Phát triển công nghiệp công nghệ cao ở Tỉnh phải bảo đảm phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 68 - 70)

phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, mơi trường

Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương phải đảm bảo yêu cầu về sự hài hịa giữa phát triển cơng nghiệp với các mặt của phát triển bền vững, đó là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về mơi trường. Đây là quan điểm có tính chỉ đạo xun suốt q trình phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương trong thời gian tới. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X xác định một trong sáu nhiệm vụ trụ cột cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện là: “Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao mức sống của các tầng lớp nhân dân, bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, môi trường” [22, tr.16]. Quán triệt quan điểm này, cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Một là, phát triển hài hòa CNCNC theo ba mặt của phát triển bền vững

Phát triển CNCNC làm gia tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp và đóng góp cho tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, phải đảm bảo tác động tích cực đến việc giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo nhiều cơng ăn việc làm, góp phần giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải và ô nhiễm môi trường và

đáp ứng yêu cầu về đảm bảo quốc phịng, an ninh. Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương trong thời gian tới cần thực hiện theo phương châm ưu tiên cho các dự án có quy mơ lớn, giải quyết nhiều công ăn việc làm và gắn với đảm bảo về quốc phòng, an ninh trật tự xã hội, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa...

Hai là, phát triển CNCNC bền vững về kinh tế

Bình Dương lựa chọn, hỗ trợ các dự án đầu tư vào CNCNC đảm bảo tạo ra sự tăng thu nhập thực sự, gia tăng sản xuất xã hội, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng của Tỉnh nhanh, ổn định, hiệu quả; tốc độ và chất lượng tăng trưởng công nghiệp cao và ổn định. Đồng thời, các dự án này phải phù hợp với quy hoạch phát triển CNCNC của Tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng ngày càng hiện đại và tiến bộ.

Ba là, phát triển CNCNC bền vững về xã hội

Tỉnh xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực CNCNC thuận lợi hơn trong SXKD, từ đó các doanh nghiệp này chủ động hơn trong việc tạo ra việc làm có giá trị gia tăng cao, gia tăng thu nhập và mức sống của người lao động. Tỉnh phải tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp CNCNC việc thực hiện các chế độ làm việc, lương thưởng, bảo hiểm cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội trên địa bàn Tỉnh như các hoạt động xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, các quỹ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, hỗ trợ giải quyết việc làm…

Bốn là, phát triển CNCNC bền vững về mơi trường

Bình Dương cần quán triệt quan điểm không chạy theo số lượng mà lựa chọn các nhà đầu tư có uy tín trên trường quốc tế, thực hiện tốt phương châm mạnh dạn đi thẳng vào cơng nghệ hiện đại có chọn lọc, thải loại dần các cơng nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường; khắc phục tình trạng xuống

cấp mơi trường ở các lưu vực sông, đô thị, KCN trên địa bàn Tỉnh. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp CNCNC trong lĩnh vực môi trường nhất là khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hoạt động xử lý chất thải. Tiếp tục thực hiện chủ trương của Tỉnh về việc đưa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vào các KCN tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm sốt mơi trường mà trước mắt các dự án mới đầu tư vào CNCNC cần tập trung vào KCN khoa học công nghệ Lai Hưng (huyện Bàu Bàng).

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w