Chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và phát triển công nghiệp hỗ trợ công

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 67 - 68)

công nghệ cao và phát triển công nghiệp hỗ trợ cơng nghiệp cơng nghệ cao ở tỉnh Bình Dương

Quan điểm này giữ vai trò quyết định trong việc định hướng nâng cao tốc độ và chất lượng phát triển CNCNC ở tỉnh Bình Dương, muốn phát triển nhanh, bền vững CNCNC ở Tỉnh phải nâng cao chất lượng hoạt động R&D và phát triển công nghiệp hỗ trợ CNCNC. Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm này là cơ sở, nền tảng để phát huy tối đa vai trò của nguồn lực công nghệ trong thúc đẩy các ngành CNCNC ở Tỉnh phát triển theo hướng gia tăng sự đóng góp của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị tồn cầu. Theo đó, cần thực hiện một số yêu cầu sau:

Một là, chú trọng đến hoạt động nghiên cứu và phát triển

Muốn làm chủ về CNC và tạo nên sự đột phá trong phát triển CNCNC thì mỗi doanh nghiệp cũng như tỉnh Bình Dương cần đặc biệt chú ý đến hoạt động R&D. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển CNCNC về vai trị quan trọng của R&D cơng nghệ và tăng cường đầu tư hơn nữa cho lĩnh vực này. Đầu tư cho R&D phải được xem là đầu tư cho phát triển, hoạt động đầu tư phải tồn diện trên các lĩnh vực CNC nhưng có trọng tâm, trọng điểm và đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu dài, nguồn lực đầu tư được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong và ngoài nước, Nhà nước và tư nhân...

Hai là, chú trọng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ CNCNC nhằm tạo nền tảng vững chắc cho CNCNC ở Tỉnh phát triển một cách bền vững

Trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh các ngành CNCNC mà đề ra kế hoạch phát triển CNHT, phấn đấu CNHT trở thành một mắt xích

cung cấp sản phẩm trong dây chuyền sản xuất trong nước và quốc tế, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu.

Bình Dương cần tập trung đầu tư và thu hút đầu tư ở một số lĩnh vực trọng tâm và phát huy, tăng cường tối đa năng lực đầu tư của các cơng ty, tập đồn lớn đa quốc gia để tranh thủ các nguồn lực như vốn, công nghệ, tiến tới tiếp nhận chuyển giao các CNC tăng năng lực nội sinh của Tỉnh. Phát triển công nghiệp hỗ trợ CNCNC cần tăng cường sự liên kết, đan xen trên cơ sở huy động tối đa năng lực của các thành phần kinh tế, nâng cao thị phần của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa, ưu tiên đơn vị dân doanh ở tỉnh Bình Dương.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ở TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w