Đa dạng hóa hình thức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (đất đai, tài chính, cơng nghệ) cho phát triển công nghiệp công

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 76 - 82)

nguồn lực (đất đai, tài chính, cơng nghệ) cho phát triển công nghiệp công nghệ cao ở Tỉnh

Đây là giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài, giữ vai trị đặc biệt quan trọng rất cần được quan tâm hiện nay. Ngoài nguồn lực con người, cần huy động nhiều nguồn lực khác như đất đai, tài chính và KH&CN. Trong đó, đất đai, tài chính là nguồn lực vật chất khơng thể thiếu, KH&CN là lực lượng sản xuất trực tiếp trong phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương. Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trên là nhân tố có tính quyết định đến thành

cơng trong phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương. Theo đó, cần thực hiện tốt các biện pháp huy động các nguồn lực sau:

Một là, huy động, sử dụng có hiệu quả nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ CNCNC đi trước một bước là điều kiện tiên quyết và động lực, tạo cơ hội đầu tư phát triển kinh tế nói chung và CNCNC địa phương nói riêng. CNCNC ở tỉnh Bình Dương địi hỏi phải có kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội đồng bộ, chất lượng cao.

Trước tiên, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng. Cần tiếp tục đề ra cơ chế tự do hóa đầu tư với chính sách ưu đãi hấp dẫn, đột phá đủ mạnh nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư hạ tầng cho phát triển CNCNC ở Tỉnh. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước dành cho những cơng trình trọng điểm hoặc để rút ngắn thời gian thi cơng những cơng trình mà các chủ đầu tư khác khơng có khả năng về vốn hoặc khơng muốn đầu tư.

Tiếp theo, Bình Dương cần chủ động hồn thiện và thống nhất các cơ chế, chính sách liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng. Trong đó, Tỉnh đặc biệt chú ý đến về đền bù giải phóng mặt bằng ở KCN Lai Hưng tại huyện Bàu Bàng có diện tích 600ha sẽ được tỉnh Bình Dương dành để thu hút các doanh nghiệp khoa học công nghệ vào đầu tư, qua đó hình thành nên một KCN khoa học công nghệ riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, thúc đẩy các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Khi thực hiện các dự án phát triển CNCNC, cần xây dựng kế hoạch phù hợp để đẩy mạnh cơng tác giải phóng mặt bằng và chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án cũng như quỹ nhà, quỹ đất tái định cư. Cần có cơ chế đặc thù tạo quỹ đất cho người dân để chuyển đổi nghề nghiệp và giải quyết cơng ăn việc làm cho các đối tượng chính sách có đất phải thu hồi.

Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước: vốn đầu tư của Tỉnh tập trung

chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển CNCNC, một phần dành cho việc phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ.

Nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đầu tư phát triển CNCNC, kiên quyết khắc phục tình trạng lãng phí, tốn kém và gây thất thốt nguồn vốn do nhân dân đóng góp. Cần sử dụng nguồn vốn đầu tư cho CNCNC một cách có hiệu quả, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về chủ trương đầu tư, đầu tư có trọng tâm tránh đầu tư phân tán.

Bình Dương cần sớm thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm CNC, tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động CNC khởi nghiệp thuận lợi. Đồng thời, các doanh nghiệp lớn của Tỉnh cần phải tiên phong đi đầu trong đầu tư mạo hiểm để lôi kéo mọi cá nhân, tổ chức khác cùng tham gia. Nhà nước cũng cần là một chủ đầu tư mạo hiểm nhưng cần tính tốn cụ thể, Nhà nước đầu tư vào những sản phẩm kinh doanh nhằm mục đích nghiên cứu và phát triển KH&CN là chủ yếu. Tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ ban đầu những người khơng có điều kiện về vốn nhưng có trí tuệ và ý tưởng kinh doanh tốt được tiếp cận với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để đi đến thành cơng trong lĩnh vực khởi nghiệp. Bình Dương cần sâu sát trong hỗ trợ nguồn vốn và quản lý pháp lý đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, tránh được hiện tượng những doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh những sản phẩm không thực tế gây thất thốt, lãng phí nguồn vốn sau này.

Đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Trên cơ sở quy hoạch phát triển

CNCNC ở tỉnh Bình Dương, Tỉnh cần xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp với từng dự án, trong đó tập trung vào các địa chỉ cụ thể, đó là các cơng ty, tập đồn lớn tại các nước phát triển. Đồng thời, chuyển hướng mạnh thu hút đầu tư từ những lĩnh vực

mà các công ty, tập đồn Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ có thế mạnh: điện tử, viễn thơng, điện, cơ điện tử, cơ khí, CNTT...

Chủ động giới thiệu cung cấp cho doanh nghiệp trong nước và nước ngồi các chính sách ưu đãi về thuế, các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giá thuê đất, điện nước...; xây dựng các trang thông tin điện tử về các dự án, các chính sách kêu gọi đầu tư để các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài dễ dàng nghiên cứu tìm hiểu; tổ chức các hội nghị doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tiếp xúc với các nhà đầu tư...

Ba là, huy động nguồn lực KH&CN

CNCNC phát triển dựa trên những thành tựu KH&CN hiện đại phát minh, sáng chế ra CNC. Nguồn CNC là nhân tố không thể thiếu trong phát triển CNCNC, tạo ra phương tiện kỹ thuật tương ứng sản xuất ra SPCNC. Nguồn CNC được huy động thơng qua hai con đường chính, bao gồm: tự nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và nhập CNC từ nước ngồi thơng qua chuyển giao cơng nghệ. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, Bình Dương tiếp tục xây dựng và thực hiện nhiệm vụ, chương trình KH&CN nói chung và chương trình phát triển CNC. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và triển khai các Chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KH&CN nói chung, chương trình phát triển CNC của Tỉnh nói riêng. Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng kinh phí và nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Thực hiện chặt chẽ khâu xét tuyển đối với cá nhân, đơn vị thực hiện nhiệm vụ KH&CN và khâu xét tuyển đề tài, trong đó đặc biệt chú ý đến những dự án có khả năng ứng dụng trong sản xuất ở Tỉnh.

Nâng cao hiệu quả đầu tư cho KH&CN cần có trọng tâm, trọng điểm, có biện pháp gắn các chương trình KH&CN với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh, nghiên cứu, phát triển KH&CN nhằm nâng cao năng

lực sản xuất và phát triển dịch vụ. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng việc giao dự tốn cho các dự án thuộc Chương trình nghiên

cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNC. Đồng thời, cần sớm đề ra

phương án triển khai thực hiện các dự án phát triển nhân lực CNC thuộc chương trình này.

Thứ hai, tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách phát triển KH&CN và

đổi mới công nghệ của công nghiệp

Tiến hành đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý, các chương trình đề tài, cơ chế tài chính cho KH&CN, gắn kết hoạt động KH&CN với sản xuất kinh doanh. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN theo hướng tăng cường tính dân chủ, công khai, công bằng và nghiêm túc trong quá trình triển khai.

Đề ra những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài nhằm khuyến khích cán bộ KH&CN toàn tâm nghiên cứu, khắc phục nguy cơ chảy máu chất xám. Đối với Bình Dương, cần đề ra chính sách đột phá để phát triển KH&CN của địa phương, đó là xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho hoạt động nghiên cứu một số CNC, SPCNC mà phù hợp với thực tiễn ở Tỉnh.

Thứ ba, nâng cao năng lực cơng nghệ

Đầu tư thích đáng vào việc phát triển tiềm năng KH&CN ở tỉnh Bình Dương. Tăng cường ngân sách nhà nước để tăng đầu tư nguồn lực cho công tác thông tin, đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực CNC. Đồng thời, thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia nghiên cứu của các cá nhân, tập thể đơn vị, trong đó chú ý đến những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực CNC. Tập trung mua sắm các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển CNC.

Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch các viện nghiên cứu, trường đại học. Cần thành lập tổ chức KH&CN nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra ở

tỉnh Bình Dương. Trong thời gian tới, các tổ chức KH&CN cần chuyển đổi sang hình thức hoạt động tự chủ và phấn đấu có nhiều hơn nữa trường đại học đạt trình độ khu vực và quốc tế như Đại học Việt Đức. Đây là trường đại học được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Đức với số vốn là 180 triệu USD. Điều đặc biệt ở ngơi trường này là các chương trình học đều được giáo sư từ Đức giảng dạy nên tấm bằng mang tên đại học Việt Đức cũng sẽ được bên đối tác Đức cung cấp. Trường chủ yếu giảng dạy các ngành kỹ thuật và có mũi nhọn ở một số phân ngành toàn bằng tiếng Anh nên cơ hội đi du học Đức ở ngôi trường này là rất lớn.

Tiếp tục đầu tư, xây dựng và phát triển KCN khoa học công nghệ Lai Hưng ở huyện Bàu Bàng. Trong thời gian tới cần tăng cường hoàn thiện hệ thống dịch vụ trong các khu này trở thành nơi có sự kết hợp giữa học tập, nghiên cứu, đầu tư, sản xuất, thương mại thật sự có hiệu quả. Đồng thời, Tỉnh sớm ban hành quy định khi các doanh nghiệp đầu tư vào KCN phải có cam kết cụ thể giữa doanh nghiệp và Ban quản lý khu về việc thực hiện R&D công nghệ hàng năm.

Thứ tư, phát triển thị trường cơng nghệ

Khuyến khích các hoạt động chuyển nhượng, chuyển giao CNC thông qua thị trường cơng nghệ theo ngun tắc tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi. Hồn thiện và thành lập mới nhiều hơn nữa tổ chức trung gian, môi giới cơng nghệ, thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm hình thành và phát triển các doanh nghiệp KH&CN, các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN thuộc lĩnh vực CNC.

Xây dựng các quy định cần thiết về đánh giá, định giá cơng nghệ nói chung và CNC nói riêng, định giá tài sản trí tuệ; thực hiện việc giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu có nguồn gốc ngân sách nhà nước cho các tổ chức, cá nhân. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với sản phẩm nghiên cứu CNC hoặc các hoạt động tư vấn, nhập khẩu, xuất khẩu CNC có giá trị KT - XH cao,

trong đó lựa chọn và xây dựng chính sách nhập khẩu CNC nguồn, CNHT CNCNC từ các nước phát triển và đang phát triển.

Thứ năm, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở các

doanh nghiệp

Doanh nghiệp công nghiệp là khâu trung tâm của đổi mới công nghệ, khâu ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ nói chung và CNC nói riêng vào sản xuất. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hoạt động R&D của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy năng lực chế tạo và hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp. Theo đó, cần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, phải thấy đổi mới công nghệ, hướng đến ứng dụng CNC vào sản xuất là nhu cầu tự thân và đầu tư cho R&D và đổi mới công nghệ là động lực phát triển, từ đó nâng cao tỷ lệ đầu tư cho đổi mới và phát triển công nghệ. Đầu tư nâng cao tiềm lực, năng lực nghiên cứu của các tập đồn, tổng cơng ty như Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp TNHH MTV Becamex IDC (Becamex IDC), đủ năng lực, tiềm lực để hỗ trợ trực tiếp tham gia các nhiệm vụ phát triển CNC có quy mơ lớn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w