lực là chủ yếu đi đơi với huy động có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
Quan điểm này là sự vận dụng sáng tạo quan điểm kết hợp giữa nội lực với ngoại lực trong CNH, HĐH vào lĩnh vực CNCNC ở tỉnh Bình Dương. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược bởi lẽ, nội lực và ngoại lực là hai sức mạnh cơ bản của con đường phát triển rút ngắn. Kết hợp tốt hai sức mạnh đó sẽ giúp cho Bình Dương tận dụng được những thành tựu KH&CN hiện đại nhằm phát triển CNCNC.
Thực tiễn cho thấy, phát triển CNCNC phải huy động nguồn lực lớn về vốn, nhân lực, công nghệ nên không chỉ dựa vào nội lực mà cần phải huy động các nguồn lực từ nước ngồi, từ đó sẽ giúp cho CNCNC ở tỉnh Bình Dương phát triển thuận lợi và nhanh hơn. Tuy nguồn lực bên ngoài là quan trọng nhưng Tỉnh phải xác định huy động các nguồn lực trong nước là chủ yếu, khi đó mới đảm bảo yếu tố phát triển bền vững lâu dài. Theo đó, cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Một là, phát triển các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất SPCNC
Đây là yêu cầu quan trọng nhất và xuyên suốt để phát triển năng lực nội sinh của CNCNC, các doanh nghiệp Việt Nam được hình thành với số lượng ngày càng nhiều sẽ giúp tỷ trọng và giá trị của CNCNC chiếm tỷ lệ cao trong sản xuất công nghiệp ở Tỉnh.
Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước ở tỉnh Bình Dương cần xác định rõ doanh nghiệp nào đủ các tiềm lực sản xuất CNCNC để hỗ trợ về vốn đầu tư, thủ tục chứng nhận DNCNC, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. Từ đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh SPCNC, các doanh nghiệp này làm tốt vai trò hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác về xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn sản xuất, công nghệ và các yếu tố đầu vào cho CNCNC. Đồng thời, các doanh nghiệp thành phần kinh tế nhà nước sản xuất SPCNC phải quan tâm đầu tư cho tiếp thị, quảng cáo, bảo đảm thông tin kinh tế, thơng tin thị trường.
Khuyến khích kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân ở trong nước mạnh dạn đầu tư, nghiên cứu, sản xuất các SPCNC và cung ứng DVCNC thơng qua cơ chế chính sách hỗ trợ về vốn (vốn từ ngân sách, các quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp), thủ tục hành chính, thơng tin… giúp các doanh nghiệp này dần dần mở rộng quy mô, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, tỉnh Bình Dương phấn đấu hình thành một số DNCNC sản xuất, cung ứng được
các sản phẩm, DVCNC mang thương hiệu Việt Nam đạt trình độ quốc tế trong những năm tới.
Hai là, đề ra kế hoạch thu hút đầu tư nước ngồi vào phát triển cơng nghiệp công nghệ cao
Phải coi đây là hướng quan trọng, tất yếu hiện nay để phát triển CNCNC, đặc biệt là phát triển các dự án CNCNC có quy mơ lớn. Theo đó, Bình Dương cần chủ động đề ra chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng để thu hút các tập đồn, cơng ty xun quốc gia có trình độ cơng nghệ tiên tiến đầu tư vào các dự án này. Mặt khác, tạo môi trường, điều kiện thuận thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài đẩy mạnh liên doanh với các doanh nghiệp trong nước để hình thành nên những DNCNC có quy mơ lớn, thiết bị cơng nghệ hiện đại, tạo ra những SPCNC đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đồng thời, phải có biện pháp kiểm sốt về sử dụng lao động và tỉ lệ “nội địa hóa” SPCNC ở các doanh nghiệp FDI.
Ba là, nâng cao khả năng tiếp thu cơng nghệ cao
Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương nếu chỉ dừng lại ở hoạt động nhập khẩu CNC mà khơng có khả năng tiếp thu và tự phát triển CNC trong nước thì khơng những khơng có khả năng hấp thụ và khai thác có hiệu quả CNC nhập khẩu và ln ở tình trạng tụt hậu về cơng nghệ so với các nước. Nâng cao khả năng tiếp thu công nghệ đảm bảo doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh và tham gia vào chuỗi cung ứng SPCNC. Khi đó, hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư FDI sẽ tốt hơn, nền kinh tế giảm dần sự lệ thuộc cơng nghệ vào nước ngồi.
Theo đó, Bình Dương cần có chính sách từng bước hình thành và nâng cao năng lực cơng nghệ quốc gia nhằm có thể tiếp thu, đổi mới, làm chủ CNC. Tăng cường đầu tư cho KH&CN, kết hợp giữa nhà nước và tư nhân trong hoạt động R&D, có chính sách khuyến khích và đãi ngộ phù hợp đối với
hoạt động R&D KH&CN nhằm tạo nên một nền tảng công nghệ cần thiết để phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương hiện nay.