Bình Dương phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển cơng nghiệp của Tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Đây là quan điểm trung tâm, xuyên suốt trong quá trình phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương. Quan điểm đề ra dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển KT - XH và quy hoạch phát triển công nghiệp của Tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển CNCNC ở Tỉnh. Đồng thời, phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương cần phải có quy hoạch cụ thể, hợp lý, khoa học. Bởi việc xác định cơ cấu CNCNC ở tỉnh Bình Dương và lựa chọn địa điểm bố trí các DNCNC là một nhiệm vụ chiến lược có tác động trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của Tỉnh và mỗi doanh nghiệp. Theo đó, cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Một là, quy hoạch phát triển CNCNC ở Tỉnh phải dựa trên quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển công nghiệp của Tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trước hết, CNCNC ở tỉnh Bình Dương phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, là hạt nhân, động lực phát triển của Tỉnh. Đồng thời, phát triển CNCNC ở Tỉnh góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, nòng cốt tiên phong thực hiện các đột phá chiến lược, thực hiện tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, thực hiện CNH, HĐH. Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương là nhân tố trực tiếp thực hiện những mục
tiêu cụ thể của Tỉnh về kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường, an ninh, quốc phịng. Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương phải phù hợp với định hướng phát triển cơng nghiệp trong quy hoạch, đó là tập trung phát triển, nâng cao năng lực và vị thế của các ngành cơng nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị tồn cầu. Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương chính là thực hiện theo định hướng phát triển trong quy hoạch, ưu tiên phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, phát thải thấp và thân thiện với môi trường, tạo ra những sản phẩm tốt.
Đồng thời, phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của Tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [Phụ lục 8]. Theo đó, tập trung phát triển CNCNC ở Tỉnh chính là sự cụ thể hóa quan điểm phát triển trong quy hoạch, đó là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm một số ngành, lĩnh vực CNC, tránh trùng lặp với các địa phương khác trong Vùng; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của Tỉnh theo hướng tăng dần các ngành cơng nghiệp có trình độ cao, sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng. Phát triển CNCNC góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030.
Hai là, quy hoạch phát triển CNCNC của Tỉnh phù hợp với khả năng lợi thế và điều kiện thực tế của địa phương
Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển CNCNC ở Tỉnh với lộ trình và bước đi phù hợp bảo đảm cho CNCNC phát triển theo những mục tiêu đề ra, đáp ứng mục tiêu hiện tại và hướng đến tương lai, huy động và phát huy tối đa các nguồn lực. Trước mắt, tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và một số sản phẩm có thương hiệu, đặc trưng của Tỉnh, tham gia vào chuỗi xuất khẩu và chuỗi sản xuất trọng điểm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Về lâu dài, phát triển cơng nghiệp ở tỉnh Bình Dương cũng là q trình tập trung phát triển các ngành CNCNC.
Khi đó, tập trung sản xuất sản phẩm có thương hiệu uy tín, có chất lượng và giá trị cao mang tính khu vực và quốc tế, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn tiên tiến của các nước phát triển và tham gia vào một số công đoạn trong chuỗi sản xuất cơng nghiệp tồn cầu.
Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương phải có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với đặc điểm của địa phương, tránh dàn trải, không hiệu quả. Trước mắt, phát triển một số sản phẩm có chất lượng và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến của các nước. Phát triển các ngành cơng nghiệp có thế mạnh của Tỉnh như công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử; cơng nghiệp cơ khí; cơng nghiệp sản xuất vật liệu... theo hướng sản xuất SPCNC mà Việt Nam đang ưu tiên phát triển. Về lâu dài, phát triển CNCNC trở thành phổ biến nhưng Tỉnh nên tập trung vào các ngành như điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng kỹ thuật cao để trở thành các ngành công nghiệp chủ lực, chi phối, có tính chủ động cao trong chuỗi sản phẩm cơng nghiệp trong nước và tham gia xuất khẩu.
Bình Dương cần kịp thời xác lập và điều chỉnh trong triển khai kế hoạch phát triển CNCNC; linh hoạt, sáng tạo đề ra cơ chế, chính sách phù hợp trong từng giai đoạn phát triển CNCNC. Trên cơ sở phát triển một số ngành cơng nghiệp mà địa phương có lợi thế theo hướng trở thành ngành CNCNC như Quy hoạch phát triển cơng nghiệp Bình Dương đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030.