Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 53 - 58)

* Nguyên nhân khách quan

Một là, chính sách phát triển công nghiệp, nhất là CNCNC ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn nhiều bất cập

Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về Định hướng xây dựng

chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ ra nguyên nhân này, đó là: Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà

nước về phát triển cơng nghiệp cịn thiếu tổng thể, đồng bộ; chính sách huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển cơng nghiệp thiếu hiệu quả, chưa có bước đột phá. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành cơng nghiệp thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính sách

KH&CN chưa trở thành động lực quan trọng nhất cho phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp [3, tr.1].

Chương trình quốc gia phát triển CNC của Chính phủ, số lượng các nhiệm vụ, dự án tham gia cịn ít. Tỉnh chưa có doanh nghiệp, dự án nào tham gia vào các chương trình này; số lượng doanh nghiệp dự án của Tỉnh được cơng nhận là tổ chức hoạt động CNC cịn ít (cả nước mới có 21 doanh nghiệp được chứng nhận DNCNC) [Phụ lục 7].

Các dự án tham sản xuất SPCNC cịn gặp nhiều khó khăn về thủ tục trong quá trình thẩm định dự án, vì thẩm định CNC thuộc về Bộ KH&CN, thẩm định về SPCNC thuộc về Bộ Công thương nên khi thực hiện đôi khi khơng thuận lợi. Khi có vướng mắc gì nhiều khi khơng biết cơ quan quản lý Nhà nước nào chủ trì đứng ra giải quyết. Đặc biệt, Chương trình phát triển

nguồn nhân lực CNC còn gặp nhiều vướng mắc, đến nay chưa có phương

hướng giải quyết.

Hai là, trình độ KH&CN cịn thấp

Trình độ KH&CN của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng cịn nhiều hạn chế. Năng lực cơng nghệ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNCNC ở Tỉnh về cơ bản ở mức trung bình, số lương doanh nghiệp có trình độ KH&CN tiên tiến chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các dự án đầu tư tại Tỉnh. Theo Báo cáo tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương qua 30

năm đổi mới và một số định hướng trong thời gian tới của Sở Kế hoạch và

Đầu tư năm 2017, số lượng các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Bình Dương có trình độ KH&CN tiến tiến chỉ chiếm 11,8% trong tổng số các dự án đã được cấp phép hoạt động [32, tr.8]. Hiện nay, Bình Dương chưa có các viện nghiên cứu, trường đại học về KH&CN mang tầm cỡ khu vực và quốc tế để thúc đẩy việc nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng thành quả KH&CN vào sản xuất.

Ba là, chất lượng nguồn nhân lực CNC cho phát triển CNCNC còn hạn chế.

Báo cáo số 261/BC-CP của Chính phủ về “Hiệu quả thực hiện chính

sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy CNH, HĐH giai đoạn 2005 - 2015 và định hướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh CNHT và cơ khí chế tạo” cho thấy: Giáo dục đào tạo tách rời

với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; chương trình đào tạo chưa lấy doanh nghiệp làm trung tâm; sinh viên ra trường cịn thiếu kỹ năng thực hành, trình độ ngoại ngữ kém; số lượng nhân lực CNC được đào tạo hàng năm còn hạn chế; kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học với gắn kết giữa trường đại học và viện nghiên cứu chưa thực sự chú trọng...

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, cơng tác xây dựng quy hoạch và hoạch định chính sách phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương cịn bất cập, tính khả thi chưa cao; tổ chức thực hiện của một số cơ quan, ban ngành trong Tỉnh đối với CNCNC cịn hạn chế.

Bình Dương chưa có Chương trình, kế hoạch phát triển CNC và CNCNC, chỉ mới đề ra các chương trình phát triển cơng nghiệp ở các ngành, lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như thành phố Hà Nội đã đề ra Chương trình phát

triển sản phẩm cơng nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020,

các doanh nghiệp tham gia chương này sẽ nhận được nhiều hỗ trợ, ưu đãi. Chính vì chưa có Chương trình phát triển CNCNC nên Bình Dương chưa có kế hoạch cụ thể để huy động các nguồn lực và thu hút đầu tư phát triển CNCNC như các địa phương khác (Ví dụ: nhằm phát triển CNCNC, thành phố Hồ Chí Minh đã xác định ngành cơng nghiệp vi mạch là ngành mũi nhọn. Năm 2012, Thành phố đã phê duyệt Chương trình phát triển cơng nghiệp vi

mạch giai đoạn 2013 – 2020. Từ đó, Thành phố đã triển khai nhiều chương

mạch, cũng như các nhà máy sản xuất chip và các trung tâm nghiên cứu, phát minh, sáng chế ở các khu CNC trong lĩnh vực này). Các Sở KH&CN, Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa chủ động đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cụ thể hóa việc thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển CNCNC; việc tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp làm các thủ tục để được chứng nhận là DNCNC, dự án ứng dụng CNC vào sản xuất SPCNC còn hạn chế.

Hai là, kết quả hoạt động khoa học công nghệ nhằm phát triển CNC ở Tỉnh còn hạn chế

Trong các Báo cáo tổng kết hàng năm của Sở KH&CN của tỉnh Bình Dương cho thấy: CNC được nghiên cứu, phát minh ở trong nước để chuyển giao sản xuất vẫn cịn q ít, hầu như chưa có. Trong Báo cáo Tổng kết hoạt

động khoa học và cơng nghệ của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2016 và định hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 với đánh giá kết quả hoạt động

KH&CN giai đoạn 2011 - 2016 khơng có một thành tựu nào liên quan đến lĩnh vực CNC [49, tr.5]. CNC chỉ được Tỉnh chú trọng phát triển trong thời gian gần đây, theo Quyết định về việc phê duyệt Chương trình khoa học và cơng nghệ của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015 - 2020 Tỉnh đề ra các nhiệm

vụ trọng điểm, trong đó có phát triển các SPCNC.

Ba là, đào tạo nhân lực CNC ở Tỉnh cịn hạn chế

Chính vì Bình Dương chưa đề ra Chương trình phát triển CNCNC nên cũng chưa có chương trình, kế hoạch phát triển nhân lực CNC, cịn phụ thuộc vào cơng tác giáo dục, đào tạo chung cả nước.

Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X đánh

giá: “Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhất là nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [22, tr.12]. Chất lượng đào tạo ở các trường dạy nghề của Tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp do cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ của đội ngũ giáo viên ở các cơ sở này cịn hạn chế; chương trình, giáo trình, phương

pháp giảng dạy chậm đổi mới, dạy nghề chưa gắn với nhu cầu của thị trường; số lượng các cơ sở đào tạo thực hiện việc liên kết với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp thuộc CNCNC nói riêng để đào tạo theo địa chỉ và liên kết đưa học viên thực tập tại doanh nghiệp cịn ít.

Bốn là, việc huy động các nguồn lực của doanh nghiệp sản xuất SPCNC cịn gặp nhiều khó khăn

Một số doanh nghiệp trong nước có dự án sản xuất SPCNC nhưng cịn gặp khó khăn trong huy động vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực CNC. Nhiều dự án đã được các cơ quan chức năng thẩm định cơng nghệ nhưng rất khó để vay vốn ngân hàng, bởi các doanh nghiệp chưa tạo được niềm tin đối với ngân hàng vì khơng có tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu cho vay.

Năm là, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa thực sự chú trọng đến hoạt động R&D

Với quan điểm tất cả vì lợi nhuận nên các hầu hết nhà đầu tư nước ngoài đều tập trung vào khai thác những chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, chính quyền địa phương và khai thác lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá rẻ mà chưa chú trọng đến hoạt động R&D. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến một số doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương chưa được chứng nhận DNCNC.

Sáu là, mức độ liên kết của các doanh nghiệp trong phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương cịn chưa chặt chẽ. Mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp

với các tổ chức nghiên cứu như viện nghiên cứu, trường đại học... cịn ít. Liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI còn hạn chế, chưa khai thác hết mọi nguồn lực. Theo đó, số lượng CNC cịn ít, q trình chuyển giao CNC cịn hạn chế. Các CNC sáng chế trong nước chuyển giao vào sản xuất không phải công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nên SPCNC chủ yếu là sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Từ năm 2010 đến tháng 6/2017, Sở KH&CN

tỉnh Bình Dương đã xác nhận 21 hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngồi, trong đó có 17 hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc các ngành CNHT, 04 hợp đồng thuộc ngành cơ khí chế tạo và 1 hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước [49, tr.4]. Tuy nhiên, các hợp đồng chuyển giao công nghệ này đều được thực hiện dưới dạng chuyển giao từ công ty mẹ sang cơng ty con tại Việt Nam, chưa có hợp đồng nào chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w