cơng nghệ cao ở tỉnh Bình Dương
Hợp tác, liên kết là vấn đề có vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển cơng nghiệp, đặc biệt là CNCNC, bởi nó là cách thức quan trọng để huy động các nguồn lực và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động CNCNC. Đồng thời, xuất phát từ thực trạng hợp tác, liên kết còn yếu trong phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương hiện nay.
Để đảm bảo tăng cường hợp tác, liên kết trong phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương địi hỏi phải có sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức hoạt động CNC. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng không chỉ là điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh CNCNC, là cơ sở tối quan trọng để tổ chức và điều hành các quan hệ liên kết
giữa các chủ thể. Mở rộng quyền tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp; hồn thiện cơ chế phân phối lợi ích và xây dựng và thực hiện các biện pháp chống độc quyền trong phát triển CNCNC.
Do đó, để tăng cường hợp tác, liên kết trong phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:
Một là, tăng cường hợp tác, liên kết với các địa phương để phát triển CNCNC
Tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành và địa phương tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp với từng dự án với từng tập đồn, cơng ty, nhà đầu tư có tiềm năng. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển công
nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Bình Dương chủ động liên kết với các địa phương trong Vùng dựa trên
lợi thế so sánh về vị trí địa lý, giao thơng thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng cao để thúc đẩy hợp tác trong phát triển CNCNC.
Sớm thành lập bộ phận chuyên trách về phối hợp phát triển CNCNC của Tỉnh là Ban chỉ đạo điều phối phát triển là cơ quan thường trực (thành viên chủ yếu là Sở Công thương, Sở KH&CN và Sở Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện Quy chế phối hợp giữa Tỉnh với các Bộ, ngành và các địa phương khác.
Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp chính quyền ở tỉnh Bình Dương
Để triển khai một dự án phát triển CNCNC, một mình doanh nghiệp rất khó thực hiện, mà cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền ở địa phương thuộc địa bàn dự án từ xã, huyện, tỉnh. Chính vì vậy, cần phải tăng cường phối hợp giữa các cấp chính quyền nhằm tập trung giải quyết, đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận từ nhân dân, góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội đồng bộ.
Ba là, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với Nhà nước - Viện nghiên cứu, trường đại học - Ngân hàng trong phát triển CNCNC
Liên kết giữa doanh nghiệp và Nhà nước: Bình Dương cần hỗ trợ đối
với doanh nghiệp về pháp lý liên quan đến lĩnh vực CNCNC, hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn theo hướng tăng sự hỗ trợ hơn nữa về tài chính. Ngồi ra, Tỉnh cần hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm như hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động CNC trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tiếp thị và quảng bá cho SPCNC, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước. Đẩy mạnh các hoạt động của Tỉnh về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho các SPCNC của Việt Nam.
Liên kết giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường đại học:
Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, trường đại học cần có sự chủ động từ hai phía và trên một số lĩnh vực như hợp tác xây dựng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra; trao đổi với nhau về nhu cầu nhân lực theo từng giai đoạn; hỗ trợ đào tạo nhân lực và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho đào tạo, các phịng thí nghiệm hiện đại... Theo đó, các viện nghiên cứu, trường đại học chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, còn doanh nghiệp chủ động đặt hàng nghiên cứu và phát triển CNC đối với các viện nghiên cứu, trường đại học.
Liên kết giữa doanh nghiệp và ngân hàng: Ngân hàng coi doanh nghiệp
là đối tác và ngân hàng cũng coi mình là doanh nghiệp nhằm giúp cho doanh nghiệp tiếp thu nhiều kiến thức tài chính từ phía ngân hàng.
Đối với ngân hàng cần tiếp tục rà sốt, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp CNCNC tiếp cận vốn nhưng vẫn bảo đảm an toàn vốn vay.
Đối với các doanh nghiệp, cần trung thực trong báo cáo cáo tài chính, minh bạch sổ sách kế tốn. Đồng thời, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, nâng cao kỹ năng quản lý của doanh nghiệp về vận hành, bảo trì, phương thức sản xuất kinh doanh để tạo niềm tin đối với ngân hàng.
Bốn là, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sản xuất SPCNC, đặc biệt là các
doanh nghiệp nước ngồi có quy mơ lớn nhằm gia tăng tỉ lệ nội địa hóa và sự hiện diện của doanh nghiệp Việt trong chuỗi cung ứng phụ kiện cho các doanh nghiệp hoạt động CNC nước ngồi có quy mơ lớn.
Đối với doanh nghiệp nước ngoài, cần chủ động hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng nhằm tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa trong ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam. Các doanh nghiệp này nên thường xuyên tư vấn cải tiến chất lượng và năng suất, khảo sát và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nhằm cải tiến quy trình sản xuất và hoàn thiện các tiêu chuẩn trong việc cung ứng sản phẩm, linh kiện.
Đối với doanh nghiệp trong nước, cần có định hướng lâu dài để tận dụng cơ hội tham gia trong hệ sinh thái sản xuất của các doanh nghiệp nước ngồi có quy mơ lớn. Cụ thể, doanh nghiệp trong nước có kế hoạch nâng cao trình độ sản xuất, quản lý để có thể tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngồi khơng chỉ các sản phẩm chi tiết đơn giản, mà cịn trong các lĩnh vực cơng nghiệp kỹ thuật cao, các linh kiện điện tử phức tạp có giá trị gia tăng và hàm lượng CNC trong chuỗi cung ứng toàn cầu.