nguồn (chỉ là cơng nghệ trung bình cao đối với nước ngồi).
Thực tế ở tỉnh Bình Dương hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0 vào trong sản xuất để sản xuất ra các SPCNC và cung ứng DVCNC nhưng ngại thủ tục hoặc có đầu ra ổn định nên chưa quan tâm đến việc đăng ký với Bộ KH&CN trở thành DNCNC.
Liên kết, hợp tác trong sản xuất SPCNC và cung ứng DVCNC còn yếu, đặc biệt là CNHT cho CNCNC. Chính vì vậy, SPCNC thuộc lĩnh vực linh kiện điện tử ở tỉnh Bình Dương phần lớn là các sản phẩm lắp ráp dựa trên nhập khẩu các thiết bị, linh phụ kiện từ nước ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa ở các SPCNC ở Tỉnh còn thấp, giá trị gia tăng chủ yếu từ lao động giá rẻ. Các doanh nghiệp này không tham gia cung cấp được sản phẩm địi hỏi độ chính xác cao, mà chỉ cung cấp được những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật đơn giản. Các tập đoàn lớn chủ yếu là nhập khẩu hoặc do doanh nghiệp FDI trong nước cung cấp các sản phẩm hỗ trợ địi hỏi độ chính xác cao.
* Chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, dự án CNCNC có mặt chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của ngành
Doanh nghiệp CNC ở tỉnh Bình Dương ln có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao nhưng lao động được đào tạo trong nước đáp ứng được yêu cầu này không nhiều. Nhân lực ở các doanh nghiệp, dự án sản xuất SPCNC ở Tỉnh chủ yếu là lao động phổ thơng, số lượng lao động có trình độ đại học trở lên cịn thấp (chưa có doanh nghiệp nào đạt đến 20% trên tổng số lao động) [11, tr.25]. Mặt khác, số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao là người ở địa phương trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ chưa nhiều, doanh nghiệp phải tuyển dụng nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên trình độ cao là người ở các
tỉnh khác, thậm chí là ở nước ngồi về làm việc. Điển hình như Cơng ty TNHH II-IV Việt Nam, trong tổng số 157 nhân lực R&D của công ty hiện nay, chỉ có 32 người ở tỉnh Bình Dương (chiếm tỷ lệ 20,38%), cịn lại là chuyên gia nước ngoài và người đến từ các tỉnh, thành khác [11, tr.25]. Vì vậy, trong thời gian qua việc các doanh nghiệp này tuyển đủ các lao động có tay nghề, có trình độ đáp ứng yêu cầu của DNCNC là không dễ dàng và đều phải thực hiện quá trình đào tạo lại.
Các sinh viên tốt nghiệp hiện nay ở tỉnh Bình Dương thuộc lĩnh vực CNC cịn thiếu kỹ năng thực hành, trình độ tiếng Anh còn hạn chế nên hạn chế khả năng đáp ứng đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, dẫn đến tình trạng có thể mất việc ngay trên sân nhà hoặc chỉ được tham gia những công đoạn lắp ráp các bộ linh kiện điện tử hoặc sản xuất các chi tiết không quan trọng, không yêu cầu kỹ thuật cao.
Hoạt động quản lý CNCNC ở tỉnh Bình Dương cịn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, Chính phủ đề ra các chương trình, kế hoạch phát triển CNCNC
nhưng tỉnh Bình Dương chưa thật sự quyết liệt trong triển khai chương trình, kế hoạch đó. Hầu hết các văn bản của cấp ủy Đảng, chính quyền của Tỉnh gần như ít đề cập đến phát triển các lĩnh vực CNC.
Theo Quyết định 792/QĐ-TTG ngày 08/6/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thế phát triển khu CNC đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030 thì khu CNC Ascendas-Protrade ở Bến Cát
được tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng với kỳ vọng sẽ tạo ra một khu CNC phát triển với mơ hình thành phố thơng minh, phát triển KH&CN [43, tr.3]. Nhưng đến nay vẫn chưa thực sự là khu CNC mà trở thành KCN quốc tế Protrade, chưa thể so sánh với một số khu CNC khác ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác.
Ba là, cơ cấu cơng nghiệp cơng nghệ cao có mặt chưa hợp lý * Thành phần kinh tế phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương cịn ít
Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động CNC ở Tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, phần lớn đến từ Mỹ, Nhật Bản, số lượng doanh nghiệp trong nước cịn ít. Theo Văn phịng chứng nhận CNC, số lượng DNCNC, dự án ứng dụng CNC ở tỉnh Bình Dương thuộc các quốc gia như sau: Việt Nam: 01; Mỹ: 01; Nhật Bản: 01 [Phụ lục 3].
Các tổ chức hoạt động CNC ở tỉnh Bình Dương chủ yếu thuộc thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, các tổ chức trong nước chủ yếu thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Chưa có tổ chức hoạt động CNC thuộc thành phần kinh tế tư nhân nào ở Tỉnh được Bộ KH&CN chứng nhận là DNCNC, dự án ứng dụng CNC và cung ứng DVCNC. Theo Văn phòng chứng nhận CNC, Bộ KH&CN thì số lượng DNCNC, dự án ứng dụng CNC ở tỉnh Bình Dương thuộc các thành phần kinh tế như sau: Nhà nước: 01; Có vốn đầu tư nước ngồi: 02 [Phụ lục 3].
Phát triển CNCNC của Tỉnh còn đơn điệu, chưa có sự đa dạng về lĩnh vực ngành nghề, 100% doanh nghiệp, dự án thuộc lĩnh vực linh kiện điện tử, điện nhiệt, kính tiết kiệm năng lượng. Một số lĩnh vực khác như công nghiệp CNTT, cơng nghiệp sinh học, tự động hóa chưa phát triển.