Bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 70 - 73)

thuận lợi cho phát triển công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để phát huy mọi tiềm năng, năng lực sản xuất, mở đường cho CNCNC phát triển. Bởi vì, phát triển CNCN ở tỉnh Bình Dương phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch các ngành công nghiệp và quy hoạch, kế hoạch phát triển CNCNC ở Tỉnh mới tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức hoạt động CNC mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy CNCNC ở Tỉnh phát triển. Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện một số nội dung, biện pháp sau:

Một là, xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển các ngành CNCNC của Tỉnh

Trong bối cảnh Bình Dương chưa có điều kiện và cũng khơng thể phát triển tất cả các ngành, các lĩnh vực CNCNC, vì vậy nên lựa chọn các ngành, lĩnh vực và những sản phẩm chủ lực nào mà có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Từ đó, Bình Dương hình thành các ngành CNCNC chủ lực, then chốt, xương sống cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Để thực hiện vấn đề này, cần chú trọng hai vấn đề sau:

Thứ nhất, lựa chọn ngành và SPCNC có thế mạnh ở Tỉnh có thể phát

Ngành cơng nghiệp sản xuất thiết bị tự động hóa: Ngành cơng nghiệp

cơ khí dựa trên sự tăng cường ứng dụng CNC sẽ phát triển thành cơng nghiệp sản xuất thiết bị tự động hóa. Theo đó, dựa trên đặc điểm ngành cơng nghiệp cơ khí ở Tỉnh, có thể phát triển một số SPCNC như: đầu tư các dự án chế tạo, lắp ráp máy điều khiển số; sản xuất lắp ráp bộ điều khiển số cho các máy công cụ và máy gia công chế tạo.

Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm CNTT và truyền thông: Ngành

CNCNC này dựa trên sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, điện tử. Tuy nhiên, Tỉnh chỉ nên chọn một số sản phẩm mà địa phương đang có thế mạnh phát triển theo hướng SPCNC.

Ngành công nghiệp vật liệu mới: Bình Dương có thể phát triển ngành

cơng nghiệp này dựa trên thế mạnh công nghiệp mà địa phương đang có như sản xuất kính tiết kiệm năng lượng ở Dĩ An.

Ngành cơng nghiệp cơng nghệ sinh học: Bình Dương cần có cơ chế,

chính sách để thu hút các cơng ty, tập đồn hàng đầu thế giới về cơng nghệ sinh học đầu tư vào Tỉnh.

Thứ hai, cần xây dựng những cơng ty, tập đồn chiến lược mạnh về sản

xuất, tạo ra những SPCNC mang thương hiệu của Tỉnh, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược để phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương.

Hai là, phân bố khơng gian phát triển CNCNC phù hợp

Xét tổng thể toàn Tỉnh, CNCNC phải được phân bổ phát triển đều ở tất cả các địa phương trong Tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian tới ở mỗi địa phương không nên tập trung tất cả các ngành CNCNC, mà chỉ nên lựa chọn một hoặc một vài lĩnh vực CNCNC để tập trung phát triển.

Đối với Bình Dương, cần đặc biệt chú ý lựa chọn địa điểm bố trí các dự án sản xuất SPCNC theo Quy hoạch phát triển cơng nghiệp tỉnh Bình Dương

doanh nghiệp, dự án sản xuất SPCNC vào các KCN khoa học công nghệ Lai Hưng và các KCN ưu tiên phát triển CNCNC (KCN Việt Nam - Singapore).

Việc bố trí địa điểm cho một dự án phát triển CNCNC địi hỏi phải đảm bảo tồn diện các u cầu về kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng và mơi trường. Về mặt kinh tế, phải tính đến đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của dự án đầu tư và hiệu quả kinh tế có thể mang lại cho chủ đầu tư như công nghệ sản xuất; yêu cầu bố trí mặt bằng sản xuất; đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm; đặc điểm về đội ngũ lao động; sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật... Cơ quan quản lý ở tỉnh Bình Dương cần trực tiếp căn cứ vào những đặc điểm này để đưa ra phương án lựa chọn địa điểm bố trí các dự án phát triển CNCNC.

Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển CNCNC ở Tỉnh

Một trong những lực cản cho sự phát triển CNCNC là hệ thống cơ chế, chính sách phát triển CNCNC chưa đầy đủ và chưa đồng bộ. Để khắc phục tình trạng này, Bình Dương cần đổi mới cơng tác quản lý theo hướng phát huy vai trò của các cơ quan chức năng trong tham gia quản lý nhà nước về phát triển CNCNC mà chủ yếu là Sở Công thương và Sở KH&CN để giải quyết các vấn đề thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, dự án ứng dụng CNC.

Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ đối với các SPCNC mới hình thành hoặc đang trong q trình phát triển; có các giải pháp hỗ trợ nhằm nuôi dưỡng và phát huy SPCNC tiềm năng, có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Tỉnh cần ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thích nghi, làm chủ, hồn thiện và phát triển công nghệ nhập khẩu; nghiên cứu về thiết kế của SPCNC; ứng dụng kết quả nghiên cứu để đưa vào sản xuất. Các chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động CNC về kết cấu hạ tầng, ưu đãi về thuế, thời hạn thuê đất, tiền thuê đất…

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w