Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 50 - 53)

* Ngun nhân khách quan

Một là, Bình Dương có nhiều lợi thế trong phát triển CNCNC

Lợi thế về vị trí và điều kiện địa lý thuận lợi: Bình Dương có diện tích 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đơng Nam bộ); dân số 2.426.561, mật độ dân số là 900,58 người/ km. Là tỉnh nằm trong Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam nên có nhiều lợi thế trong việc tiếp nhận về vốn đầu tư, KH&CN, nhân lực chất lượng cao và có nhiều lợi thế trong việc tiêu thụ SPCNC.

Trong những năm qua, Bình Dương đã được Nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như việc đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13,

đường Mỹ Phước – Tân Vạn kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Bình Dương với cảng Thị Vải, Cái Mép, cảng container, sân bay quốc tế Long Thành tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút các dự án đầu tư vào CNCNC ở Tỉnh.

Hai là, trình độ khoa học công nghệ đất nước đã đạt được những thành tựu nhất định, tạo cơ sở, nền tảng cho phát triển CNCNC ở Tỉnh

Trong những năm qua, trình độ KH&CN nước ta đã đạt được những kết quả tích cực. Cơ chế quản lý KH&CN được đổi mới nhằm gắn kết hoạt động KH&CN với sản xuất kinh doanh, nguồn lực tài chính và hạ tầng KH&CN có bước phát triển mới như hình thành một số khu CNC và hệ thống phịng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, hạ tầng thông tin KH&CN đã có bước phát triển về chất trên cơ sở ứng dụng rộng rãi mạng internet. Nguồn nhân lực KH&CN gia tăng về số lượng, các tổ chức KH&CN tăng nhanh về số lượng, đa dạng hóa về loại hình; thị trường KH&CN phát triển nhanh chóng với nhu cầu trao đổi, mua bán cơng nghệ trong xã hội và doanh nghiệp ngày càng gia tăng... Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thành công trong phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương.

Ba là, sự quyết tâm điều hành của Chính phủ trong phát triển CNCNC

Từ năm 2002 đến nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan phát triển CNCNC gồm: các văn kiện, nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 23-NQ/TW về Định hướng xây dựng

chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quốc hội, Chính phủ ban hành các văn bản pháp luật như: Luật Chuyển

gia công nghệ (2006), Luật Khoa học và công nghệ (2006), Luật Công nghệ cao (2008), Quyết định số 347/QĐ- TTg (2013) về việc phê duyệt Chương

trình phát triển một số ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao,… đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho

các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, điều hành và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các dự án sản xuất SPCNC.

Bốn là, các Bộ, ngành đã chủ động triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển CNCNC của Chính phủ

Các Bộ, ngành đã thực hiện tốt Kế hoạch Chương trình quốc gia phát

triển CNC đến năm 2020 của Chính phủ năm 2012. Để thực hiện Chương

trình này, Bộ Cơng thương đã thành lập Văn phịng thường trực về phát triển CNCNC trực thuộc Vụ KH&CN và Văn phòng đã xây dựng Kế hoạch phát triển CNCNC nhằm thực hiện các dự án phát triển CNCNC. Kế hoạch này đã đề ra một số cơ chế, chính sách ưu đãi và thủ tục để nhận hỗ trợ, ưu đãi đối với các dự án phát triển CNCNC trong khuôn khổ Kế hoạch. Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 31/2012/TT-BKHCN ngày 28/12/2012 hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia Chương trình với các dự án phát triển CNC, dự án ứng dụng CNC; dự án xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật CNC; dự án phát triển nhân lực CNC. Đồng thời, Bộ đã thành lập Văn phòng

Chứng nhận hoạt động CNC trực thuộc Vụ CNC với nhiệm vụ cấp Giấy

chứng nhận DNCNC cho các doanh nghiệp.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, Tỉnh đã thu hút nhiều vốn đầu tư và hợp tác quốc tế để phát triển CNCNC.

Bình Dương đã tranh thủ được tốt những lợi thế về điều kiện tự nhiên, KT - XH trong phát triển CNCNC. Bình Dương là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong phát triển CNCNC. Mặt khác, Tỉnh đã tận dụng cơ hội do hợp tác quốc tế mang lại để phát triển CNCNC. Trong thời gian qua, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thiết lập các cơ sở sản xuất và không ngừng mở rộng đầu tư phát triển cơng nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy CNCNC và nhân lực CNC ở Tỉnh phát triển. Hợp tác quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong Tỉnh tăng cường hợp tác, liên kết trong nghiên cứu, sản xuất, cung ứng sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp với các đơn vị khác trong và nước ngoài. Đặc biệt, một số DNCNC trong nước như Cơng ty Kính nổi Viglacera thuộc Tổng cơng ty Viglacera tiến hành hợp tác với các đối tác công nghệ hàng đầu quốc tế.

Hai là, Tỉnh đã chủ động tạo dựng môi trường thuận lợi cho CNCNC phát triển.

Nhờ sự định hướng đúng đắn của Tỉnh quyết tâm phát triển CNCNC nên cả hệ thống chính trị, tồn thể nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong Tỉnh đã có sự nỗ lực khơng ngừng. Từ đó, tạo sự thống nhất nhận thức cao trong hệ thống chính trị và tồn dân, tạo động lực thúc đẩy và môi trường thuận lợi cho CNCNC ở Tỉnh phát triển. Vì vậy, các hoạt động huy động nguồn lực, thu hút nhà đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật... cho phát triển CNCNC đã tiến hành nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Bình Dương đã sớm đề ra kế hoạch, quy hoạch và ban hành các chính sách tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển CNCNC. UBND tỉnh đã luôn chỉ đạo Ban quản lý các KCN, các ngành chức năng, các địa phương luôn bám sát mục tiêu, chủ động nghiên cứu, rút kinh nghiệm, triển khai nhiều biện pháp tích cực để phát triển CNCNC. Bình Dương đã sớm có chủ trương quy hoạch các KCN tập trung, thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn nổi tiếng của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... vào KCN là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển CNCNC.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w