Mở rộng thị trường đầu ra cho phát triển công nghiệp công nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 85 - 89)

nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

Giải pháp này giữ vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề đầu ra cho SPCNC của Bình Dương. Bởi vì, có tiêu thụ được sản phẩm thì hoạt động sản xuất kinh doanh của DNCNC mới diễn ra thường xuyên liên tục, giúp DNCNC bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Theo đó, cần thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, cung cấp thông tin, phát triển thị trường

Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp CNCNC ứng dụng thương mại điện tử; liên kết các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Chủ động thiết lập các mối quan

hệ thường xuyên với các tổ chức xúc tiến thương mại đang đóng tại Việt Nam như Tổ chức JETRO (Nhật Bản), EUROCHAM (EU), AMCHAM (Hoa Kỳ), KOTRA (Hàn Quốc)… để thông qua các tổ chức này khai thác thơng tin thị trường, tìm kiếm đối tác thương mại và đầu tư CNCNC. Phối hợp với các Thương vụ, Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài tổ chức mời các Đoàn thương nhân của nước ngoài đến tiếp xúc với các doanh nghiệp có liên quan đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp CNCNC của tỉnh Bình Dương tham gia Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước về CNCNC.

Hai là, mở rộng thị trường nội địa

Phát triển mạnh thương mại trong nước theo tinh thần doanh nghiệp Việt Nam dùng hàng CNCNC Việt Nam; đa dạng hóa thị trường ngồi nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh xuất khẩu, giảm nhập siêu sản phẩm CNCNC trong nước đã sản xuất được. Chủ động tham gia vào mạng phân phối toàn cầu, phát triển nhanh hệ thống phân phối các sản phẩm mà Tỉnh có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu SPCNC tỉnh Bình Dương.

Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp CNCNC ở tỉnh Bình Dương hợp tác, liên kết trong việc chia sẻ, khai thác lợi thế của các thương hiệu mạnh thông qua các hình thức như nhượng quyền thương mại, hợp đồng phụ cơng nghiệp, đơn đặt hàng,… nhằm nâng cao vị thế lẫn nhau, tạo chỗ đứng trên thị trường.

Ba là, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, SPCNC

Tận dụng lợi thế và cơ hội của Hiệp định tự do thế hệ mới mang lại để mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hồn thiện mơi trường đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp CNCNC thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ các hoạt động đầu tư, nghiên cứu phát triển, ứng dụng và liên kết giữa CNCNC với các ngành sản xuất khác.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương tổ chức đối thoại định kỳ hai lần trong năm với các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh để trao đổi về những vấn đề doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp CNCNC nói riêng quan tâm, đồng thời cung cấp những thơng tin chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp để định hướng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Tỉnh cần tăng cường nhiều hơn các hoạt động đối thoại theo chuyên đề để tăng tính thiết thục, hiệu quả. Tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo và phổ biến kịp thời, công khai các thông tin kinh tế đến các doanh nghiệp và các hiệp hội, bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch phát triển CNCNC. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sốt chất lượng hàng hóa CNCNC lưu thông trên địa bàn Tỉnh, chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

** * * *

Từ những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển CNCNC, trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương thời gian qua, cho thấy phát triển CNCNC liên quan đến nhiều chủ thể, lực lượng và nguồn lực. Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương cần quán triệt các quan điểm cơ bản, đó là: phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH và quy hoạch phát triển công nghiệp của Tỉnh; phải dựa vào nội lực là chủ yếu đi đơi với huy động có hiệu quả các nguồn lực bên ngồi, đồng thời coi trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và phát triển công nghiệp hỗ trợ CNCNC đồng thời bảo đảm phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Trên cơ sở quán triệt những quan điểm cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp như: bổ sung, hồn thiện quy hoạch, kế hoạch tạo mơi trường thuận lợi cho phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương; phát triển nguồn nhân lựcvà đa dạng hóa hình thức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển CNCNC ở Tỉnh; tăng cường hợp tác, liên kết và mở rộng thị trường đầu ra cho phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương.

Các quan điểm và giải pháp trên đây là một chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm và giải pháp đó sẽ giúp cho CNCNC ở tỉnh Bình Dương phát triển mạnh trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

1. Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương là tổng thể các hoạt động của các chủ thể, nhằm tạo ra những điều kiện, động lực để CNCNC ở tỉnh Bình Dương có sự biến đổi về số lượng, chất lượng, có cơ cấu phù hợp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Bình Dương. Đây là vấn đề cấp thiết, điều kiện để tối ưu hóa và khai thác hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, mở rộng liên doanh, liên kết, hội nhập quốc tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của CNCNC ở Tỉnh hiện nay.

2. Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương chịu tác động của hệ thống các nhân tố khách quan, chủ quan nhất định. Vì vậy, Tỉnh cần phải nhận thức sâu sắc những thuận lợi và thách thức đặt ra trong quá trình phát triển CNCNC để đánh giá đúng thực trạng, tìm ra đúng nguyên nhân thành tựu và hạn chế, từ đó rút ra những mâu thuẫn cần phải giải quyết trong quá trình phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương hiện nay.

3. Phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương phải nhận thức và quán triệt đầy đủ các quan điểm; đồng thời thực hiện đầy đủ hệ thống các giải pháp, khơng tuyệt đối hóa bất kỳ giải pháp nào mà phải thực hiện đồng bộ; giải pháp này là cơ sở để thực hiện giải pháp khác cùng thúc đẩy CNCNC ở Tỉnh phát triển. Đây là vấn đề lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với q trình CNH, HĐH của Tỉnh để “xây dựng Bình Dương trở thành một đơ thị văn minh, hiện đại, trở thành một trong những đô thị phát triển kinh tế - xã hội của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có sức lan tỏa lớn, có tác động mạnh đến các tỉnh lân cận và vùng xung quanh” mà Quyết định số 734/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã xác định.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w